Bà còng đi chợ trời mưa,
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.
Đưa bà đến quãng đường đông,
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra,
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau.
Đức Phật sinh ra có thể đứng và đi được luôn là nhờ có các mặt phẳng này đỡ. Mặt phẳng lưng chính là mặt phẳng tương tác. Cây bồ đề đỡ lưng cho đức Phật chính là mặt phẳng cong này.
Bà Còng còng lưng gánh vác liên quan đến Phật bà nghìn mắt nghìn tay như tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp Bắc Ninh và các tượng Phật được đỡ lưng bởi một mặt phẳng cong như bộ tượng Tam thế Phật chùa Bút Tháp Bắc Ninh.
Bà Còng đi chợ trời mưa : Bà Còng là bà tương tác. Chợ là không gian để tương tác, mua bán, trao đổi hàng hoá. Trời mưa là thời khắc đặc biệt làm tăng tương tác của vạn vạn, bao gồm tương tác giữa các giống loài và tương tác giữa các môi trường sống, nghĩa là trời mưa làm mạnh trường mặt phẳng cong. Bà Còng đi chợ trời mưa là chủ thể tương tác, gặp không gian tương tác và vào thời khắc tương tác.
Cái Tôm cái Tép đi đưa bà Còng : Trong trời mưa, bà Còng gặp được con Tôm cái Tép. Tôm Tép là những con vật lưng cong sống trong môi trường nước mà vừa có khả năng bơi vừa có khả năng đi như những con vật trên cạn dù bản chất Tôm Tép không phải là sinh vật lưỡng cư. Trong trời mưa, Tôm Tép lên được bờ để đi cùng bà Còng.
Đưa bà đến quãng đường đông : Đường là một không gian dành cho tương tác, một phần của các mặt phẳng cong và đường đông là nơi tương tác cao, rất dễ xảy ra va chạm hoặc lạc đường.
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà : Tôm tép lúc này đưa bà Còng “vào tận ngõ trong nhà bà” vừa để đảm bảo bà không bị lạc đường mà Tôm Tép cũng màng sông nước vào nước tận nhà bà Còng.
Tiền bà trong túi rơi ra : Tiền là công cụ tương tác và chuyên dùng để đi chợ. Tiền rơi ra là tương tác không có ý nghĩa, tương tác phí phạm nguồn lực, sai chỗ, sai lúc, sai đối tượng,
Tép, Tôm nhặt được trả bà mua rau : Cái Tôm nhặt được là nhờ việc chỉnh lại tương tác sai, trở về tương tác đúng, tiền lại dùng để mua rau.
Bà Còng gánh vác liên quan đến một bài đồng dao khác là bài Gánh gánh gồng gồng
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh cội gánh nguồn
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh …
Một số nhân vật lịch sử bà Còng là phụ nữ gánh vác giang sơn và kết nối triều đại
– Dương Vân Nga người nối triều nhà Đinh sang nhà Lê : Dương Vân Nga khi mới chào đời thường hay khóc dạ đề. Một hôm có người đạo sĩ đi qua, ông đọc hai câu thơ khiến cô bé nín bặt
Nín đi thôi, nín đi thôi!
Một vai gánh vác cả đôi sơn hà.
– Trần Thi Dung người nối triều đại nhà Lý sang nhà Trần
Một số nữ thần bà Còng
– Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông
– Mẫu Kim Liên vị nữ thần trấn nam Thăng Long. Âm của mẫu liên quan đến phố Vọng với vọng là thanh âm tương tác mang tính âm, phố Vọng vuông góc với phố Đại La, với đại la là tiếng tim dương. Hình của mẫu là bông sen của đại hồ phía Nam Thăng Long.