BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI ?
Tháng nào được mong chờ nhất trong năm ? Tháng Mười
Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy
Đúng là tháng Mười có lúa mới, vừa thơm vừa dẻo, nhưng suy cho cùng cơm trắng có thể được ăn cả năm; rươi thì có từ tháng Chín lai rai đến tháng Mười chưa hết. Vậy sao ta cần mong chờ cái tháng Mười ấy đến thế ?
THÁNG MƯỜI CƯỚI TREO
Ông Trăng mà lấy bà Trời
Tháng năm đi cưới, tháng mười nộp cheo
Sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo
Làng ăn chẳng hết đem treo cột đình
Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo
Ông Trăng mà lấy bà Trời là chuyện khó xảy ra lắm, vì đó là cặp âm dương vô cực, nghĩa là có người này thì chẳng có người kia.
Cheo là lễ mà nhà trai phải nộp cho nhà gái, nhà gái nhận cheo nghĩa là đồng ý cho lễ cưới diễn ra. Thế mà ở đây “tháng năm đi cưới, tháng mười nộp cheo”, thì đám cưới này là đám cưới treo.
Sỏ lợn là cái đầu lợn sau khi giết thịt, tên gọi khác là óc heo. “Sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo” có vẻ hợp lý, nhưng mà con mèo thì khôn ngoan vô cùng, chuột khôn ngoan nổi tiếng mà vẫn bị mèo rình bắt được, trong khi lợn hết ăn no lại nằm, cả đời có nghĩ ngợi cái gì đâu mà não lợn lớn hơn mèo được. Tóm lại, “Sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo” nghĩa là cái óc lợn chỉ nhỉnh hơn cái nắm tay, thế mà “làng ăn chẳng hết đem treo cột đình”.
Chỉ có lễ hội làng, cả làng cùng giết cả một con lợn, thì mới xảy ra chuyện “Ông xã đánh trống thình thình. Quan viên mũ áo ra đình ăn cỗ”. Cả làng ăn cheo “sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo” treo cột đình mà không hết, nghĩa là cheo này là con cá gỗ.
Tóm lại, cái đám cưới này chỉ là đám cưới treo thôi.
Tháng mười mắc tuổi đôi ta
Tháng một tháng chạp mắc tuổi mẹ với cha hết rồi
Một anh đi xem ngày cưới : tháng 10 mắc tuổi đôi ta, tháng 11 và tháng 12 mắc tuổi mẹ và cha. Vậy là đám cưới cứ treo ở đó.
BAO GIỜ CHO ĐẾN MÙA MỚI
Khi nói về một cái gì đó ta tha thiết mong chờ như người ta yêu, nhưng ta không có một chút manh mối nào về người đó, để có thể biết người ấy có còn sống hay không, chứ đừng nói là có quay về với ta hay không, ta nói một câu bỏ lửng “Bao giờ cho đến tháng Mười …”
Tháng Mười là tháng dành cho những thứ ta yêu tha thiết quay trở lại với ta sau khi chia xa, để cùng ta bắt đầu một cuộc đời mới, một sự sống mới, một mùa mới, chỉ có điều chẳng ai biết được cái chu kỳ mùa ấy dài qua bao nhiêu cái tháng Mười.
– Mùa mới có thể quay lại sau ba tháng : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông
– Mùa mới có thể quay lại sau một năm
– Mùa mới có thể quay lại sau một thiên can 10 năm
– Mùa mới có thể quay lại sau một thiên niên kỷ
Tất cả tuỳ vào sự sống mới mà ta chờ đợi là gì, tháng Mười mà ta chờ đợi có thể chỉ đến sau một chu kỳ rất dài.
VÌ SAO MÙA MỚI LÀ THÁNG 10 ?
10 là chu kỳ của Thiên Can : Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. Thiên Can thường bắt đầu bằng năm Giáp, năm Giáp vừa là giáp trụ cho cả thiên can, vừa là tiếp giáp giữa các thiên can, nên tháng Mười của năm Giáp luôn rất đặc biệt, mà có thể 10 năm, 100 năm, 1000 năm, 1 vạn năm mới có một lần.
10 là chu kỳ của Thiên, liên quan đến Thiên Mệnh. Ngoài việc chờ “Bao giờ cho đến tháng Mười …”, ta còn biết làm gì hơn nữa vì mùa Mười là chu kỳ đã được định sẵn bởi số trời rồi.
10 là bắt đầu một chu kỳ thập phân mới, được ghép bởi 1 và 0 và có hiện tượng được ăn cả 10, ngã về 0. Những tháng 10 nào mà rơi đúng đầu chu kỳ thập phân nào, ta sẽ được đón mùa mới của chu kỳ thập phân đó, nghĩa là ăn cả 10, còn những tháng 10 khác và những chu kỳ khác sẽ về 0.
10 là con số có tính lưỡng nghi, vừa có sự hoàn hảo, sự tròn trịa đủ đầy, vừa có sự tươi mới, rất khác với sự đủ đầy của tháng 9, mà ứng với sự chín chắn và chín muồi gắn với sự kết thúc, thay vì gắn với sự trẻ trung, tươi mới và sáng tạo.
