==== ==== ====
QUAN HỆ ĐÔI
Quan hệ nào suy đến cùng cũng là quan hệ đôi giữa hai đối tượng. Ví dụ
– quan hệ gia đình có thể phân ra thành quan hệ mẹ con, cha con, chi em, anh em, cha mẹ, cha mẹ – con
– quan hệ học tập là quan hệ thày trò
Trong một quan hệ đôi luôn có thể chia ra
– Chủ thể
– Đối tượng
Ví dụ
– quan hệ học tập chính là quan hệ giữa học sinh và đối tượng học như toán, lý, hoá …
– quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ giữa chủ thể sinh dưỡng và đối tượng được sinh dưỡng
Một người rất mạnh về các quan hệ, mạnh về cảm xúc sẽ luôn phải mạnh các quan hệ đôi, trong đó chính họ là một vế của quan hệ và một đối tượng cụ thể nào đó là vế thứ hai của quan hệ này.
Người có vấn đề với quan hệ cha mẹ – con cái như đổ tội cho cha mẹ, khó chịu với cha mẹ, cảm thấy cha mẹ không xứng đáng làm cha mẹ, cảm thấy mình không xứng đáng làm con, hoặc cố gắng lên gân làm bố mẹ tốt, hay kỳ vọng vào con cái tốt … có vấn đề cốt lõi là họ không biết mình là ai trong quan hệ này. Chính vì không biết mình là ai trong quan hệ này, họ lôi vào quan hệ này đủ các loại tiêu chí rằng cha mẹ phải thế này, con cái phải thế kia, và đủ các loại kỳ vọng về “sự thành đạt của con cái”, “niềm hạnh phúc của con cái”, “sự thành đạt của cha mẹ”, “sự hy sinh của cha mẹ”,… Khi các tiêu chí và các kỳ vọng không được thoả mãn, họ sẽ phủ nhận quan hệ này và các đối tượng tham gia vào quan hệ này là cha mẹ và con cái. Khi hiểu chủ thể và đối tượng của quan hệ cha mẹ con cái là cái gì thì sẽ không tiêu chí gì để là cha mẹ hay con cả.
CẢM XÚC
Bản chất của bất kỳ cảm xúc nào cũng là kết quả của tương tác của giữa các đối tượng trong một quan hệ nào đó.
Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng sẽ sinh ra các trạng thái cảm xúc của chủ thể với đối tượng ví dụ như
– “anh yêu em” là cảm xúc yêu của chủ thể “anh” cho đối tượng “em”.
– tình yêu đất nước là cảm xúc của chủ thể sống với đất nước mà mình sống ở đó
Người không có tính chủ thể cảm xúc có các vấn đề sau
– Không chịu trách nhiệm về cảm xúc của cá nhân mình, đổ lỗi cho người khác về cảm xúc của mình VD vì anh mà tôi đau khổ bao lâu nay, vì con mà cha mẹ buồn bực, công việc và ông sếp này làm tôi phát chán, đất nước và chính phủ này làm tôi khó chịu …
– Chạy trốn, phủ nhận, bóp méo, điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc cá nhân, ví dụ muốn luôn hạnh phúc trong quan hệ hôn nhân gia đình, luôn mạnh mẽ trong quan hệ cha mẹ con cái …
– Dựa vào người khác để có cảm xúc cá nhân VD nhờ anh mà em cảm thấy tự tin, nhờ em mà anh hạnh phúc
Người không có đối tượng cho cảm xúc có các vấn đề sau
– Đem cảm xúc cá nhân phủ lên đối tượng “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
– Cảm xúc cá nhân mạnh mẽ cho các đối tượng vu vơ kiểu “Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”.
