Ca dao, tục ngữ về xứ HUẾ

Loading

SÔNG
– Sông Hương : còn có tên là Linh Giang, sông Cái, sông cái Đan Điền (khi đi qua huyện Đàn Điền), sông cái Kim Trà khi đi qua huyện Kim Trà, sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục, sông Huế…, đây là một trong các dòng sông có hiện tượng chảy ngược của nước ta
– – – Cồn Hến (đoạn sông đi qua kinh thành Huế và thôn Vĩ Dạ), cồn Phân (gần cửa biển hơn), cồn Dã Viên (sông An Cựu)
– – – Thôn Vĩ Dạ, cồn Hốn, chợ Gia Lạc
– – – Cầu Tràng Tiền
– – – Chùa Thiên Mụ
– – – Điện Hòn Chén
– – – Ngã ba Sình
– Sông Hương, các phụ lưu
– – – Sông đào trong thành phố Huế
– – – – – – Sông Ngự, sông Ngự Hà, sông Vua là nhánh sông đào của sông Hương chảy hai mặt Đông Tây kinh thành Huế
– – – – – – Sông An Cựu còn gọi là sông Lợi Nông, Phủ Cam, Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan, nhưng tên phổ biến ở Huế là sông An Cựu, cũng là nhánh của sông Hương, bắt đầu từ cồn Dã Viên, nổi tiếng là dòng sông “Nắng đục, mưa trong”
– – – – – – Sông Đông Ba cũng là nhánh của sông Hương, có chợ Đông Ba, cầu Gia Hội, cầu Đông Ba và cầu Đông Hội.
– – – Tả Trạch sông Hương, Hữu Trạch sông Hương là hai dòng sông hợp lại trước khi thành đoạn sông Hương chảy quả thành phố Huế, nơi có lăng mộ vua chúa Nguyễn
– – – Sông Bồ là phụ lưu của sông Hương bắt nguồn từ núi A Sầu, thuộc dãy Trường Sơn, còn có tên gọi là sông Đan Điền, sông Phú Ốc, ngoài ra còn có những cái tên khác do người dân địa phương đặt như sông Hiền Sĩ, hay sông Cổ Bi. Phụ Lưu của sông này là hai con sông có tên Khe
– – – – – – sông Rào Trăng, hay sông Khe Bùn
– – – – – – sông Ba Ran hay Khe Đá Mài
– Sông Ô Lâu là sông đổ ra biển Đông, nối với sông Thạch Hãn hay sông Quảng Trị. Tên sông liên quan đến Châu Ô là tên cũ của vùng đất từ đèo Lao Bảo đến lưu vực sông Thạch Hãn của Quảng Trị. Sau Châu O, được đổi tên thuần Thuận Châu. Sông Ô Luâu có chi lưu là
– – – sông Thác Ma (sông Thác Mã, sông Mỹ Chánh),
– – – sông Cầu Nhị
– Sông Truồi là con sông nằm trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, chính xác là nó nằm ở vùng Truồi chảy qua ba xã Lộc Hòa, Lộc Điền và Lộc An. Sông Truồi còn có tên là sông “Hưng Bình” thượng nguồn sông Truồi bắt đầu từ núi Bạch Mã và Núi Truồi “Ứng Đôi” và hạ nguồn ở làng Bàn Môn chảy ra phá Tam Giang. Hiện nay thì nước sông Truồi chịu sự chi phối của đập thủy lợi hồ Truồi.
– Sông Sê Kông, còn được gọi Xe Kong, hay Tonlé Kong là một dòng sông xuyên quốc gia và là một phụ lưu quan trọng của sông Mê Kông, có 2 phụ lưu cùng bắt nguồn từ dãy Trường Sơn là
– – – Sê Rôn (về phía Quảng Nam)
– – – Sê Sáp : chảy từ suối vùng chân đèo Bà Lạch, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Như vậy 4 con sông Đông – Tây – Nam – Bắc của Huế là Sông Hương (Đông) – Sông Sê Kông (Tây) – sông Truồi (Nam) – sông Ô Lâu (Bắc)
BIỂN
– – – Cửa biển Thuận An, cửa Eo
– – – Phá Tam Giang – Phá Cầu Hai
– – – Đầm Chuồn : lễ hội Tổ làng Chuồn, loạn chìa vôi : khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trung chống vua Tự Đức
– – – Đầm nước mặn & nước lợ dọc biển.
– – – Rừng ngập mặn Rú Chá
NÚI
– Núi Bạch Mã
– – – Núi Truồi
– – – Đèo Hải Vân
– Núi Ngự : Ngự Bình Sơn, được chạm ở Nhân đỉnh. Núi ở về phía Tây Bắc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế. Tên xưa của núi là Mạc Sơn, hoặc là Bằng Sơn, vì trông nó tựa như một con chim bằng đang đậu, mặt quay về phía Bắc với đôi cánh hơi khuỳnh ra hai bên trông thật khỏe. Đời Gia Long xây dựng kinh thành, vua lên núi chơi, thấy đỉnh núi bằng phẳng, hình dáng uy nghi, cân đối, đẹp như một ngọn núi nhân tạo, khắp nơi trồng cây thông, cho tên núi là Ngự Bình. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), nhà vua ngự giá lên chơi, xem xét hình thế, thấy hai bên tả hữu núi đất đứng đối nhau, nhân đấy gọi tên núi phía tả là Tả Phù, núi phía hữu là Hữu Bật. Tiết Trùng cửu, các vua Nguyễn lên chơi núi bắt đầu từ đấy.  