10, bao gồm tháng Mười gắn với thời kỳ đầu tiên của chu kỳ thai nghén mang tính trời mà được gọi là Thiên Thai. Đây giai đoạn trước khi hình thành hợp tử. Giai đoạn bào thai là Địa Thai. Giữa hai giai đoạn này là giai đoạn Thụ Thai. Giai đoạn sau khi sinh gọi là Nhân Thai.
Mỗi giai đoạn thai kỳ có một cặp cha mẹ là
– Thiên Thai (tiền hợp tử đến hợp tử) : Cha mẹ giai đoạn này gọi là Cha trời (Giàng) – Mẹ đất hoặc Mẹ xứ sở (tiếng Chăm là Po Nagar, tiếng Việt là Thiên Y A Na) hoặc Mẹ Thiên Hậu, Mẫu Cửu Trùng).
– Thụ Thai (hợp tử đến phôi) : Cha mẹ giai đoạn này là Mẹ Trứng Cha Trùng hay Mẹ Giọt nước, Mẹ Máu, Mẫu Cửu Trùng.
– Mang Thai (phôi bào đến bào thai) : Cha mẹ giai đoạn bào thai là cha mẹ Mang Thai (Thần Câu Mang).
– Nhân Thai (sinh ra đến tuổi căn) : Cha mẹ giai đoạn này là cha mẹ dạy dỗ và nuôi dưỡng, gồm cha mẹ nuôi mà không mang thai.
Mỗi giai đoạn thai kỳ có một cặp cha mẹ là
– Thiên Thai (tiền hợp tử đến hợp tử) : Cha mẹ giai đoạn này gọi là Cha trời (Giàng) – Mẹ đất hoặc Mẹ xứ sở (tiếng Chăm là Po Nagar, tiếng Việt là Thiên Y A Na) hoặc Mẹ Thiên Hậu, Mẫu Cửu Trùng).
– Thụ Thai (hợp tử đến phôi) : Cha mẹ giai đoạn này là Mẹ Trứng Cha Trùng hay Mẹ Giọt nước, Mẹ Máu, Mẫu Cửu Trùng.
– Mang Thai (phôi bào đến bào thai) : Cha mẹ giai đoạn bào thai là cha mẹ Mang Thai (Thần Câu Mang).
– Nhân Thai (sinh ra đến tuổi căn) : Cha mẹ giai đoạn này là cha mẹ dạy dỗ và nuôi dưỡng, gồm cha mẹ nuôi mà không mang thai.
THÁNG MƯỜI CHỜ ĐỢI
Chín tháng đầu năm giao sang đầu tháng Mười (đến Tết Song Thập) dành để kết thúc những thứ đã chín muồi, chín chắn và mang tính chắc chắn, ví dụ thai kỳ là Chín tháng Mười ngày, để đến rằm tháng Mười dành cho những thứ tươi mới được sinh ra từ thứ chín mười và chín chắn đó, nhưng lại mang tính ngẫu hứng được ăn cả ngã về không.
Tháng Mười có thể liền sau tháng Chín, mà cũng có thể chẳng ai biết được “Bao giờ cho đến tháng Mười … ?” Cho nên chín mười là biểu tượng của sự chờ đợi và sự vận hành có tính dai dẳng mà chưa đi đến được đến tận cùng
CHÍN NHỜ MƯỜI THƯƠNG
Ra về chín nhớ mười thương
Bước chân lên ngựa cầm cương dùng dằng
—o—
CHÍN ĐỢI MƯỜI CHỜ
Ai về Cái Cá hái lá rau mơ
Thương em chín đợi mười chờ
Biết người có đáp lại hay hững hờ với ai?
—o—
Đồng mô sâu bằng đồng Thi Phổ
Thổ mô cao bằng thổ Ba Tơ
Em thương anh chín đợi mười chờ
Mía kia lên ngọn trổ cờ đã lâu!
—o—
Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ
Thương anh chín đợi mười chờ
Ai ơi dứt mối lìa tơ sao đành
—o—
CHÍN CHỜ, MƯỜI MONG
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình em muôn đợi chín chờ mười mong
—o—
CHÍN HỌ MƯỜI ĐỜI
Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra
Chị em cùng khúc ruột rà
Kẻ giàu người khó, họ xa tám đời
—o—
CHÍN THÁNG MƯỜI NĂM
Sông sâu cá lội mất tăm
Chín tháng cũng đợi mười năm cũng chờ
– Sông sâu cá lặn vào bờ
Lấy ai thì lấy đợi chờ mà chi
—o—
CHÍN THÁNG MƯỜI NĂM
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ
Trăm năm quyết đợi, quyết chờ
Dẫu mà tóc bạc như tơ cũng đành
—o—
Trăng trên trời có khi tròn khi méo
Cỏ dưới đất có khi héo khi tươi
Anh thấy em ít nói ít cười
Mới dốc lòng chờ đợi chín mười năm nay
—o—
CHÍN MƯỜI TRĂNG
Gặp anh đây em phải hỏi găng
Cớ làm sao nên nỗi chín mười trăng chưa tròn?
—o—
Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng
—o—