BÁNH CHƯNG – BÁNH DẦY

Loading

SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG – BÁNH DẦY

Theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái :
Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”
Các lang đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có lang thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên.
Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng.
Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giầy.
Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Các lang mang tới toàn là sơn hào hải vị, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu, Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không làm sao hơn được. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi lấy lễ vật của Lang Liêu đem cúng tổ tiên. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Tục này còn truyền cho đến bây giờ, lấy tên của Lang Liêu, gọi là Tết Liệu.
Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em kia đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở. Về sau, anh em tranh giành lẫn nhau, mỗi người dựng “mộc sách” (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phường bắt đầu có từ đây vậy
—o—o—o—
LÀNG DỮU LÂU – NƠI LANG LIÊU LÀM BÁNH CHƯNG BÁNH DẦY LẦN ĐẦU
Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại, hoàng tử Lang Liêu sống tại làng Dữu Lâu, nay thuộc phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, nên đây có thể coi là nơi đầu tiên ở Việt Nam làm bánh chưng và bánh dầy.
Sau khi lên ngôi vua, Làng Liêu lấy hiệu là Hùng Chiêu Vương. Khi ông băng hà, nhân dân làng Dữu Lâu lập miếu thờ, gọi là “Dữu Lâu Vũ Miếu” và tôn vinh là Lang Liêu Đại Vương.
Đến thời vua Lê Thánh Tông đã cho các quan bộ lễ đi khảo sát các nơi thờ cúng Tổ Tiên, xem xét, xếp đặt lại các đền, chùa, đình, miếu, đồng thời ghi chép lại di tích, sự tích và truyền thuyết lập ra các thần tích cho từng làng. Khi xem xét lại sự tích và các di tích ở vùng Dữu Lâu, vua đã truyền chỉ : Hợp nhất Miếu Dữu Lâu thờ Lang Liêu Đại Vương và Đền Ổ Rồng thờ Tản Viên Sơn Thánh để thờ chung ở đình làng.
Hiện nay Lang Liêu được thờ ở đình làng Dữu Lâu và được coi là tổ nghề nấu ăn.
—o—o—o—
CÁC LOẠI BÁNH CHƯNG, BÁNH DẦY
Các loại bánh trưng
– Bánh chưng vuông có nhân thịt lợn và đỗ xanh.
– Bánh chưng vuông vị ngọt, từ đường mật hoặc từ gấc
– Bánh dài có nhân thịt lợn và đỗ xanh gọi là bánh bánh tày. Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ (đậu xanh), và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể lá chít thay cho lá dong.
– Bánh gói thành đòn dài với nguyên liệu tương tự như bánh chưng nhưng được gói bằng lá chuối là bánh tét.
– Tại Nghệ An có bánh chưng Vĩnh Hòa được gói thành từng cặp hai chiếc một, từng cái có hình kim tự tháp cụt chứ không vuông vức như bánh chưng thông thường.
Như vậy bánh chưng có đủ loại hình khối như trụ tròn, hộp vuông, khối tam giác.
Các địa danh gắn với bánh chưng
– Bánh chưng Tranh Khúc (Hà Nội)
– Bánh chưng Lỗ Khê (Hà Nội)
– Bánh chưng Bờ Đậu (Thái Nguyên)
– Bánh chưng làng Đầm (Hà Nam), bánh chưng Chợ Đầu (Hưng Yên)
– Bánh chưng Thủy Đường (Hải Phòng)
– Bánh chưng Đại An Khê (Quảng Trị)
– Bánh chưng Cầu Báng (Thái Bình)
– Bánh chưng đen Bắc Sơn (Lạng Sơn)
– Bánh chưng đường ở vùng Kiến Xương, Tiền Hải (Thái Bình)…
Các loại bánh dầy
– Bánh dầy cơ bản nhất là bánh dầy không nhân chỉ làm từ bột gạo hấp. Bánh dầy có thể ăn theo cặp.