– Có cảm xúc mạnh mẽ với các đối tượng không liên quan mà chúng ta gọi là đa sầu đa cảm, thương vay khóc mướn,
– Có cảm xúc mạnh mẽ với các đối tượng mà biết chắc là ảo như nhân vật trong phim, trong truyện … nhưng không có cảm xúc với đối tượng thật
– Dễ dàng cùng vui, cùng buồn, cùng si mê, cùng khó chịu, cùng ném đá, cùng bảo vệ một đối tượng không liên quan đến mình
Người mất cả tính chủ thể và đối tượng cho cảm xúc có các vấn đề sau
– Không chấp nhận cảm xúc thật của mình với đối tượng thật
– Không chấp nhận cảm xúc thật của đối tượng với mình
– Vay mượn cảm xúc từ đối tượng bên bên ngoài để phủ nhận trạng thái cá nhân bên trong, ví dụ bên trong trống rỗng thì mua đồ ăn, mua quần áo, mua đồ tiêu dùng, và đến các chỗ đông người
– Tham gia các hoạt động tập thể để cảm thấy vui, thấy hạnh phúc, thấy vững vàng …
– Có tình cảm gia đình với những tập thể xa lạ, và cảm thấy đây mới là gia đình thật của mình
– Có tình cảm cha con, mẹ con, chi em … với những người không phải người thân, và cho rằng cảm xúc lệch lạc này mới là chân thật
QUAN HỆ ĐỘI & CÁC VẤN ĐỀ CẢM XÚC
Quan hệ đôi sâu sắc sẽ vô hiệu hoá và ngăn ngừa các dạng quan hệ chung chung, quan hệ tập thể, mà thường xuyên không có chủ thể, không có đối tượng, hoặc có đối tượng ảo, có chủ thể ảo như
– quan hệ đám đông, quan hệ tập thể,
– quan hệ mạng xã hội
– quan hệ với các nhân vật của games
– quan hệ với các nhân vật của truyện, của phim
– quan hệ một chiều với thần tượng,
– quan hệ một chiều với chủ tướng, thủ lĩnh …
– quan hệ tự biên, tự diễn với Phật, Chúa, Thần, Thánh …
– quan hệ tự sinh, tự biên, tự diễn với chính mình như tự kỷ, tự ái, tự luyến …
Người mạnh quan hệ đôi là chủ thể của cảm xúc của chính mình, nên có thể nhận ra được và tránh được các dạng cảm xúc ảo, không chủ thể và không đối tượng. Ví dụ các trạng thái này là
– Tình yêu vô điều kiện, thì cũng tương đương với tình yêu không chủ thể và không đối tượng
– Cảm xúc đám đông : cảm xúc đám đông có chủ thể ảo, là cả đám đông, và đối tượng cũng thường xuyên là ảo
– Cảm xúc với thần tượng : thần tượng chỉ có đối tượng ảo, và thần tượng cũng không có quan hệ riêng tư, sâu sắc nào với đám đông, mà cũng là một dạng chủ thể ảo
– Cảm xúc tự phát sinh, tự cường điệu trong chính bản thân mình
Khi một người có quan hệ đôi mạnh với cha mẹ, vợ chồng, con cái, thày cô, … thì người ấy sẽ có đời sống cảm xúc rõ ràng, cụ thể và mạnh mẽ. Cụ thể là cá nhân họ có tình cảm gì, với ai, và ngược lai ai có tình cảm gì với họ.
Một số người gần như không có quan hệ đôi vì các quan hệ tình cảm của họ với người khác thường xuyên mang tính tự biên tự diễn hoặc bị bóp méo lệch lạc từ phía họ, nghĩa là họ quan hệ và phán ứng với kỳ vọng, với sự tưởng tượng, với suy nghĩ của minh về đối tượng, mà không hề có đối tượng thật, sự kiện thật, xúc chạm thật.
Ví dụ : một cô gái muốn tình yêu và người yêu đi theo khuôn mẫu vay mượn nào đó trên phim là cô gái không có khả năng sống trong quan hệ cá nhân thực giữa hai người mà chỉ có hai người biết và hai người quyết.
Người có quan hệ đôi mạnh khi bị trấn yểm trong một trường cảm xúc ảo như yêu thương vô điều kiện, tin tưởng vô căn cứ… từ các đối tượng bên ngoài như thày bà, các người bán hàng … sẽ nhận ra những cảm xúc này không phải của mình, nghĩa là mình đang bị đánh bùa để rơi vào các trạng thái cảm xúc ảo này và gán các cảm xúc này cho kẻ đánh bùa… để tin tưởng đi theo hoặc mua đồ của họ.
Những người có nhiều vấn đề trong các mối quan hệ đôi chưa cần ai dẫn dụ, lừa gạt thì tự họ đã thường xuyên tự đành bùa mình, để đưa mình vào trong các trường cảm xúc ảo, cảm xúc chung chung …. như yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, yêu Trái đất, yêu tất cả … hoặc hận đời, chán người và các dạng buồn bã vu vơ, chung chung.
Vì thường xuyên sống trong các cảm xúc vu vơ, mông lung, chẳng có đối tượng và chả có chủ thể, nên nếu một ngày họ có bị đánh bùa hay bị lừa gạt về cảm xúc, họ cũng không có khả năng nhận ra hoặc không muốn nhận ra, vì cảm xúc ảo là trạng thái thường xuyên của họ rồi.
QUAN HỆ ĐÔI GIỮA THÂN & TÂM
Một trong những quan hệ đôi quan trọng nhất của một con người là quan hệ giữa linh hồn, tinh thần, ý chí, lý trí, cảm xúc của người ấy, với chính thân thể, bản năng và các cảm giác trên thân của mình.
Khi một người không có quan hệ đôi trong chính mình này thì nghĩa là các quan hệ đôi khác như với người thân và người yêu có khả năng cũng sẽ rất không ổn hoặc rất ảo.
