– Hình vuông đứt nét : Hinh vuông là biểu tượng gian, đại diện cho không gian được chứa đựng bên trong hình vuông. Hình vuông đứt nét nghĩa là không gian có tính mở.
– Chữ thập liền nét : Chữ thập là biểu tượng giao nhau của hai giang. Chữ thập chia hình vuông đứt nét ban đầu thành bốn hình vuông.
Gian và Giang là hai lưới xứ sở song song với nhau
– Giang là luồng vận hành cho phép đi đến nơi nào còn có luồng, nhưng không lên được bờ để vào gian
– Gian cho phép trụ lại ở một không gian được bao bọc và cách ly với các gian khác bởi giang
Chữ Vạn xoay là biểu tượng cho năng lực vận hành thông suốt
– Đường đứt nét của hình vuông có thể ghép với nhau tạo ra một dạng nhịp sự sống, gọi là nhịp tim. Nhịp tim là chu kỳ vận động của xứ Gian
– Đường đứt nét của hình vuông ghép với đường ngang dọc của chữ thập tạo ra biểu tượng về con sóng, liên quan đến hơi thở. Hơi thở là chu kỳ vận động của xứ Giang.
Chữ vạn xoay là biểu tượng của chuyển pháp luân với pháp là quy pháp đại diện bởi quy (rùa) và luân là luân chuyển đại diên bởi giang (xà)
– Điểm tâm chữ thập tạo nên một gian thứ 5 nằm ngoài 4 gian xung quanh nó nhưng vẫn nằm trong gian hình vuông tổng ban đầu. Điểm tâm chữ thập là nơi giao nhau của 2 giang, dọc và ngang. Cho nên vị trí trung tâm này sẽ vừa thuộc lưới Gian vừa thuộc lưới Giang, nên đó là cổng kết nối lưới xứ sở Giang và lưới xứ sở Gian.
– Nhịp tim và nhịp thở được kết hợp tạo ra sự vận động luân chuyển theo thời gian, giữa xứ Giang và xứ Gian.
CHỮ VẠN TRONG ĐẠO PHẬT
Các Đức Phật có năng lực chuyển pháp luân, đặc biệt là đức Phật Thích Ca người đã giảng về chuyển pháp luân nên chữ Vạn thường được coi là biểu tượng của Đạo Phật.
Biểu tượng chữ Vạn nằm trên ngực của đức Phật và được sử dụng nhiều trong đạo Phật không có nghĩa nó là biểu tượng được sáng tạo ra bởi đạo Phật.
Tương tự, khi chữ Vạn xuất hiện trên lá cờ của phát xít Đức, thì không có nghĩa rằng chữ Vạn nhất định phải xoay trái hay xoay phải, mới là thuận hay thiện. Chữ Vạn phản ánh bản chất của hiện thực khách quan, mà có trước và độc lập với tôn giáo và nhà nước.
CHỮ VẠN TRONG ĐẠO MẪU
Tranh ngũ hổ Hàng Trống mô tả chữ Vạn và/hoặc chữ X
– Theo cấu trúc gian (Ô vuông) : 4 con hổ trụ 4 gian ở bốn góc, con hổ thứ 5 trụ gian trung tâm
– Theo cấu trúc giang (chữ X) : 4 con hổ 4 đầu chữ X và con hổ thứ 5 đứng ở tâm của chữ X
– Chữ Vạn (xuôi và ngược đều được) : 4 con hổ vừa đứng giang, vừa đứng gian, con thứ 5 cũng vậy
Đây cũng là cách hiểu về Ngũ Vị Tôn Quan của Đạo Mẫu. Tuy nhiên, hổ là con vật biểu tượng cho không gian, trong khi đó, Ngũ Vị Tôn Quan liên quan đến giang hơn. Hổ mang tính Mộc Thổ Hoả, còn giang mang tính Kim Khí Hoả.
Màu sắc của Ngũ Vị Tôn Quan ứng với màu sắc của hổ, và con hổ trung tâm ứng với Đức ông Tuần Tranh, bởi vị vị trí trung tâm cho phép đi tuần quanh các gian nhưng cũng là vị trí tranh chấp giữa các giang, đồng thời giữa các gian. Đó là lý do đức ông Tuần Tranh được thờ ở vùng biên giới, nơi dễ xảy ra tranh chấp lãnh thổ và ở nơi giao nhau của các dòng sông.