– Bánh dầy kẹp nhân : bánh dầy kẹp giò chả
– Bánh dầy nặn với nhân : bánh dầy nhân đỗ, có cả loại mặn và loại ngọt.
– Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường cũng làm bánh giầy nhưng không gói bánh chưng. Bánh giầy của người miền núi thường được nặn to như bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than. Ca dao có nói về bánh dầy nướng kiểu này.
Các địa danh gắn với bánh giầy
– Bánh giầy Quán Gánh của làng Thượng Đình (Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội) thường bán thành một cọc gồm năm bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi.
– Bánh giầy làng Gàu (Hưng Yên)
– Bánh giầy Gia Lộc (Hải Dương)
– Bánh giầy Hà Nam (Quảng Yên, Quảng Ninh)
– Bánh giầy Lạc Đạo (Hưng Yên)
– Bánh giầy Mông ở vùng núi phía Bắc,…
Bánh giầy cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia khác, nhưng bánh chưng vuông đặc trưng thì chỉ có ở nước ta.
—o—o—o—

CA DAO TỤC NGỮ VỀ BÁNH CHƯNG, BÁNH DẦY

BÁNH CHƯNG
Vườn vuông cây lá xanh xanh
Trồng đậu trồng hành, lại thả heo vô
Là gì?
—o—
Nhà xanh lại đóng đố xanh,
Chung quanh trồng hành, thả lợn vô trong.
Là bánh gì?
Hai câu đố trên mô tả bánh chưng như một ngôi nhà vườn, của chú lợn. Lợn mang tính đất và vườn cũng mang tính đất.
—o—
Trong trắng ngoài xanh
Tỉa đỗ trồng hành
Thả heo vô lội
Là gì?
Câu đố này mô tả bánh chưng như một cái đầm cho heo lội, tính nước được nhấn mạnh hơn so với hai câu trên. Gộp ba câu đố với nhau thì bánh chưng là bánh đất nước.
—o—
Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời ?
Câu đố này là về chữ chưng trong chưng cất, chưng diện, chưng hửng, trưng bày, sáng trưng …
—o—
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng
Lạt và lá gói bánh chưng là âm dương với nhau, như thanh mai và trúc mã, như anh và em.
—o—
Ăn mày đòi xôi gấc
Ăn chực đòi bánh chưng
Bánh chưng là bánh làm để thờ cúng tổ tiên cho ngày Tết, xôi gấc cũng là xôi dùng để cúng. Ăn mày, ăn trực không thể ăn loại đồ ăn quý này
—o—
Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
Bánh chưng là bánh Tết nên đến ngày Tết không ai thấy thèm bánh chưng như ngày thường nữa. Một lý do nữa là bánh chưng có tính đất, nên ăn rất no.
—o—
Tết về câu đối bánh chưng
Chẳng ham giò chả chỉ ưng ngứa, xòe
Câu đối và bánh chưng là hai biểu tượng về tinh thần và vật chất của Tết.
—o—
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh
Đây là các đặc trưng của Tết
—o—
Gió đánh cành đa
Thầy tưởng rằng ma
Thầy ù thầy chạy
Ba thằng ba gậy
Đi đón thầy về
Bắt con lợn sề
Cho thầy chọc tiết
Bắt con cá diếc
Cho thầy bóc mang
Bát con tôm càng
Cho thầy bóc vỏ
Lấy đôi đũa đỏ
Cho thầy gãi lưng
Bóc đồng bánh chưng
Cho thầy chấm mật
Bài này nhắc đến bánh chưng chấm mật. Có hai loại bánh chưng ngọt là bánh chưng nhân mật đỗ và bánh chưng nhạt chấm mật.
