BIỂU TƯỢNG NGỰA TRONG DÂN GIAN : BỘ NGỰA NỮ

Loading

Ngựa là biểu tượng của khí huyết của thể vía, với các “giọt” máu khí huyết là sóng hạt ánh sáng photon và âm thanh phonon.
Bộ khí huyết nữ chạy trên 9 vía của thể vía mà chia theo bộ 3 hồn
– Bộ 3 hồn : 3 bộ Hào quang (Thượng x Trung x Hạ) x bộ 3 Âm cung (Trí x Cảm x Phách)
– Bộ 9 vía nữ theo âm cung của sóng hạt phonon âm thanh
– – Bộ Hào quang
– – – Bộ Thượng : Thượng Trí – Thượng Cảm – Thượng Phách
– – – Bộ Trung : Trung Trí – Trung Cảm – Trung Phách
– – – Bộ Hạ : Hạ Trí – Hạ Cảm – Hạ Phách
– – Bộ Âm cung
– – – Bộ Trí : Thượng Trí – Trung Trí – Hạ Trí
– – – Bộ Cảm : Thượng Cảm – Trung Cảm – Hạ Cảm
– – – Bộ Hạ : Thượng Phách – Trung Phách – Hạ Phách
Các ngựa nữ trong dân gian xếp theo bộ thể vía trên như sau
– Ngựa đỏ (ngựa ô chân móng gót hài) : Bộ Trí (Thượng trí – Trung trí – Hạ trí)
– Ngựa trắng : Bộ Phách (Thượng phách – Trung phách – Hạ phách)
– Ngựa hồng (đỏ) : Bộ Trí – Phách (Thượng trí phách – Trung trí phách – Hạ trí phách)
– Ngựa hồng (trắng) : Bộ Cảm (Thượng cảm – Trung cảm – Hạ cảm)
Bộ ngựa của nam, đối xứng với bộ nữ
– Ngựa Ông ăn cỏ Bồ Đề : Thượng Trí – Ngựa ông Nghè : Trung Trí – Ngựa tía ăn quanh đèo Cả : Hạ Trí
– Ngựa sắt của Thánh Gióng : Thượng Phách – Ngựa ông Cai : Trung Phách – Ngựa tía nhà Quan : Hạ Phách
– Ngựa ô : Thượng cảm – Trung cảm – Hạ cảm
Bộ ngựa đối xứng nam – nữ
– Ngựa ô (nam) : Thượng cảm – Trung cảm – Hạ cảm
– Ngựa hồng (nữ) : Thượng cảm – Trung cảm – Hạ cảm
—o—o—o—
NGỰA HỒNG CỦA CÔ DÂU
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.
Ngựa ô đi tới Quán Cau :
– Ngựa ô là ngựa đen, ngựa lửa, ngựa đực.
– Quán cau là nơi có Tân Lang, vì cây cau còn có tên là tân lang, theo tên hai chàng trong truyện Trầu Cau.
“Ngựa ô đi tới Quán Cau” là ngựa đực mang chú rể, đi đưa cô dâu về nhà chú rể.
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều :
– Ngựa hồng là ngựa cái, đủng đỉnh đi sau con ngựa đực.
– Điều cũng là hồng được đinh biên rõ ràng
– Gò Điều là phòng cô dâu, phòng tân hôn.
“Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều” là ngựa hồng mang kiệu hoa của cô dâu, về phòng tân hôn.
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau : Đây là biểu tượng chú rể đưa dâu về nhà trong lễ cưới. Ngựa ô có thể hiểu là luồng khí huyết của chú rể, dẫn luồng khí huyết của cô dâu trong lễ hợp hôn. Khí huyết nam đi thẳng như thân cây cau còn khí huyết nữ đi dạng sóng.
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô : Ngựa ông Đô là luồng thổ huyết, với ông Đô là cơ thể vật lý. Ngựa ông Đô gồm có 4 con là luồng hồng cầu chạy trong dịch huyết tương, luồng bạch cầu chạy trong dịch bạch huyết, luồng, luồng tiểu cầu chạy trong dịch huyết thanh và luồng máu nền và dịch mà chạy cả trong và ngoài mạch. Thời gian xảy ra sự kiện này là “chiều chiều”, chiều là khoảng thời gian giữa đêm và ngày, âm dương và bóng hình chồng chập được lên nhau. Đó là lúc khí huyết nam dẫn khí huyết nữ được tốt nhất.
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về :
– Cô tôi là cô dâu của tôi.
– Kiều là yên ngựa
Bài ca dao này cũng tương tự như bài trên, nhưng ý tứ rõ hơn
Ai về nhắn với bà cai
Giã gạo cho trắng, đến mai dâu về
Dâu về dâu chẳng về không
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng đi sau
Ngựa ô đi tới vườn cau
Ngựa hồng chậm rãi đi sau vườn dừa
—o—
Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau
—o—
Ai về đường ấy hôm nay
Ngựa hồng ai cưỡi, cổ tay ai cầm?
Ngựa hồng đã có tri âm
Cổ tay đã có người cầm thì thôi
—o—
Cô ba, cô bảy có chồng
Xe kéo chạy trước, ngựa hồng chạy sau.
—o—
Ở đây có đất đế vương,
Ai về Bồng Báo cầm cương ngựa hồng
—o—
Em về Kẻ Chợ em coi
Kìa dinh quan lớn, kìa chòi bắn cung
Con ngựa hồng bao tiền, bao hậu
Các quan trào áo bậu lưng đai
Súng anh vác vai, hỏa mai anh tọng nạp
Anh bắn mai này đùng đùng dạ dạ
Anh bắn mai này trả nợ nhà vương
Thương anh gối đất nằm sương
—o—
Chiều chiều mượn ngựa đi chơi
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về tới chợ Tầm Vu
Mua một cây dù che nắng che mưa.
Bài này tuy không nhắc tới ngựa hồng nhưng vẫn xin được xếp vào đây
—o—o—o—
NGỰA Ô CHÂN MÓNG GÓT HÀI
Ngựa ô chân móng gót hài
Có hay cho lắm đường dài cũng kiêng
Nghiêng mình bước xuống cầu yên
Ngựa ô chân móng gót hài : Ngựa ô thường là ngựa dương. Chân móng gót hài là đặc điểm của nữ. Ngưa ô chân móng gót hài là khí huyết dương bên trong một người nữ, liên quan đến vận hành photon ánh sáng của người nữ.
Có hay cho lắm đường dài cũng kiêng : Ngựa ô thường là ngựa cưỡi đường dài, với điều kiện đây là ngựa dương hoàn toàn. Ngựa ô chân móng gót hài gốc vẫn là ngựa cái, thì nó cũng chỉ đi theo chặng, theo bến như ngựa hồng.
Nghiêng mình bước xuống cầu yên : Cầu bình thường bắc ngang sông. Cầu yên thường võng xuống đất và có vận hành khí, ví dụ về cầu yên là đèo đi qua núi. Cầu kiều thường vồng lên trời ví dụ về cầu kiều là cầu vồng và cầu bóng nước, bóng trăng
Chia sẻ: