Bộ “Nâu/Lâu – Nấu/Lấu – Nầu/Lầu – Nậu/Lậu – Nẩu/Lẩu – Nẫu/Lẫu”

Loading

NÂU

“Nâu: là một màu tong bộ trong bộ màu “đất nước, xứ sở” mà bắt đầu bằng nước và kết thúc bằng đất
– Xanh (thuỷ) – Đỏ (hoả)
– Tím (mộc) – Vàng (kim)
– Hồng (khí) – Nâu (thổ)

– Trắng là sắc của xứ sở khi đất tan vào nước, còn đen là sắc của đất nước khi nước tan trong đất.

ÁO NÂU

Áo trắng em tưởng là tiên
Hóa ra áo trắng không tiền mua nâu
Ở chợ năm bảy hàng nâu
Sao anh mặc trắng cho rầu lòng em

Người áo trắng là người ăn trắng mặc trơn, không đụng tay vào việc, đụng chân xuống đất, không lao động, thiếu trải nghiệm, thiếu thực tế, không tiếp đất, so với người áo nâu.

Hỡi cô áo trắng lòa lòa
Sao cô không bớt tiền quà nhuộm nâu
Chợ Phúc ba dãy hàng nâu
Sao cô mặc trắng cho sầu lòng anh

Vùng chủ về công việc là vùng bụng, xứ ấy là xứ Phúc, chợ ở vùng đấy là chợ Phúc, mạc ở vùng đó là Phúc mạc, làng mạc ở vùng ấy là làng Phúc. Người đi chợ Phúc là người biết tự lao động kiếm sống mà lo lấy miếng ăn cho mình, chứ không đi mua lấy miếng ăn từ người khác, hay dâng miếng ăn cho người khác, chính là miếng quà.

Ở chợ năm bảy hàng nâu
Sao anh mặc trắng cho rầu lòng em

Tại sao cứ phải ra chợ để có áo nâu, bởi vì chợ là nơi có nhiều luồng trao đổi, có nhiều người, nhiều hàng hoá. Ngườị áo trắng đi chơ là người đi chợ ngắm cảnh, không ai mua thực bán thực mà mặc đồ trắng. Người mặc áo trắng đi chợ là người thiếu tiếp xúc với hiện thực, thiếu các quan hệ sống, cho nên có ở giữa chợ, ở giữa các dòng đời và giữa xã hội muôn vàn các quan hệ vẫn ngơ ngẩn như chốn không người.

Nâu sồng nào quản khen chê
Khó thì cho sạch, rách thì cho thơm

Giời mưa ướt áo nâu sồng
Công em đi cấy quăng đồng đồng xa
Mùa này trời giúp cho ta
Mùa này lúa tốt bằng ba mọi mùa

– Nâu sồng : Người tự lao động để kiếm sống là người mặc áo nâu sồng, người mặc áo nâu sồng thì không quản khen che, việc cần làm, việc sống được thì mình làm. Cái sạch của người lao động không phải sạch trắng, sạch trơn, mà khó không đi xin, không cầu cạnh, không ăn cắp, rách không bẩn thỉu, hôi hám, dính mắc.

Phận già cơm hẩm rau dưa
Già quen việc nặng, già ưa nâu sồng

Thương ai mặc áo nâu sồng
Chít khăn mỏ quạ lạnh lùng nắng mưa

Nâu sồng là mầu đất, nhuộm bằng cuộc sống tiếp đất. Người gánh vác công việc và trách nhiệm “nặng” là người ưa “nâu sồng”.

Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu

Quần tía là quần nâu đỏ đậm hoặc tím đỏ đậm, là phụ nữ chín chắn, thường là đã yên ổn gia đình, đã có con cái (kết hợp và di truyền dòng máu đỏ của mình, khác với “quần hồng”, là quần của phụ nữ, còn trong giai đoạn yêu đương, tương tư nhiều mối

Ba mươi súc miệng ăn chay
Sáng ngày mồng một dựng cây trúc đài
Lâm râm khấn vái Phật Trời
Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng
Ai ơi, hãy hoãn lấy chồng
Để cho trai gái dốc lòng đi tu
Chùa này chẳng có Bụt ru
Mà đem chuông khánh treo chùa Hồ Sen 

Gái phơi quần hồng là gái không lấy chồng sinh con, gái đi tu, ngược với gái quần tía là gái đã có chồng, sinh con.