Trong thiền, khi một người có vấn đề về quan hệ đôi họ sẽ
– không tìm được đối tượng thiền
– thường xuyên đánh mất đối tượng thiền
– thường xuyên đánh mất tự chủ cá nhân trong quá trình thiền
– tự bịa ra đối tượng và nội dung thiền nhưng cũng không nhận thức được về trạng thái ảo này
– không giữ được ý chí bởi vì muốn có ý chí thực thì phải có đối tượng thật để chủ thể thiền đặt ý chí của mình vào mà đối tượng lại không có và chủ thể thì quá yếu
Trong ba cấp thiền của Vipassana là
– quán thân
– quán tâm
– quán pháp
thì hai cấp thiên cơ bản đầu tiên đã đòi hỏi phải phân tách thân tâm ra khỏi nhau và dùng cái này để quán chiếu sang cái kia.
Khi không thể phân tách chủ thể và đối tượng, và không có quan hệ đôi giữa thân và tâm, một người không thể thiền được vì
– không quán thân và trụ thân hoặc vừa trụ thân và quán thân một chút là mất thân ngay
– không quán tâm được, vì không quan sát được tâm của mình, không phân biệt được tâm trạng và lý tính của mình đến từ chính mình và đối tương hay chỉ là tâm trạng ảo và lý tính có sẵn
CẢM XÚC ẢO
Những người gặp các vấn đề phân tách thân – tâm, thành đối tượng và chủ thể, sớm muộn sẽ bị rơi vào các trường cảm xúc ảo, không có chủ thể và không có đối tượng. Cảm xúc ảo là cảm xúc có sẵn, trong các trường bao bọc lấy toàn cơ thể tương tự như là các thể hào quang. Tuỳ trường hợp mà một cảm xúc nổi lên trong khi các cảm xúc khác chìm xuống. Cảm xúc tự nó được kích lên bên trong biển cảm xúc này mà không sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng bên ngoài.
Các bao chữa sẵn cảm xúc tự biên tự diễn sẽ được kích ứng trong các hoàn cảnh mà chẳng cần có đội tượng lẫn sự điều khiển của con người.
Ví dụ, khi tôi cần yêu, tôi muốn yêu, tôi cần sống trong tình yêu, thì tôi sẽ rót tình yêu có sẵn trong bình vào một người nào đó hay một cái gì đó như bầu trời, môi trường, nhân loại … Tôi sẽ rót tình yêu ảo đã có sẵn trong cái bình của tôi vào chính tôi mỗi khi tôi muốn yêu hay tôi tưởng tượng ra rằng tôi yêu một đối tượng nào đó. Thực sự tôi không thể rót tình yêu này lên đối tượng vì đối tượng này nằm ngoài cái bình của tôi. Đối tượng chỉ là một cái cớ để tôi rót cái thứ tình yêu ảo này lên chính tôi. Vì tôi chẳng cần biết đối tượng ấy thực sự tác động đến tôi thế nào, thậm chí đối tượng không cần thực sự tồn tại, nên tôi có cảm giác rằng tình yêu của tôi bao la và vô điều kiện.
Tương tự với các cảm xúc chán nản, bất lực, đau khổ … khi bi kích ứng sẽ bao trùm toàn bộ con người tôi. Các cảm xúc này hoàn toàn có thể không chạm vào được đối tượng và đối tượng hoàn toàn có thể không tồn tại, nhưng tôi vẫn có cảm giác tôi đang yêu, tôi đang ghét đối tượng.
Trong thiền, các bình cảm xúc có tể được tự động bật tắt mà không chịu kiểm soát của người thiền, cũng không cần đối tượng thiền tương xứng, đối tượng thiền chỉ là cái cớ mà thôi. Người thiền có thể rơi vào các trường cảm xúc ảo như hạnh phúc, bất lực, chán nản, buồn ngủ, căng thẳng … mà vượt xa hoặc không liên quan một chút nào đến đối tượng thiền, quá trình thiền, nội dung thiền hay đề tài thiền cả. Ví dụ mới nghe đề tài thiền đã hào hứng hoặc mệt mỏi thái quá, nhưng chưa thiền lại rơi ngay vào trạng thái bất lực hoàn toàn … Điều này chứng minh là các trường cảm xúc này được tự động bật tắt ở người thiền mà không cần đối tượng.
Dù người thiền cũng không tự chủ được các trạng thái cảm xúc cực đoan này, nhưng họ vẫn tự mô tả các trạng thái này như thể chính họ có các cảm xúc này với đối tượng. Họ không bao giờ đặt câu hỏi vì sao vì sao tôi có cảm xúc này, cảm xúc này dành cho đối tượng nào, cảm xúc này có thật không và có đáng để như vậy hay không. Chính vì vậy, họ không có năng lực phân biệt giữa tình cảm cụ thể của mình với đối tương, và một trường tình cảm không đối tương không chủ thể mà họ thường xuyên ở sẵn trong đó.
See insights
Boost a post
Like
Comment
Copy