NGỰA Ô CỦA CHÚ RỂ
Ngựa ô trổ mã thành rồng
Anh đây trổ mã thành chồng của em.
Ngưa ô trổ mã thành rồng là ngưa long mã, thiên về vận hành sóng âm, mang tính mộc.
—o—
Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh
Ngựa ô đưa nàng về dinh là ngựa của chú rể đưa cô dâu về dinh, là nhà chú rể. Dinh, kiệu vàng, khớp bạc đều là các cấu trúc ánh sáng, mang tính kim.
—o—o—o—
NGỰA HỒNG CỦA CÔ DÂU
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.
Ngựa ô đi tới Quán Cau :
– Ngựa ô là ngựa đen, ngựa lửa, ngựa đực.
– Quán cau là nơi có Tân Lang, vì cây cau còn có tên là tân lang, theo tên hai chàng trong truyện Trầu Cau.
“Ngựa ô đi tới Quán Cau” là ngựa đực mang chú rể, đi đưa cô dâu về nhà chú rể.
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều :
– Ngựa hồng là ngựa cái, đủng đỉnh đi sau con ngựa đực.
– Điều cũng là hồng được đinh biên rõ ràng
– Gò Điều là phòng cô dâu, phòng tân hôn.
“Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều” là ngựa hồng mang kiệu hoa của cô dâu, về phòng tân hôn.
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau : Đây là biểu tượng chú rể đưa dâu về nhà trong lễ cưới
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô : Ngựa ô có thể hiểu là luồng khí huyết của chú rể, dẫn luồng khí huyết của cô dâu trong lễ hợp hôn. Khí huyết nam đi thẳng như thân cây cau còn khí huyết nữ đi dạng sóng. Ngựa ông Đô là luồng thổ huyết, với ông Đô là cơ thể vật lý. Ngựa ông Đô gồm có 4 con là luồng hồng cầu chạy trong dịch huyết tương, luồng bạch cầu chạy trong dịch bạch huyết, luồng, luồng tiểu cầu chạy trong dịch huyết thanh và luồng máu nền và dịch mà chạy cả trong và ngoài mạch. Thời gian xảy ra sự kiện này là “chiều chiều”, chiều là khoảng thời gian giữa đêm và ngày, âm dương và bóng hình chồng chập được lên nhau. Đó là lúc khí huyết nam dẫn khí huyết nữ được tốt nhất.
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về :
– Cô tôi là cô dâu của tôi.
– Kiều là yên ngựa
Bài ca dao này cũng tương tự như bài trên, nhưng ý tứ rõ hơn
Ai về nhắn với bà cai
Giã gạo cho trắng, đến mai dâu về
Dâu về dâu chẳng về không
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng đi sau
Ngựa ô đi tới vườn cau
Ngựa hồng chậm rãi đi sau vườn dừa
—o—
Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau
—o—
Ai về đường ấy hôm nay
Ngựa hồng ai cưỡi, cổ tay ai cầm?
Ngựa hồng đã có tri âm
Cổ tay đã có người cầm thì thôi
—o—
Cô ba, cô bảy có chồng
Xe kéo chạy trước, ngựa hồng chạy sau.
—o—
Ở đây có đất đế vương,
Ai về Bồng Báo cầm cương ngựa hồng
—o—
Em về Kẻ Chợ em coi
Kìa dinh quan lớn, kìa chòi bắn cung
Con ngựa hồng bao tiền, bao hậu
Các quan trào áo bậu lưng đai
Súng anh vác vai, hỏa mai anh tọng nạp
Anh bắn mai này đùng đùng dạ dạ
Anh bắn mai này trả nợ nhà vương
Thương anh gối đất nằm sương
—o—
Chiều chiều mượn ngựa đi chơi
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về tới chợ Tầm Vu
Mua một cây dù che nắng che mưa.
—o—o—o—
NGỰA VÍA
Căp ngựa ô và ngựa hồng thực chất là hai con ngựa vía.
Cha mẹ than thở về những đứa con đi chơi nhong nhong suốt ngày, nhất là nó lại sinh giờ ngựa, năm ngựa, rằng “mày là đồ ngựa vía”. Ngựa vía là con ngựa gì mà nó đi miệt mài, không mệt, càng mệt là nó càng đi, dừng lại là nó chết.
Ngựa bình thường có thể tăng tốc để phi như bay, ngựa vía bình thường đã bay với tốc độ lượng tử chóng mặt, vì nó là ngựa khí huyết, chạy trên thể vía.
Tốc độ vận hành khí huyết của thể vía là tốc độ chuyển đổi giữa lượng tử hạt âm thanh phonon và tốc độ hạt ánh sáng photon, và theo Eistein thì tốc độ của ánh sáng là 299792458 m/s.
Vía là sự kết hợp của cả hào quang và âm cung trong đó
– Hào quang là không thời gian cấu trúc vận hành của sóng hạt ánh sáng photon
– Âm cung là không thời gian cấu trúc vận hành của sóng hạt âm thanh phonon
Bộ vía thường đi với bộ hồn, ở nam là 3 hồn 7 vía, ở nữ là 3 hồn 9 vía. Ngựa vía ứng với luồng khí huyết của 3 hồn 7 vía nam và 3 hồn 9 vía nữ.
– Nữ : 3 bộ Hào quang (Thượng x Trung x Hạ) x bộ 3 Âm cung (Trí x Cảm x Phách) tạo ra 9 vía là
– – Bộ Hào Quang
– – – Bộ Thượng : Thượng Trí – Thượng Cảm – Thượng Phách
– – – Bộ Trung : Trung Trí – Trung Cảm – Trung Phách
– – – Bộ Hạ : Hạ Trí – Hạ Cảm – Hạ Phách
– – Bộ Âm cung
– – – Bộ Trí : Thượng Trí – Trung Trí – Hạ Trí
– – – Bộ Cảm : Thượng Cảm – Trung Cảm – Hạ Cảm
– – – Bộ Hạ : Thượng Phách – Trung Phách – Hạ Phách
– Nam : Chỉ có 7 vía bởi vì có sự thống nhất một số thể hào quang và âm cung của nam so với nữ
– – Hào quang :
– – – Bộ Thượng : Thượng Trí – Thượng Cảm – Thượng Phách
– – – Bộ Trung : Bộ trung thể được thống nhất từ 3 thành 1 nghĩa là Trung Trí – Trung Cảm – Trung Phách là 1.
– – – Bộ Hạ : Hạ Trí – Hạ Cảm – Hạ Phách
– – Âm cung :
– – – Bộ Trí : Thượng Trí – Trung Trí – Hạ Trí
– – – Bộ Cảm : Bộ cảm được thống nhất từ 3 thành 1 nghĩa là Thượng Cảm – Trung Cảm – Hạ Phách là 1.
– – – Bộ Hạ : Thượng Phách – Trung Phách – Hạ Phách
Người 8 vía là người dở vía nam dở vía nữ, có vấn đề về giới tính ở tầng khí huyết.
—o—o—o—
Tranh Đồng Hồ : Ngựa hồng dắt bởi ông Đô