Non cao vời vợi biển lớn mênh mông
Thương thay cho phận quần hồng
Vì duyên vì nợ nặng lòng tương tư

Thấy anh nhiều ngôn ngữ
Em đây kết chữ thốt lên lời:
Sao trên trời sao lên mấy cái?
Nhái ngoài đồng bắt cặp mấy con?
Cây chuối con ốp tròn mấy bẹ?
Cây chuối mẹ tủa mấy tàu?
Trai nam nhơn anh mà đối đặng
Thời gái tơ đào em đưa má cho anh hun!

Thấy em hỏi bức
Đây anh đối lức kẻo em lừng:
Sao trên trời, sao vua chín cái
Nhái ngoài đồng bắt cặp hai con
Cây chuối con ốp tròn tám bẹ
Cây chuối mẹ màu mười tàu
Trai nam nhơn anh đà đối đặng
Vậy gái quần hồng em phải đưa má cho anh!

Giới quần hồng là nữ giới, gái quần hồng là còn gái còn chưa lấy chồng.

Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng

Vải hồng dãi nắng mau phai
Vải nâu dãi nắng thì mài chẳng đi

Quần hồng là nữ giới còn rảnh rang, thong dong, không thiếu thốn, nhưng cũng là nữ giới còn trẻ thiếu trải nghiệm, hoặc chưa chắc chắn về thân thể, chữa sâu sắc về tinh thần, cho nên gặp hoàn cảnh thực tế, bị hun đúc trong nắng lửa thì phai màu … hay bộc lộ cái trắng, nhưng mà là cái trắng phai, khác với vải nâu hay làn da nâu là vải tự nhuộm lên bằng trải nghiệm với nắng giớ cuộc đời.

Tóc mây lại bới khăn sồng
Quần thâm tha thướt cướp chồng người ta

Tóc mây là tóc của người còn trẻ, khăn sồng ở đây vẫn là khăn nâu sồng, khăn dãi nắng dầm mưa trải nghiệm cuộc sống, quần thâm là quần đỏ đậm hay tím đậm đến mức thành đen.

Mưa khắp đâu đâu
Bồ Nâu cơ cầu, trời chửa mưa cho

Đào thắm thì đào lại phai
Bồ nâu dãi nắng thì mài chẳng đi

Người khôn như miếng thịt gà
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu
Người dại như củ bồ nâu
Đến khi khốn khó cơ cầu phải ăn

 BỒ NÂU : cũng chính là người áo nâu, nâu sồng.

Em là con gái đồng chiêm
Lấy dao cắt cỏ, lấy liềm bổ cau
Quần màu nâu, áo màu nâu
Cái thắt lưng láng đứng đâu cũng giòn

Áo nâu ai mặc nên xinh
Cho duyên em lịch, cho tình anh say

CỦ NÂU hay CỦ BỒ NÂU : Củ nâu là củ nhuộm quần nâu, áo nâu, loại màu phù hợp nhất cho người lao động. Củ tía có sắc đỏ, sắc son.

Nhà giàu trồng lau ra mía
Nhà nghèo trồng củ tía ra củ nâu

Vận đỏ trồng lau ra mía
Vận đen trồng củ tía hóa bồ nâu

Nhà người ta trồng lau ra mía
Nhà mình trồng củ tía ra củ nâu

– Áo nhuộm nâu là tạo màu nâu bằng nhuộm khác áo nâu sồng, là màu lên từ trải nghiệm sống. Áo nhuộm nâu để giả làm người lao động, giống người đi tu bây giờ mặc cái áo nâu vào tu để lấy cái hình thức tu thôi, chứ chẳng tu gì, chẳng nâu gì những người ấy

Hỡi người mặc áo nhuộm nâu
Tay bưng cơi trầu đi dạm gái choa
Bưng vô rồi lại bưng ra
Trai bây cờ bạc, gái choa không màng
Gái choa là gái vẻ vang
Khoét một cổ yếm khuyênh khoang ba vòng
Trai bây như con mòng mòng
Ăn rồi tắm mát chơi rong cả ngày
Gái choa như ngọn trầu cay
Ăn vào một miếng thơm bay nhiều mùi …  

– “Áo vá nhuộm nâu một cách” là va vấp và được nhuộm nâu cuộc sống theo cùng một cách hay cùng lớn lên trong một môi trường, cùng chia sẻ nhiều trải nghiệm

Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh

– Áo nâu đi với kiềng bạc hay chum nắp vàng là người vừa có cốt cách lao động, vừa có cái sang quý, cái vững vàng, cái tinh tế, cái sắc sảo, vừa mộc vừa kim, vừa thổ, vừa khí

Áo nâu kiềng bạc sáng lòa
Làm cho anh bỏ vợ nhà anh theo

Mẹ em đẻ em trong chum
Nắp vàng đậy lại, khăn vuông trùm ngoài
Khăn vuông phải nắng thì phai
Củ nâu phải nắng thì mài chẳng ra

– Khăn nâu áo vài khác với áo nâu quần nâu, khăn nâu cũng khác với khăn thâm, khăn đen đội đầu của các ông đồ. Như Quang Trung được gọi là đội quân áo vải cờ đào là đôi quân được tổ chức tử tế, có tính chuyên nghiệp, chứ không phải quân ô hợp lấy từ người lao động. Khăn nâu áo vải là khăn đi từ đất, từ đất, từ hành động nhưng lại chưa lên được đầu, lên được lý tưởng, lý trí để mà thành đen.