—o—
Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi với tôi,
Có bầu có bạn,
Có bát cơm xôi,
Có nồi cơm nếp,
Có nệp bánh chưng,
Có lưng hũ rượu,
Có khướu đánh đu,
Thằng cu vỗ chài,
Bắt trai bỏ giỏ,
Cái đỏ ẵm em,
Đi xem đánh cá,
Có rá vo gạo,
Có gáo múc nước,
Có lược chải đầu,
Có trâu cày ruộng,
Có muống thả ao,
Ông sao trên trời.
Nệp bánh trưng là một trong những món đò mời ông trăng, khi ông trăng xuống chơi.
—o—
Hư hư chựng chựng
Chựng vững cho lâu
Một con trâu nằm
Một trăm bánh dày
Một bầy heo lang
Một sàng bánh ú
Một hũ rượu ngon
Một con cá thiều
Một niêu cơm nếp
Một nẹp bánh chưng
Một nừng lúa ré
Một ché rượu lạt
Bục bạc con tao
Hư hư, chựng chựng.
Trong bài đồng dao này, có ba loại bánh được nhắc đến là bánh dầy, bánh chưng và bánh ú.
—o—
Mèo già ăn trộm
Mèo ốm phải đòn
Mèo con phải vạ
Con quạ đứt đuôi
Con ruồi đứt cánh
Đòn gánh có mấu
Củ ấu có sừng
Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông thầy có sách
Thợ ngạch có dao
Thợ rào có búa
Xay lúa có giàng
Việc làng có mõ
Cắt cỏ có liềm
Câu liêm có lưỡi
Cây bưởi có hoa
Cây cà có trái
Con gái có chồng
Đàn ông có vợ
Kẻ chợ có vua
Trên chùa có Bụt
Cái bút có ngòi
Ông voi có quản
Bánh chưng có lá giống như con gái có chồng, nếu không thì sẽ không ra bánh chưng.
—o—
Mụ sên đi chợ
Mụ rổ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có sừng
Bánh chưng thì ngọt
Roi mót thì đau
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng ông Bổn.
Bài đồng dao này tương tự như bài đồng dao trên, bánh chưng ở bài này có đặc trưng là ngọt.
—o—o—o—
BÁNH TÉT
Kéo níu từng khoanh
Ấy là bánh tét
(Vè bánh trái)
Sự khác biệt của bánh tét và bánh trưng là bánh tét gói theo đòn dài, trong khi bánh chưng rời rạc từng chiếc. Cho nên bánh tét có tính kết nối, tính dính mắc, tính mộc thuỷ hơn bánh chưng.
—o—
Những kẻ nhát gan
Này là bánh tét
(Vè bánh trái)
—o—
Bánh gì bị bẹp rõ hoài ?
Bánh tét
—o—
Bánh bò bột nếp,
Bánh xếp nhưn dừa,
Bánh tét nhưn đậu.
Đón anh em hỏi còn kén lừa làm chi?
—o—
Nắng đổ chang chang
Thấy mặt con bán khoai lang
Tui bàng hoàng muốn làm cữ rét
Trời mưa sấm sét
Thấy mặt con bán bánh tét
Tui muốn hét rụng rời
—o—o—o—
BÁNH TÀY
Bánh tày nhân cá rô
—o—
Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi
—o—
Bánh đúc kẻ Go, bánh tày to quán Lào
—o—o—o—
BÁNH GIẦY
Thân em vừa trắng vừa tròn
Sao anh lại nỡ lột quần em ra?
Lột quần anh lại chẳng tha
Anh lấy miếng thịt, anh tra ngay vào.
Là gì? Bánh giầy kẹp giò
Thân em vừa trắng vừa tròn : bánh dầy
Sao anh lại nỡ lột quần em ra? : trước khi ăn bánh được gói trong lá, khi ăn bóc lá ra
Lột quần anh lại chẳng tha, Anh lấy miếng thịt, anh tra ngay vào : Bánh dầy sau khi bóc lá được kẹp giò hoặc chả
Theo câu đố này, bánh dầy được ví với làn da, thân thể trần của người phụ nữ. Như vậy bánh dầy mang tính âm hơn nhiều so với bánh chưng.
