CA DAO TỤC NGỮ VỀ CON NGOÉ

Loading

Ngoé là loại nhái rất nhỏ.
Ngoé đừng đầu trong dòng cóc, ếch, nhái đầm lầy về tính kim, vì cả bộ này đều mang tính mộc.
Ngoé là tinh thần, là vận hành, là thanh âm, còn nghéo (trong nghéo tay) hay chéo ngoe là thân thể, là hình tướng, là cấu trúc.
CHÉO NGOE
Chéo ngoe là một cái kéo tạo ra bởi sự cắt chéo của 2 con sóng.
Sự bắt chéo của hai sóng âm, là biểu tượng chữ vạn trong đạo Phật. Chữ vạn xoay là biểu tượng cho sinh hoá và vạn vật vô thường. Hai sóng liên kết và cắt chéo bằng tính kim cũng là ý nghĩa của từ Kim Liên và Liên Hoa Sinh.
Sự bắt chéo của hai sóng âm là một sóng âm nguyên bản, sóng âm nguyên thuỷ, sóng âm nguyên tố, cho nên đây là nguyên tắc tạo ra hương lương tử, lượng tử hương, hay trường vận hành của lượng tử, hay xứ sở của lượng tử, và đây cũng là nguyên tắc tạo ra nguyên âm, trong ngôn ngữ.
Trong bài chòi có bài “Con tứ cẳng” có cụm “bốn cái giò tréo ngoe”, “cứ cẳng chéo ngoe”
Tối qua tôi đi ra gò
Thấy anh thương chị bốn cái giò tréo ngoe
—o—
Lấy chồng từ thuở mười ba
Chồng chê em bé không nằm với em
Đến khi mười tám, đôi mươi
Em nằm dưới đất ồng cũng lôi, là cũng lôi lên giường
Lên giường anh nói anh thương
Một anh thương, hai anh thương, ba anh thương….
Anh thương chi thương lắm tứ cẳng giường nó rung rinh
Anh thương chi hung rứa tứ cẳng giường nó chéo ngoe
Tứ cẳng huớ Tứ Cẳng giường rung rinh
Tứ cằng huớ Tứ cẳng giường chéo ngoe
MỘT SỐ BÀI CA DAO, TỤC NGỮ VÊ CON NGOÉ
“Được lòng rắn, mất lòng ngóe” : Rắn thì dài, như sợi dây kết nối mang tính mộc, ngoé có tính kim, mộc, tính cắt đứt, tính tan rã.
—o—
“Giết người như ngoé” : Ngoé rất nhỏ và yếu và khi bắt được thì dễ chết cũng bởi vì tính kim mộc của nó.
—o—
Kêu như ngoé
—o—
Kêu ngoe ngoé
—o—
Đi nước Lào ăn mắm ngóe = Nhập gia tuỳ tục
—o—
“Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi, chẫu khóc “Chàng ôi là chàng!”
Ễnh ương đánh lệnh đã vang,
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!”
Ngoé quan tâm đến thanh toán nợ nần, kết thúc và chấm dứt, chứ không dây dưa như chẫu.
—o—
“Hồn ếch ta đã về đây
Phải năm khô cạn, ta nay ở bờ
Ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đường xót xa
Lạy trời cho đến tháng ba
Được trận mưa lớn ta ra ngồi ngoài
Ngồi ngoài rộng rãi thảnh thơi
Phòng khi mưa nắng ngồi ngoài kiếm ăn
Trước kia ta vẫn tu thân
Ta tu chẳng được thì thân ta hèn
Ta gặp thằng bé đen đen
Nó đứng nó nhìn nó chẳng nói chi
Ta gặp thằng bé đen sì
Tay thì cái giỏ tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh thay
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy ngóe con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ sơn son mà dài
Ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên bè rau muống phía trong bè dừa
Thằng Măng là chú thằng Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào, ơi hỡi đắng cay!”
Ếch chết khi gặp ngoé, vì ếch là khoá rốn liên kết tất cả, khoá sinh, còn ngoé là khoá rốn cắt đứt, như cắt rốn, rụng rốn và khoá tử.
Chia sẻ:
Scroll to Top