Khăn nâu, áo vải là thường
Cốt trau cho được luân thường là hơn

– Quần nâu áo vải là người chưa chồng nhưng đã có tuổi, có trải nghiệm hoặc người có chồng, mà chồng chết hay bỏ chồng sống độc thân

Chơi chi những kẻ có chồng
Tát nước ruộng cạn tốn công cày bừa
Lênh đênh bè gỗ, bè dừa
Quần nâu áo vải đâu vừa thì chơi

GÀ NÂU

Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều trứng lớn, con vừa khéo nuôi
Chẳng nên nuôi giống pha mùi
Đẻ không được mấy, con nuôi vụng về

LÂU

– Lâu <> nhanh

Lâu ni nỏ ẻ đàng,
Bựa ni ẻ đàng cả làng bắt được

Hèn lâu mới gặp người quen
Cũng bằng nấu cháo đậu đen xanh lòng

Có chồng chẳng được đi đâu

Có con chẳng được đứng lâu một giờ

– Lâu lâu

– Thanh lâu

– Đầu lâu

– Lũ lâu la

NẬU

– Nậu : một nhóm nhỏ cùng làm một nghề

– – – “Đầu nậu” nghĩa là người đứng đầu một nhóm làm nghề

– – – “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, người làm nghề ở miền ngược, khác với người vùng biển, người làm nghề ở miền xuôi

Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên

Rau ranh, ốc đá, canh cá nậu nguồn

– – – “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối

Nậu nại tui dại như trâu
Trưa tròn con bóng vác đầu ra phơi

Nậu nại dại lắm ai ơi
Trời nắng không núp, lại phơi ra đồng

– – – “Nậu rổi”, “nậu rẩu” chỉ nhóm người bán cá,

Đừng chê nậu rổi tanh hôi,
Có nhờ nậu rổi mới rồi bữa cơm.

Hỗn quá nậu rổi

– – – “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ

– – – “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn

– – – “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm…

– – – “Nậụ đồng” : người làm đồng

Ruộng gò dài lối đau lưng
Không ai rước mối tôi gọi xưng bằng chồng
– Ngửa tay, khuyên hết nậu đồng
Xăn quần rước mối, tui làm chồng được chưa?

– Xứ theo những người làm cùng một nghề : xứ nậu.

– Nậu = Nó/chúng nó

Nậu nghèo lỡ bước gieo neo
Hay là bạn thấy bộ hành nghèo không đưa?

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng
Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chơm bơm

– Nậu : đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ:

— Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.”

— Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.”

Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc “Nẫu” do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung.

LẬU

– Hàng lậu, buôn lậu : : Sản vật ở một xứ nẫu mà không do nậu của xứ đó sản xuất mà do giấu diếm đem từ nơi khác vào thì đó là hàng lậu

– Bệnh lậu

– Lậu tiếng

Gá duyên, anh giữ em gìn,
Đừng cho lậu tiếng, xấu mình xấu tui.

Chẳng xứng đôi thì thôi bớ bậu
Lên xuống chi thường mà lậu tiếng ra

Đôi ta như bộ chén chung
Giấu kín trong mùng, còn lậu tiếng ra
Trăm năm cũng nghĩa đôi ta
Gặp nơi “long ẩn thủy ba” cũng đừng.

– Lậu tình

Thương em thì tới thăm em
Anh đừng thơ gởi, thơ đem lậu tình

NẪU

NẪU

– chín nẫu

– buồn nẫu

– nẫu ruột, nẫu gan

Nẫu là người làm nghề trao đổi mua bán sản vật ở xứ nẫu, giữa những người nậu

Chợ phiên nẫu họp buổi chiều
Cũng lắm kẻ bán, cũng nhiều người mua

Nẫu chèo thuyền cũng là nẫu liên quan đến tương tác và luồng, khác với nậu là người làm chuyên một việc, ở một chỗ

Gá tiếng kêu với nẫu chèo thuyền
Chèo qua rước khách ăn nhiều tiền trả cho
Làm người đừng quá so đo
Đây ta chưa xuống sợ lật đò vì đâu

– Nẫu là người nậu có quan hệ yêu đương và vợ chồng hoặc người ở xứ nẫu.