Khi chữ Vạn vận hành trong ma trận Ngũ hổ và Ngũ vị Tôn quan sẽ sinh ra một trường hương gọi là ngũ vị hương.
CHỮ VẠN TRONG ĐẠO LÃO
Bàn cờ nói chung có lưới dọc ngang và lưới chéo
– Trong cờ tướng, quân cờ đứng ở giao của đường, và riêng phần của quân tướng có đường chéo
– Trong cờ vua, quân cờ đứng ở trong ô, tuy có thể ăn chéo ô
Dân gian có câu đố về cờ tướng
Hai ông tướng sĩ đề binh
Đem quân ra đánh giữa thành giang đô
Trận này mới biết giang hồ
Đem quân ra lấy cơ đồ nước non
Là làm gì?
Đạo Lão có biểu tượng đánh cờ.
Khi Tiên ông đánh cờ, thì có bàn cờ tiên. Bàn cờ tiên thường ở trên núi. Nước ta có
– Tương truyền cũng có bàn cờ tiên trên ngọn núi Thạch Bàn, một trong ba đỉnh núi của dãy núi thiêng Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
– Trên đỉnh núi Côn Sơn, dãy Yên Tử tương truyền cũng có bàn cờ tiên mà vẫn còn dấu xích đá xếp thành bàn cờ.
– Núi Bàn Cờ tọa lạc tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Chùa Vua Đế Thích nằm ở phố Thịnh Yên, phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được xây dựng từ thời nhà Lê (1428–1527), thờ vua cờ Đế Thích. Một vị hoàng tử nhà Lê dựng điện thờ Đế Thích cạnh chùa và dùng chùa làm trung tâm đấu cờ tướng của Thăng Long. Từ đó chùa trở thành đấu trường cờ tướng danh tiếng bậc nhất Thăng Long. Ngày nay, tục đấu cờ vẫn được tái hiện trong lễ hội chùa Vua.
Chùa Vua thực ra bao gồm chùa Hưng Khánh thờ Phật và điện Thiên Đế (tức Đế Thích quán xưa) thờ Vua cờ Đế Thích. Đế Thích Quán là một trong tứ quán nổi danh của đạo Lão tại Thăng Long gồm
– Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh.
– Huyền Thiên quán, nay là chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai.
– Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành.
– Đế Thích quán, nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên.
Các địa điểm của đạo Lão thường gọi là quán
– Quan là người đại diện cho vua, cho Ngọc Hoàng để cai trị một vùng đất, Ngũ vị Tôn quan trong đạo Mẫu đại diện cho quan, còn Ngũ hổ trong đạo Mẫu đại diện cho vùng đất. Quan nằm gọn trong gian, nhưng quán lại là cấu trúc rất mở để đón các luồng như quán nước, quán bánh. Nếu gian là biểu tượng hình vuông đóng đóng, với quan là chấm bên trong thì quán là biểu tượng hình vuông mở và bên trong lại là các luồng sóng, các đường thẳng, hay các giang.
– Vị trí quán (quan sát, đối chiếu và chuyển hoá) tốt nhất trong sơ đồ chữ Vạn ngũ hổ chính là vị trí của con hổ trung tâm, hay vị trí của đức ông Tuần Tranh. Vị trí này sẽ được gọi là Quán Tuần hay Quán Tranh hoặc là Quán Tuần Tranh.
Như vậy có thể nói bất kỳ chỗ nào có quán của đạo Lão chúng ta đều có chữ Vạn xoay.
Trung tâm đạo Lão lớn nhất của nước ta là Hưng Yên, xứ Hồng Châu xưa kia. Ở đây có đền Thiên Đế, ở thôn Quy Nhơn, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ. Đây là nơi có tích về “hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Chuyện kể rằng
– Trương Ba là 1 ông lão có tài đánh cờ tướng, nổi tiếng là người cư xử nhẹ nhàng, hiền lành, lương thiện, ngay thẳng, được mọi người yêu quý, kính trọng. Hai vợ chồng ông có 1 cậu con trai. Đối lập với gia đình Trương Ba, gia đình hàng thịt sống gần đó lại là một gia đình không hạnh phúc.
– Rồi một hôm, tiên cờ Đế Thích thấy Trương Ba đánh cờ quá hay nên ông xuống hạ giới để đọ cờ cùng với Trương Ba và tặng Trương Ba một bó nhang, để khi nào Trương Ba muốn chơi cờ với ông thì cứ đốt 1 nén nhang. Sau đó không lâu, vì bị Nam Tào “ghi sổ sinh tử” nhầm nên Trương Ba chết oan. Đến ngày giỗ, vợ Trương Ba rất buồn và thắp nhang cho ông. Vô tình bà thắp nén nhang mà không hay mình đã gọi Đế Thích.