—o—
Bì bà bì bạch trắng bạch như cò
Ôm lưng bóp vú kéo co giữa đường
Là bánh gì?
Bì bà bì bạch trắng bạch như cò : Bánh dầy
Ôm lưng bóp vú kéo co giữa đường : Trong các loại bánh làm từ gạo, bánh dầy có độ dẻo cao nhất, khi cắn miếng bánh dầy thì miếng bánh sẽ bị co kéo, giữa phần bánh được tay giữ và phấn bánh được răng cắn.
—o—
Da hơ phải lửa thì co
Bánh dầy phải lửa thì to phồng phồng
Da hơ phải lửa thì co : Bánh dầy được ví với làn da của người phụ nữ.
Bánh dầy phải lửa thì to phồng phồng : Đồng bào miền núi có tục nướng bánh dầy cho nó phồng lên để ăn.
—o—
Cậu chết mợ ra người dưng
Bánh giầy phải lửa thời sưng phồng phồng
Cậu chết mợ ra người dưng : Bánh dầy là mợ, lá bọc là cậu. Trước khi nướng bánh dầy thì cần tách lá ra.
Bánh giầy phải lửa thời sưng phồng phồng : Đây là cách ăn bánh dầy của đồng bào miền núi.
—o—
Bánh dầy nhiều đậu thì ngon
Cha mẹ chuốt ngót thì con đắt chồng
Bánh dầy nhân đậu.
—o—
A bê xê là xề bánh đúc
U xê úc là cục mắm tôm
Ô mờ ôm là ôm bánh dày
A i ai là chai nước mắm
—o—
Tôi chầu bà chúa khoai lang
Bà chúa trên ngàn má đỏ hây hây
Tôi chầu bà chúa bánh giầy
Bà chúa lâu ngày mốc thếch đại vương
Tôi chầu bà chúa khoai lang : Chúa là năng lượng huyền vi, bí ẩn, mang tính kim, nhưng khoai lang lại là thứ củ cơ bản, vô cùng mộc mạc, chân chất.
Bà chúa trên ngàn má đỏ hây hây : Má đỏ hây hây là một hình ảnh sống động, cụ thể, đời thường lại ghép với “bà chúa trên ngàn” rất xa xôi, huyền bí
Tôi chầu bà chúa bánh giầy : Bánh dầy là thứ bánh vô cùng mộc mạc, nếu như bánh chưng phải gói, luộc và bóc rất cầu kỳ, bên trong cùng là nhân thịt, rồi đến đỗ xanh, rồi đến gạo, thì bánh dầy chỉ có một miếng bánh làm từ bột gạo xay nhuyễn và hấp chín, ăn không như vậy cũng được mà kẹp giò ăn cũng được
Bà chúa lâu ngày mốc thếch đại vương : Chúa sinh ra muôn loài, giá trị trường tồn, nhưng chúa ở đây lại “mốc thếch”
Bài này nói về những người làm những việc huyền bí như hầu đồng, hầu thánh, nhưng mà toàn là hữu danh vô thực.
—o—
Dù ai chồng rẫy, vợ chê
Bánh giầy Quán Gánh thì về với nhau
Ăn trước thì bảo người sau
Già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng
Bánh dầy đại diện cho năng lượng âm dương song hành.
—o—
Lẳng lơ chết có bánh dầy
Chính chuyên chết chả được đầy mâm xôi
Lẳng lơ chết có bánh dầy : Bánh dầy là biểu tượng của người phụ nữ trọn vẹn, có tính lưỡng nghi, mà đối xứng ít nhất với hai người đàn ông như bà Thị vừa đối xứng với ông Công, vừa đối xứng với ông Táo.