Thò tay ngắt ngọn dưa leo
Để anh lo cưới, đững theo nẫu cười

Áo đen nẫu dị áo đen
Phần tui áo rách, tôi nhấp nhem ra ngoài
Mồ cha cái áo rách hoài
Nẫu khinh, nẫu dị cũng vì mày, áo ơi!

Đưa đây nút áo em khâu
Đặng anh qua bển kẻo lâu nẫu chờ.

Anh và em đã ở đây rồi, còn qua bển là nơi nào, ở với cô nào ? Em khâu nút áo anh lại để khoá anh vào quan hệ đôi ta, trước lúc dính mắc của anh đi quá xa.

Con ác là nó nằm đầu hè
Nó kêu tréo que tréo quảy
Em có chồng như bụi trảy còn non
Nhìn em rồi lại nhìn con
Có chồng lâu lắc, sao nói còn như xưa?
Lẽ nào nẫu để như xưa
Ngoi nam còn ướt đất, huống chi mưa tháng mười?

Tai nghe nẫu đã sang nhà
Chờ ngày đi hỏi vậy, mà có không
Kẻ đồn có, người lại nói không
Có không nói thiệt, để anh trông mất lòng

Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Ai nẫu không ngó, chớ anh ngó hoài

Chàng đà rảnh nợ dương di
Hay còn mắc nợ bố vi nẫu đòi

Em là con gái nhà quê,
Ăn trưa, ngủ sớm ngồi lê nẫu cười

– Cựu nẫu

Trèo đèo lặn suối qua truông,
Đến đây thấy cảnh lòng buồn không vui.
Tới đây tìm kiếm bạn tui,
Bạn tui không có, tui lui trở về.
Trở về nằm sấp một bề,
Không trăn không trở,
Chết đi thì lỡ,
Sống lại thêm phiền,
Em giả con diều bay giữa thượng thiên,
Để coi người bạn cựu nẫu đảo điên thế nào!

Anh ngồi đầm Ô ngó vô cửa Mỹ
Thấy miệng em cười mủ mỉ mà thương
Ngọn trầu bò dưới đất là ngọn trầu lương
Hồi này mới biết nẫu không thương ta rồi
Đêm năm canh không ngủ mãi ngồi
Bởi chưng thương bạn bồi hồi lá gan.

Cũng thì phát rẫy một bên
Bắp nẫu ra trái, bắp mình quên trổ cờ

Nhắc nhở người yêu về chuyện người ta yêu nhau kết hôn hết rồi, còn mình thì vẫn cứ trồng bắp … chưa ra hoa

Người ốm như con cò ma
Liệu chừng mà né, cà rà nẫu chi?

– Nẫu dông : nẫu dông là nẫu chạy trốn khỏi một mối quan hệ

Ai mà thấy khó nẫu dông
Anh đây thấy khó, anh mong đạo hằng

Mèo nẫu : Mèo là con vật thích tự chơi, tạo ra các quan hệ có tinh chơi vờn đuổi với các con mồi hoặc các con vật bị xử như con mồi chỉ …. để chơi, rất khác với con hổ, là chỉ tập trung vào săn mồi. Mèo nẫu là người chơi với các quan hệ

Hai bên nẫu đứng tréo hèo
Phần tui đứng giữa quảy con mèo tòn ten

Thương ai chăm bẵm đám bèo
Cắc ca cắc củm cho mèo nẫu ăn

Tiếc công anh lên đảnh xuống đèo
Cầm sào thọc chuột cho mèo nẫu ăn!

– Xứ nẫu là Bình Định, Phú Yên.

