Nhịp 1-2-1-2 quen thuộc nhất với chúng ta là nhịp quân hành. Đây là nhịp tim dương.
Nhịp 1-0-1-0 cũng khá quen thuộc với chúng ta là nhịp cóc hay nhịp đồng hồ tích tắc. Đây là nhịp tim âm.
Chúng ta còn có một dạng nhịp một âm một dương, thay phiên nhau, gọi là nhịp long 1 long 2.
LONG MỐT LONG HAI
Nhịp long một long hai xuất hiện khi
– chúng ta muốn bỏ ngang 1 việc mình bị bắt làm, một hoàn cảnh 1 nơi chốn, 1 đối tượng mình bị vướng vào : gọi là long 2
– để chúng ta đi làm việc mình thích, đi con đường mình chọn, gọi là nhịp long 1, nhưng lại bị vướng vào nhịp long 2
Long 1 là vận hành mà cá nhân mình muốn, còn long 2 là vận hành tập thể hay hoàn cảnh ép mình vào.
Khi hai việc này không việc nào dứt điểm được mà cứ kéo lê nhau chạy lòng vòng, chúng ta buộc phải chơi thực sự và làm chủ nhịp long 1, long 2, nghĩa là vừa làm cái này vừa làm cái kia, tiện cái nào thì làm cái nấy, cho đến lúc hoàn thành được 1 trong 2 việc hoặc hoàn thành cả hai việc hoặc thất bại của hai việc.
—o—
Quét nhà long mốt long hai
Cha mẹ đi vắng dẫn trai vô nhà
—o—
Quét nhà long mốt, long hai
Cặp mắt dáo dác ngó trai ngoài đường
—o—
Giỏi đan long mốt,
Dốt đan long hai
“Lồng mốt, lồng hai”, có nơi gọi là “long mốt, long hai,” hai kiểu đan nan tre hoặc mây.
– “Lồng mốt” hay “lồng một” là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn.
– Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít.
Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai, bởi vì nó dễ bị bung ra. Cái giỏi của người đan long 1, long 2 là vẫn biết cái long 1 mới là cái mình muốn và mình phải giữ đến cùng.
—o—
Mình nói dối ta mình chửa có chồng
Ðể ta mang cốm mang hồng sang sêu
Ta sang mình có chồng rồi
Ðể cốm ta mốc, để hồng long tai
Ngỡ là long một long hai
Ai ngờ long cả trăm hai quả hồng
MỘT CHÂN HAI THUYỀN
– Một chân hai thuyền
Nhịp long mốt long hai này rất giống nhịp võ say. Muốn đi ngang hay đứng thẳng đều không được là phải lảo đảo, kiểu nửa tỉnh nửa mê.
Cá nhân nào chơi điêu luyện nhịp long mốt long hai này chẳng hề dễ dàng chút nào, vì nó giống y như tình trang 1 chân đạp 2 thuyền, nếu không đủ linh hoạt và cân bằng là ngã sấp mặt lúc nào không biết.
Ở lớp thiền của mình, các bạn mà tối bận không thiền được, tranh thủ giờ cơ quan học thiền mà học siêu luôn chính là các bạn chơi nhịp long 1 long 2. Người chơi nhịp long 1 long 2, hoàn cảnh khó khăn, giằng xé, vướng mắc mới xuất thần tìm được chính mình, còn hoàn cảnh thuận lợi, lơi lỏng là vừa thiền vừa ngủ hoặc rất mất tập trung, nhao theo hết việc này đến việc khác
CHÂN CÒ ĐẠP LƯƠN
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Đi vào bụi rậm xem cò bắt lươn
Con cò cắp cổ con lươn
Con lươn cũng cố quấn quanh cổ cò
Hai con, cò kéo, lươn co
Con lươn tụt xuống con cò bay lên
Bài ca dao này nói về mâu thuẫn giữa nhịp dọc và nhịp ngang, lươn là nhịp ngang mộc thổ, chân cò là nhịp dọc kim khí, nhưng đều là nhịp long.
Hai nhịp này gặp này thì sẽ xoắn vào nhau tạo ra một điểm cấu trúc hợp nhất khoá luôn hai nhịp này lại trong hình. Khi hai đối tượng này ngang ngửa nhau, không ai diệt được đối phương mà cũng không ai bị mất nhịp của mình, thì nhịp long một long hai xuất hiện. Sử dụng nhịp này, mỗi đối tượng sẽ tìm cách trụ lại được trong nhịp của đối phương, đồng thời tìm long ra khỏi đối phương.
1 nam 1 nữ kiểu sóng long dọc và sóng long ngang mà va vào nhau là rất dễ yêu nhau, gắn vào nhau, nhưng rồi chán quá, phải long nhau ra, không long nhau ra được là trầm cảm, chán đời, còn nếu long nhau ra quá mức thì bỏ nhau luôn, lúc này thì cả hai chỉ có long mốt sẽ không giữ được cân bằng, nữ thì rơi vào tình trạng lơ vơ, cà lơ, phất phơ, còn nam thì ổn định cuộc sống trong đơn điệu.
SONG LONG HAY LƯỠNG LONG CHẦU NGUYỆT
Xu hướng ban đầu của mỗi chúng ta khi rơi vào vận hành long 1 long 2 là tao cóc cần, tao bất chấp, tao chỉ lao theo cái tao cần cái tao muốn, hay long 1, nhưng càng làm như vậy thì long 2 lại mạnh mẽ, kéo chân chúng ta lại, cho đến khi chúng ta nhận ra là chúng ta không thể chỉ làm 1 trong 2 việc mà phải làm cả 2 việc 1 lúc, nghĩa là phải chơi được nhịp nương long, song long và lưỡng long.
Lưỡng long chầu nguyệt
—o—
Cơm phiếu mẫu, gối Trần Đoàn
Gối nghiêng loan phụng, nhẹ nhàng nương long
—o—
Cá Ông thì ở bể xa
Lưỡng long chầu nguyệt có ngà đôi bên
Lần đầu xuống bến xuống thuyền
Sao mà em biết nhãn tiền cá Ông
Ví dù em có sang sông
Thì em mới biết cá Ông chầu đền