Chính chuyên chết chả được đầy mâm xôi : Là phụ nữ chỉ vận hành một năng lượng thì sẽ không thực sự là về được gốc tính nữ của mình mà bản chất là lưỡng nghi, nói cách khác người này ở tình trạng thái thiếu
—o—
Người thích mặt chắc
Ðó là bánh dày
(Vè bánh trái)
—o—
Ước gì ta được quần thâm
Thì ta làm cỗ mười mâm bánh dày
Bánh chưng cho lẫn bánh dày
Giò hoa chả lụa ta bày lên trên.
Quang nong tám rẻ cho bền
Mượn người cho khỏe gánh lên họ hàng.
—o—
Hư hư chựng chựng
Chựng vững cho lâu
Một con trâu nằm
Một trăm bánh dày
Một bầy heo lang
Một sàng bánh ú
Một hũ rượu ngon
Một con cá thiều
Một niêu cơm nếp
Một nẹp bánh chưng
Một nừng lúa ré
Một ché rượu lạt
Bục bạc con tao
Hư hư, chựng chựng.
—o—
Bánh gì cộm cộm trắng bông?
Bánh dầy
—o—o—o—
BÁNH CHÌ
Bánh ít đi, bánh chì lại
(Bánh ít đi, bánh quy lại)
Bánh ít thì tiêu hao dần, tán mát đi, còn bánh chì thì lại thu về, quy lại
Bánh ú trao đi bánh chì trao lại
Bánh sáp trao đi, bánh chì đáp lại
Ngoài ra dân gian còn có câu
Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.
Bánh đúc đưa đi, bánh chì đưa lại;
(Bánh đúc trao qua, bánh đa trao lại)
Bánh đúc khi ăn thì bẻ từng miếng hay cắn từng miếng, vì bánh giòn, còn bánh chì rất dai, nên cắn miếng bánh không dứt khoát được như vậy mà cứ giằng co qua lại.
Câu đố về bánh chì, bánh dầy cũng đưa ra đặc điểm này của bánh
Bì bà bì bạch trắng bạch như cò
Ôm lưng bóp vú kéo co giữa đường
Là bánh gì? Bánh dầy hoặc bánh chì

BÁNH CHƯNG hay BÁNH TRƯNG, BÁNH GIẦY hay BÁNH DẦY ?

—o—o—o—
Hai loại bánh truyền thống này thường bị tranh luận về tên gọi và cách viết : bánh chưng hay bánh trưng, bánh dầy hay bánh giầy. Hai bánh này có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 trong khi chữ quốc ngữ mới xuất hiện cách đây hơn 100 năm. Cách viết tên của hai loại bánh này cần phản ánh âm gốc, mà có ý nghĩa rất rộng, cho nên cả hai cách viết đều đúng và đều thiếu nghĩa so với âm gốc.
Bộ âm gốc của bánh trưng/chưng
– trưng – trứng – trừng – trửng – trựng – trững
– chưng – chừng – chứng – chửng – chựng – chững
Bộ âm gốc của bánh chưng – trưng liên quan đến trứng.
Bộ âm gốc của bánh giầy/dầy/rầy
– dây – dấy – dầy – dẩy – dậy – dẫy
– rây – rấy – rầy – rẩy – rậy – rẫy
– giây – giấy – giầy – giẩy – giậy – giẫy
Bộ âm gốc giầy/dầy/rầy mô tả lưới không thời gian.
– trứng là một tờ giấy, một tấm lưới dây, một nương rẫy,
– tinh trùng là mực viết lên giấy, là mật mã để đan tết các sợi lưới dây, là hạt gieo xuống nương rẫy
Kết hợp hai loại bánh này có một bộ đôi âm dương trứng – tinh trùng tạo thành hợp tử
Một số người cho rằng bộ bánh này là biểu tượng của phồn thực của âm đạo và dương vật trong đó
– bánh dầy-giầy là âm đạo
– bánh chưng-trưng là dương vật
Hiểu như vậy là theo hình, còn hiểu trứng và tinh trùng là theo âm, mà hình của bánh chỉ là cái trưng ra mà thôi, âm và nguyên liệu làm nên bánh vẫn mang tính gốc hơn là hình thức của bánh.