– – – Phú Yên

Ai về sông núi Phú Yên
Cho nẫu nhắn gởi nỗi niềm nhớ quê

Mãn mùa vịt lội về Gieo
Em ơi ở lại, đững theo nẫu cười

Thân trách thân, thân sao lận đận
Mình trách mình số phận hẩm hiu
Bởi thân tui cực khổ tui eo nghèo
Nên vợ tui nó mới không ở nữa mà nó theo nẫu rồi
Em ơi chứ bây giờ em ở kìa nơi đâu
Để cho anh trông đứng trông ngồi canh khuya
Hồi nào qua Phú Lễ ăn ổi chua
Xuống Đại Lãnh uống nước ngọt, qua Hòn Chùa ăn mực nang
Bây giờ em không ngó nữa em không ngàng
Đến chồng nghèo cực khổ gian nan cơ hàn
Hồi nào em thất nghiệp em đi lang thang
Anh thấy em nữa tội nghiệp, anh di mang anh nuôi rày
Hồi nào em bán nước đá rồi anh đi may
Hai đứa mình chung sống không biết ngày mai sau
Hồi nào em bắt ốc rồi anh hái rau
Bây giờ em để lại mối sầu cho qua
Hồi nào trái chuối chín cũng cắn làm ba
Trái cam tươi cũng cắn làm bốn
Nửa trái cà cũng cắn làm năm
Bây giờ em lấy nẫu em ăn nằm
Bỏ qua hiu quạnh năm canh qua một mình
Anh bây giờ, khóe mắt sầu cứ rung rinh
Giọt lệ sầu, giọt lệ thảm như nước trong bình nó tuôn ra
Anh bây giờ như con cuốc nó kêu tù oa
Nó lẻ đôi, nó lẻ bạn, quớ chu choa ơi là buồn.

– – – Bình Định

Bớ chị em ơi! Đi chợ
Chợ nào bằng chợ Gò Chàm
Tôm tươi cá trụng thịt bò thịt heo
Còn thêm bánh đúc bánh xèo
Bánh khô bánh nổ bánh bèo liên u
Những con cá chép cá thu
Cá ngừ cá nục cá chù thiệt ngon
Ngó ra ngoài chợ
Nẫu bán thịt phay
Nem tươi chả lụa
Rượu trà no say
Ngó ra ngoài chợ
Nẫu bán trạnh cày
Roi mây, lưỡi cuốc
Nẫu bày nghinh ngang
Ngó ra ngoài chợ
Nẫu bán sàn sàn
Khoai lang, bắp đỗ
Ðục, chàng, kéo, dao
Xem ra chẳng sót hàng nào
Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng vào đây mua

LẪU

NẤU

– Nấu : kết hợp ra kết quả

Nấu canh suông ở truồng mà nấu

Việc đời gẫm lại thêm buồn
Củi đậu nấu đậu như tuồng người dưng

Củi đậu nấu đậu ra dầu
Lấy em không đặng cạo đầu đi tu

Củ đậu nấu đậu y hệt như cấu canh suông, chỉ là thuần một thứ, hoặc là nước nền âm hoặc là vật chất dương không nên được món ăn, không nên được các quan hệ gắn kết trong cuộc đời.

– Nấu đồ ăn

Em nấu cơm quên đơm vào rá
Em kho cá quên bỏ đồ màu
Ra lấy chồng sợ nỗi làm dâu
Em đây vụng đường nội trợ, e mai sau anh buồn
– Canh cá không ngon, miệng giòn là đặng
Dù ai nói muối mặn, mình cứ bảo muối cay
Quyết lòng gá nghĩa sum vầy
Thân phụ già có chê chua chê chát, đã có anh đây đỡ lời

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

– Nấu đồ ăn nhưng ẩn dụ về các quan hệ

Canh bầu nấu với cá trê
Ăn vô cho mát mà mê vợ già

Cá thu nấu với dưa hồng
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi

Măng giang nấu cá ngạnh nguồn
Đến đây thì phải bán buồn mua vui

Ruột bầu nấu với cá trê
Một trăm lời thề cũng đổ xuống sông

Thương chồng nấu cháo đậu mèo
Chồng ăn chồng chết cù queo trên giường

Rau cải nấu với cá rô
Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng

Canh cáy nấu với rau đay
Đời xưa cưới vợ đời nay cưới chồng

Củ lang nấu với củ mì
Chờ cho mì chín, còn gì là lang

Nồi da nấu thịt

Gạo ngon nấu cháo chưa nhừ
Mặt em có thẹo, anh trừ đôi bông

Cơm ráo, cháo nhừ

Cơm sống vì nồi, không sống vì vung

Cơm sống tại nồi,
Cơm sôi tại lửa

LẤU

NẨU

LẨU

NẦU

LẦU

Nhà lầu, tầng lầu,

Lầu son

Yêu nhau quán cũng như nhà
Điếm canh cũng lịch nữa là lầu son

Chàng về dạm vợ đẻ con
Phượng hoàng đã có lầu son đây rồi

Lầu xanh

Chém cha con bợm lầu xanh
Rủ rê chồng chị, dỗ dành chồng tao

Lầu nam

Mần thơ bằng lá trâm bầu
Để trên ngọn mạ, gió Nam lầu thổi bay

Lầu Tây

Lầu tây ngọn gió tứ phương
Đôi đứa mình mới ngộ tình thương vô hồi
Trăm năm khăng khắng một lời

Nào ai đem dạ đổi dời mặc ai.

Chia sẻ:
Scroll to Top