– Đế Thích xuất hiện nhưng Trương Ba đã chết lâu rồi nên xác đã không còn nguyên vẹn, không thể hoàn hồn trở lại. Vì thương xót cho bạn tri kỷ của mình mất sớm và muốn sửa lỗi sai của Nam Tào nên ông hứa sẽ hồi sinh Trương Ba.
– Tại thời điểm đó, vì bất cẩn nên anh hàng thịt gần nhà chết. Đế Thích đã lấy xác anh hàng thịt để cho hồn Trương Ba trú vào. Trương Ba lúc này trong thân xác anh hàng thịt mừng rỡ trở về với vợ. Vợ ông thay vì vui mừng lại bất ngờ, sợ hãi vì lúc này bà không nghĩ đó là Trương Ba. Sau khi nghe Trương Ba kể lại thì bà tin lời và rất vui mừng. Còn vợ anh hàng thịt thì ấm ức, ghen tuông cứ nằng nặc đó là chồng mình, rồi cả hai bà vợ cùng nhau kiện lên quan.
– Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh ta chỉ vào vợ Trương Ba và bảo vợ cũ của mình là vợ người bán thịt ở trong xóm.
– Quan hỏi cách làm heo bán thịt thế nào anh ta nói không biết, còn khi hỏi đến cách đánh cờ tướng thì anh ta trả lời rất rõ ràng, rành mạch và chính xác. Viên quan lấy làm khó xử vì hồn người này lại ở trong xác người kia, mới gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng thị còn sống có làm điều gì đặc biệt không. Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích xuống đánh cờ, có hứa lúc nào chồng thị chết, thì hãy thắp 1 nén nhang gọi đến ông sẽ cứu sống lại, nhưng rủi thị quên đi, đến khi xác chồng chết đã nát thịt rồi mới nhớ gọi đến, may có người bán thịt mới chết, ông tiên mới đưa hồn của Trương Ba nhập vào xác người bán thịt. Viên quan đòi riêng người bán thịt, quan hỏi có biết Đế Thích không, anh ta trả lời giống y như vợ Trương Ba nói, nên được xử rằng: “Ban ngày sẽ trở thành anh hàng thịt, tối sẽ trở thành Trương Ba.”
– Và cũng từ đây, những mâu thuẫn trong đời sống giữa hồn và xác bắt đầu nảy sinh.
Đánh cờ giỏi là phải quan sát và tính toán được các nước cờ, cho nên Trương Ba là người tinh thông về luồng hay giang. Anh hàng thịt giỏi là thân thể phải khoẻ mạnh, và thịt cũng là sản phẩm của thân thể thú để nuôi thân thể người. Anh hàng thịt sống ở gian, trần gian. Trương Ba và hàng thịt là một cặp hồn thân, hồn ra khỏi thân thì thân cũng chết, Trương Ba chết thì hàng thịt cũng chết, nhưng điều đó không có nghĩa là Trương Ba và Hàng Thịt cứ ghép vào nhau thì mọi chuyển ổn thoả. Đó là lý do cần có chữ Vạn ở đây, để mọi thứ được vân hành có trật tự.
—o—
CHỮ VẠN & CÁC NGÃ BA SÔNG
Vị trí của chữ Vạn trên ngực đức Phật theo y học là vị trí tuyến giáp ứng với mặt phẳng ngang đi qua khớp C7-T1 của cột sống. Vị trí này gọi là Cổ Đô
Cổ Đô vừa là một biểu tượng vừa là một địa danh có thật
Cổ Đô thật chốn giang hồ
Ai đi đến đất Cổ Đô cũng nhìn
Trên bờ gió thổi rung rinh
Dưới sông sóng đánh rập rình thêm vui
Thuyền bè lên ngược xuống xuôi
Tiện đường buôn bán tiện nơi đi về
Cổ Đô còn là xã thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội. Cổ Đô có 4 thôn và 1 xóm, gồm: thôn Cổ Đô, thôn Kiều Mộc, thôn Vu Chu, thôn Viên Châu, xóm Tân Tiến. Có câu “Bún Cổ Đô, ngô Kiều Mộc”. Cổ Đô là một làng cổ trước đó có tên là An Đô, sau lại đổi là An Bang, thuộc huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Xưa làng nổi tiếng với nghề dệt lụa (lụa Cổ Đô là loại lụa tiến vua) và truyền thống hiếu học. Cổ Đô nằm ở ngã ba Bạch Hạc nổi danh, rõ ràng là chốn giang hồ.