Chữ chưng trong tên bánh cũng là chữ trong tên của Hai Bà Trưng
– Bánh trưng-chưng ứng với Trưng Trắc
– Bánh dầy-giầy ứng với Trưng Nhị
Đối chiếu bộ đôi này với lưỡng nghi tính nữ trong câu truyện Tấm Cám
– Bánh trưng-chưng : Trưng Trắc – Cám
– Bánh dầy-giầy : Trưng Nhị – Tấm
Lưu ý rằng tính nữ là lưỡng nghi, nên
– Trưng Nhị mới là năng lượng gốc của bộ này, còn Trưng Trắc là cái để chưng ra về hình thức : Trưng Trắc hiện thân cho sự bảo vệ đất nước Việt còn Trưng Nhị là hiện thân của dòng máu Việt
– Tấm mới là gốc của hạt gạo còn Cám là cái vỏ của hạt gạo do sữa của hạt thóc khô lại và tách hạt ra khỏi nhau
Như vậy
– bánh dầy – giầy là bánh gốc nếu xét theo tính nữ
– bánh trưng – chưng là bánh gốc nếu xét theo tính nam.
Cái hay của cặp bánh âm dương này là âm dương, âm hình, trời đất có thể hoán đổi cho nhau
– Về hình :
– – – Cha trời – Tròn : Bánh dầy
– – – Mẹ đất – Vuông : Bánh trưng
– Về âm :
– – – Cha đất – Vuông : Bánh chưng
– – – Mẹ trời – Tròn : Bánh giầy

BÁNH GIẦY CHẠY ĐI ĐÂU MẤT RỒI ?

—o—o—o—
CẶP BÁNH TẾT GIỜ CHỈ CÒN MỘT !
Theo sự tích bánh chưng bánh dầy từ thời vua Hùng thì rõ ràng bánh chưng và bánh dầy là một cặp bánh âm dương
– Về hình :
– – – Cha trời – Tròn : Bánh dầy – giầy
– – – Mẹ đất – Vuông : Bánh chưng – trưng
– Về âm :
– – – Cha đất – Vuông : Bánh chưng – trưng
– – – Mẹ trời – Tròn : Bánh dầy – giầy
Với tình trạng hiện nay mà các gia đình chỉ làm và ăn bánh chưng Tết, thì nghĩa là Tết của chúng ta đang bị mất trời.
Với ý nghĩa của bánh chưng bánh dầy như sự tích gốc từ đời Vua Hùng là để thờ cúng tổ tiên, như vậy chúng ta phủ nhận luôn một nửa tổ tiên, một nửa nguồn cội của mình. Nếu bánh chưng là Mẹ đất, chúng ta mồ côi Cha trời, nếu bánh trưng là Cha đất, chúng ta mồ côi Mẹ trời.
Thực tế, chúng ta mất nhiều hơn một nửa của cặp bánh Tết, chúng ta mất gốc của cả Tết mà chỉ còn giữ được cái hình thức, cái trưng ra của Tết mà thôi. Cái hồn của Tết đã chạy đi mất cùng với bánh giầy hoặc bị ẩn đi ở những tầng lớp sâu dầy, mà chúng ta những người đời sau chỉ đón Tết ở bề nổi không hiểu được.
