Ai cũng biết câu “Đục nước béo cò”. “Nước trong thì không có cá” mà cá là thức ăn của cò, nên đục nước thì béo cò. Lý do cò béo vô cùng đơn giản và dễ hiểu, là do môi trường sống của cò đem lại.
Chim là giống khí hơn thú, mà cò lại là giống khí của chim, nên cò bản chất là con chim gày, với cái cổ thon và cái chân nhỏ dài.
Ễnh ương nuốt bò,
Chân cò đổ núi
Đây là câu thành ngữ ngược, chân cò vừa bé vừa gầy, vừa nhẹ nhàng, đậu xuống nước không làm lay động nước, đậu lên cây không làm trĩu ngọn cây.
Dáng cò đi trong nước với đôi chân dài và cái cổ dài thì lò dò
Lò dò như cò phải bão
Lò dò như cò ăn đêm
Dáng cò đứng co một chân lên thì như muốn thu mình lại
Co ro như cò tháng tám
Nếu nhờ môi trường sống mà cò béo thì nó cũng chỉ béo hơn cái bản chất gầy của nó thôi.
Trong các loại cò, gầy nhất là cò hương. Người béo thì được bảo là béo trắng, còn người đen thì được bảo là vừa gầy vừa đen. Cò hương có màu đen, cổ dài và mỏ vàng. Chim trưởng thành phía trên có màu đen đồng nhất với hai bên cổ màu vàng, phía dưới hơi trắng. Tóm lại, loài cò vốn đã da bọc xương, so với các giống loài chim khác, cò hương còn là loại cò siêu gầy của bọn cò vốn đã quá gầy rồi.
Gầy như cò hương
Cò hương là con cò khí, vì hương là khí được tạọ ra bởi lửa trời và nước đất. Người vừa gầy vừa đen, nhưng thường xuyên tăng động là cò hương. Cò ma, hay còn gọi là cò bợ ngược lại là loại cò ủ rũ, cho nên người ta có câu “Mệt lử cò bợ”. Cò bợ trông mệt lử thôi, vì dáng đi của nó cứ chúi xuống, và lông của nó trông khô xơ xác, chứ nó không gày lại càng chả yếu, vì cò bợ là cò thổ, ngược với cò hương là có khí.
Chúng ta có bản không nhìn thấy ma, vì thân thể của ma là trường âm thanh, nhưng chúng ta hay tưởng tượng ra ma có máu đen hoặc màu trắng. Cò ma có màu gì ? Cò bợ thường với bộ lông nền trắng, lưng màu nâu, mỏ vàng với đầu mỏ đen, chân và mắt cò màu vàng. Lông cò chuyển sang màu đỏ, xanh và trắng vào mùa sinh sản. Vào thời gian còn lại lông cò màu nâu xám pha đốm trắng. Có nghĩa là cò bợ có nhiều màu, có khả năng đổi màu theo mùa. Cò bợ giống ma không phải vì màu sắc của nó, mà vì tinh thần của nó có vẻ ủ rũ.
Trai phải hơi vợ như cò bợ gặp mưa
Cò bợ có tính hoả kim thổ, nên lúc nào cũng thiếu nước, cần nước, cho nên cò bợ thích gặp mưa, như trai thích vợ.
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em sáo đá
Sáo đá là má bồ nông
Bồ nông là ông ác là
Ác là là bà tu hú
Tu hú là chú chim ri
Chim ri là dì chim xanh
Chim xanh là anh cò bợ
Cò bợ là vợ thằng Ngô
Thằng Ngô là cô sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Cò bợ có tính hoả kim thổ, nên nó chắc thịt, và dòng máu hoả kim thổ là dòng máu Trung Quốc, mà người Trung Quốc là thằng Ngô, cho nên cò bợ là vợ thằng Ngô.
Tóm lại, nếu bạn là người Việt, chắc chắn bạn có chút máu cò, vậy bạn rất khó mà béo được, nhưng nếu bạn vẫn béo thì nên một mình gánh vác những việc hoành tráng tầm cỡ sông núi như cò con.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Tóm lại, cò béo là vì môi trường nước đục, còn cò gầy là do nó sống quá tinh thần với những điều siêu vĩ đại, mà bản chất của cò là gầy, nên con cò nào thưc sự cũng có tinh thần vĩ đại hơn cái thân thể khí phất phơ của nó đặc biệt là cò hương.