Theo trang www.cadao.me, đia danh Cổ Đô nói trong bài ca dao trên là một thôn thuộc xã Trà Sơn, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên ngày trước, nay là một phần của xã Thiệu Đô (nay cũng đã đổi tên), tỉnh Thanh Hóa.
Ngã ba sông nổi danh nhất của xứ Thanh có lẽ là ngã ba Bông, nơi sông Mã tách ra một nhánh phụ để làm nên sông Lèn.
Ba Bông nước chảy ba bề,
Anh lê sông Cái, em về sông Con.
Sông Cái nói trong bài ca dao này là sông Mã, còn sông Con là công Lèn.
Ngã ba Bông là vùng giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: “Một tiếng gà gáy năm huyện cùng nghe”. Tuy nhiên, do những thay đổi về địa giới hành chính, giờ đây, vùng ngã ba Bông là nơi giáp ranh giữa 6 huyện: Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa.
Ngã ba Bông nổi tiếng là nơi sơn thủy hữu tình với sông núi, hang động, ruộng đồng, làng xóm cùng một quần thể đình đền cực kỳ phong phú, trong đó có thắng cảnh Hàn Sơn, bao gồm đền Hàn Sơn, đền Ba Bông, chùa Ngọc Sơn, thuộc xã Hà Sơn, Hà Trung.
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười hai tháng sáu phải về Hàn Sơn
Đất Cổ Đô, ngã ba Bạch Hạc đối xứng hoàn hảo với đất Đế Đô, ngã Ba Bông. Ở ngã ba Bạch Hạc, đất Cổ Đô có cụm đền Tam Giang Bạch Hạc – đền Mẫu Tam Giang – đền Tiên Cát (thờ vợ của Kinh Dương Vương), còn ở ngã ba Bông, đất Đế Đô, có đền Ba Bông – Đền Hàn Sơn – Chùa Ngọc Sơn.
– Đền Cát Tiên đối xứng với Chùa Ngọc Sơn
– Đền Tam Giang Bạch Hạc đối xứng với Đền Ba Bông
– Đền Mẫu Tam Giang đối xứng với đền Hàn Sơn
Cổ Đô thì cát tường mà Đế Đô thì vững vàng tươi đẹp, quả là đối xứng hoàn hảo.
—o—
CHỮ VẠN & CÁC BIẾN THỂ
Chữ Vạn còn được gọi là chữ Thập ngoặc. Đây là chữ Vạn cơ bản.
Trong các tôn giáo, các văn hoá, các thời kỳ và các hoàn cảnh khác nhau chữ Vạn được biến thể theo rất nhiều cánh, nhưng cơ bản có ba cách biến thể chính
– Làm mạnh giang bằng cách làm mạnh chữ X, như cho chữ X thêm nhịp hoặc vượt ra khỏi hình vuông
– Làm mạnh gian bằng cách làm mạnh hình vuông ở các góc và hình vuông trung tâm
– Làm mạnh giao bằng cách làm mạnh cấu trúc trung tâm so với cả hình vuông và chữ X
Bổ sung biểu tượng
– Hình cầu : lúc này có biểu tương giang hồ và sơn hà
– Chấm tròn : để làm mạnh cho gian
– Đoạn thẳng : các đoạn thẳng được bổ sung ở các góc để khép hoặc mở chữ Vạn ra
Ghép nhiều chữ Vạn vào nhau
– Ghép chữ Vạn xoay theo các chiều khác nhau vào nhau
– – – Ghép chồng chập bật tắt : Chính là bát quái
– – – Ghép song hành và đa phương
– Ghép chữ Vạn xoay cùng chiều vào nhau
– – – Ghép chồng chập : Chính là bát quái
– – – Ghép song hành và đa phương : Chính là lưới chữ Vạn, cơ bản việc này là không cần thiết vì 1 chữ Vạn đã đại diện được cho nhiều chữ Vạn
– Ghép các chữ Vạn nhỏ vào trong chữ Vạn lớn, nói cách khác là làm cho trong chữ Vạn có chữ Vạn