—o—o—o—
MỘT TẾT HAI BÁNH : MỘT HIỆN THỰC HAI TẦM NHÌN
Bánh chưng là một tổ hợp chặt chẽ các lớp
– Lạt giang : hệ vỏ
– Lá dong xanh : hệ vỏ
– Gạo : hệ đệm vỏ
– Đỗ làm nhân : hệ nhân
– Hành, tiêu : hệ đệm nhân
– Thịt đầy đủ cả nạc và mỡ : hệ nhân
Gạo là lớp giữa, lớp nền, mẫu số chung cho toàn bộ bánh chưng
– gạo thấm màu xanh của lá dong, ngược lá dong và lạt cũng nương vào gạo mà bọc gói được toàn bộ cấu trúc bánh chưng
– gạo và đỗ quện vào nhau mà vẫn tách rời
– gạo thấm mỡ của mỡ của thịt và thịt thấm vị của hương gạo cũng như chất kết dính của gạo
Lúa là một cây gốc, cha mẹ tổ tiên của các loài cây khác trong đó có
– cây giang làm lạt
– cây dong là lá gói
– cây đỗ làm nhân bánh
– cây hành hoặc cây tiêu làm gia vị
Lợn ăn các loại rau quả củ để sống, nên xét về cấp độ, lợn chỉ là bậc con cháu của lúa mà thôi
Bánh dầy so với bánh chưng thực sự chỉ là một tấm bột gạo chín dẻo, bánh dầy có thể có tất cả những thứ mà bánh chưng có nhưng chỉ là đồ ăn kèm với gạo, mà là kết tinh của thóc lúa.
Như vậy bánh chưng và bánh dầy chỉ là một cái bánh, mô tả cùng một hiện thực mà chúng ta sống, theo hai tầm nhìn khác nhau, khiến cho cách tổ chức sắp xếp của hai bánh này khác nhau.
– Bánh chưng trưng ra tất cả mọi thứ nhưng khi có rất nhiều chi tiết, gói bọc trong tầng tầng lớp lớp các cấu trúc, chúng ta dễ dàng quên mất cái gì là cốt lõi, nền tảng đó là gạo.
– Bánh dầy chỉ đưa ra duy nhất cái nền tảng này mà thôi.
—o—o—o—
HỆ HÀNH TINH
Trong mô hình hành tinh cơ bản
– Thịt : Mặt trời đỏ (Sun)
– Đỗ : Mặt trời đen (Vulcan)
– Gạo : Trái đất
– Lá dong : Sao kim
– Lạt : Mặt trăng
Đây cũng là mô hình cơ sở để tạo nên lịch âm dương.
Bánh chưng-trưng mô tả hệ hành tinh với mặt trời làm trung tâm.
Bánh dầy-giầy mô tả hệ hành tinh theo hệ Trái đất gồm ba hành tinh nữ là Trái đất – Mặt trăng – Sao kim.
—o—o—o—
HỆ NGUYÊN TỬ
Trong mô hình nguyên tử
– Thịt : neutron
– Đỗ : proton
– Gạo : electron
– Lá dong : photon/phonon
– Lạt : votron
Bánh chưng-trưng là mô hình nguyên tử với hạt nhân gồm neutron và proton ở giữa, electron là gạo quay xung quanh
Bánh dầy-giầy là mô hình nguyên tử theo vận hành của electron :
– Bánh giầy là bánh electron, bánh mặt trăng, chân chạy trong hệ nguyên tử.
– Bánh dầy là bánh votron, mà cũng là bánh bao, bánh vỏ, bánh cung trăng.
Tuỳ electron đi cùng hạt dương nào (proton, neutron, photon, votron) thì nó sẽ chuyển hoá thành hạt âm đối xứng (electron, neutron-. phonon, votron-)
– bánh nhân đỗ là electron và proton
– bánh kẹp giò là neutron- và neutron+
– bánh gói lá là phonon và photon+
—o—o—o—
HỆ ĐỊA TÂM – NHẬT TÂM
Bánh trưng mô tả hệ nhật tâm và bánh dầy mô tả hệ địa tâm, mà bản chất là cùng một hệ
Bánh chưng mô tả hệ nhật tâm tính từ trung tâm ra biên
– Mặt trời đỏ là thịt lợn và Mặt trời đen là đỗ tạo nên hệ dương ở trung tâm
– Trái đất là gạo, Sao kim là lá dong, Mặt trăng là lạt tạo nên hệ âm ở biên
Khi bánh chưng không có thịt lợn, chỉ có đỗ, thì hệ nhật tâm mặt trời đỏ (sun) chuyển sang hệ mặt trời đen (vulcan).
Khi bánh chưng không có cả đỗ, chỉ còn gạo gói trong lá dong thì bánh chưng không khác gì bánh dầy, nghĩa là hệ mặt trời đen chuyển sang hệ địa tâm
Bánh dày mô tả hệ địa tâm
– Bánh dầy là hệ Trái đất bao gồm cả Trái đất, Mặt trăng và Sao kim
– Bánh dầy giò là hệ Trái đất quay quanh Mặt trời
– Bánh dầy nhân đỗ mô tả hệ Mặt trời đen (Bầu trời/Cung trăng) với các vì sao
Bánh dầy vẫn là bộ bánh Tết mùng 3 tháng 3 (giỗ Mẫu Liễu Hạnh)
– Bánh dầy giò tương đương với bánh trôi.
– Bánh dầy nhân đỗ tương đương với bánh chay.
– Bánh dầy không nhân chính là vỏ bánh giống nhau của bánh trôi và bánh chay.
—o—o—o—
HỆ BÀO : THAI NHI – EM BÉ TRONG BỌC NHAU RỐN ỐI
Trong mô hình bào thai
– Thịt : Thai nhi
– Đỗ : Rốn
– Gạo : Ối
– Lá dong : Nhau
– Lạt : Bào
Trong mô hình em bé
– Thịt : Hệ thân tạng phủ
– Đỗ : Hệ thân tinh huyết
– Gạo : Phách
– Lá dong : Vía
– Lạt : Xứ sở
Ghép mô hình bào thai và mô hình em bé
– Thịt : Thai nhi – Hệ thân tạng phủ
– Đỗ : Rốn – Hệ thân tinh huyết
– Gạo : Ối – Phách
– Lá dong : Nhau – Vía
– Lạt : Bào – Xứ sở
Bào thai phải có cha và mẹ
– Nồi và nước luộc bánh chưng là tử cung và huyết mẹ
– Củi lửa là xứ sở và tinh cha
Khi bánh chưng được vớt ra phải được nén như em bé mới sinh bé phải có thời gian được quấn tã, ẵm bế và nằm nôi. Khi bánh chưng được vớt ra định hình, khô ráo, là lúc em bé thôi nôi.
—o—o—o—
HỆ SỰ SỐNG
Hệ sự sống – Hệ con người
– Hệ sự sống âm : Tấm – Cám – Bống – Bang
– Hệ sự sống dương : Diêm Vương – Ngọc Hoàng – Tản Viên – Long Vương
Tổng hợp hệ sự sống âm dương ở cấp độ nguyên tử, bào thai, con người và hành tinh
– Thịt : Neutron – Thai nhi – Hệ thân tạng phủ – Cám – Ngọc Hoàng – Mặt trời đỏ
– Đỗ : Proton – Rốn – Hệ thân tinh huyết – Diêm Vương – Mặt trời đen
– Gạo : Electron – Ối – Phách – Tấm – Trái đất
– Lá dong : Phonon/Photon – Nhau – Vía – Bống – Tản Viên – Sao Kim
– Lạt : Votron – Bào – Xứ sở – Bang – Long Vương – Mặt trăng
Đến Tết, một người tự làm bánh chưng – bánh dầy để nhớ lại công lao sinh thành cha mẹ và cả vũ trụ mà mỗi chi tiết của nó đều phải được sinh ra, đều có cha có mẹ, đều có âm có dương như chính người ấy.
Chia sẻ:
Scroll to Top