Duệ Sơn tức núi Duệ được chạm ở Tuyên đỉnh. Núi còn được gọi là núi Lễ và nằm ở phía Nam huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hình núi hơi nhọn, dáng đẹp, phía Đông núi gối đầu lên sông Tả Trạch. Núi Duệ như vị thần canh giữ, đứng trấn trị phía đầu nguồn sông Hương, làm án che chở cho vùng đất tọa lạc Văn Miếu và Võ Miếu. Núi Duệ cùng với Thương Sơn, núi Ngự Bình được xem là những ngọn chủ sơn tụ khí của linh mạch xứ Huế. Dưới chân Duệ Sơn ngày trước có nhiều cây thạch xương bồ mọc, bây giờ thi thoảng mới gặp. Năm Minh Mạng thứ 20, nhà vua lại ban sắc lệnh cho việc tế thần núi Duệ hàng năm. (https://dulichhue.biz/y-nghia-9-ngon-nui-duc-tren-cuu-dinh-hue.html)

Thương Sơn tức núi Thương ở Thừa Thiên Huế được chạm ở Chương đỉnh. Núi còn có tên là núi Thiên Dữu (sau này có người gọi là núi Kim Phụng). Núi ở phía Nam huyện Hương Trà, hình thế núi khum khum cao lớn, trông như vựa thóc tròn. Ngày trước trên đỉnh núi có giếng, nước rất trong mát, trong giếng có cá. Tương truyền giếng này là nơi để tiên xuống tắm.

– Núi Bân (gần núi Ngự)
– Núi Ngọc Trản
ĐÈO
– Hải Vân – Phước Tượng – Phú Gia
https://baothuathienhue.vn/chinh-tri-xa-hoi/ba-deo-noi-xu-hue-10249.html
CÔNG TRÌNH
– Kinh Thành Huế : Đoan Môn, Ngọ Môn, Đại Nội, Cung An Định
– Đàn Nam Giao
– Văn Miếu, Võ Miếu
– Chùa Thiên Mụ, Từ Hiếu
– Tháp Chăm Phú Diên
LĂNG MỘ
– Lăng mộ vua chúa Nguyễn : Lăng mộ các chúa Nguyễn, lăng mộ các vua Nguyễn ở Tả Trạch & Hữu Trạch sông Hương
– Lăng mộ các nhà sư nổi tiếng : mộ các thiền sư dòng Liễu Quán
– Lăng mộ các nhà yêu nước nổi tiếng :
– – – Mộ cụ Phan Bội Châu, số 53, đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
– – – Mộ cụ Tăng Bạt Hổ ở cùng chỗ với mộ cụ Phan Bội Châu
ÂM NHẠC
– Hò khoan
– Ngũ nhạc cung đình
PHONG TỤC THỜ CÚNG
– Tục thờ ngựa : Tục thờ ngựa ở Huế rất đặc sắc, nhưng riêng về địa danh thì phía nam của Huế là dãy núi Bạch Mã còn phía Bắc của Huế là dòng sông Thác Mã
– Thờ bà chúa Xứ : Điện hòn Chén
SẢN VẬT
CHỢ
– Chợ Đông Ba
– Chợ Kim Long
– Gia Lạc
LÀNG NGHỀ
– Làng đồng,
– Làng hương
MÓN HUẾ
– Bánh Huế : bánh bột lọc, bánh ram, bánh ít, bánh xèo …
– Cơm Hến
– Bún bò Huế
NHÂN VẬT
CÁC XỨ
– Xứ Huế
– Xứ Truồi : núi Truồi, sông Truồi, cầu Truồi, chợ Truồi
– Xứ Nong
– Xứ Quảng Đức, trong xứ Ngũ Quảng gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam và Quảng Ngãi
– Châu Ô (Thuận Châu), châu Lý (châu Rí, Hoá Châu), Thuận Hoá : Châu Ô liên quan đến Quảng trị phía Bắc của Huế, còn Châu Lý liên quan đến đất Quảng Nam, phía Nam của Huế
– Đất Thần kinh

SÔNG HƯƠNG

—o—

Sông Hương nước chảy lờ đờ
Dưới sông có đĩ, trên bờ có vua

—o—

Bao giờ nước ráo làm mây,
Sông Hương hết chảy, dạ này mới thôi.

—o—

Sông Hương lắm chuyến đò ngang
Chờ anh em nhé, đừng sang một mình

—o—

Ướt áo xanh lụy tình Tư Mã,
Khách thiên nhai vẫn lạ mà quen,
Nước non ai kẻ bạn hiền,
Biết ai tâm sự giữa miền sông Hương?

—o—

Ngó xuống sông Hương, nước xanh như tàu lá
Ngó về Đập Đá, phố xá nghinh ngang
Từ ngày Tây lại sứ sang
Đi xâu, nộp thuế, làm đàng không ngơi.

—o—

Ngó xuống sông Hương, nước xanh như tàu lá
Ngó về Đập Đá, phố xá nghinh ngang
Từ ngày Tây lại sứ sang
Cầu Trường Tiền khác bến, chợ Đình Ngang đổi dời
Ới em ơi, em ăn ở làm cho có đất có trời
Đừng ham duyên mới phụ lời nước non

—o—

NGÃ BA SÌNH

Gặp nhau ở ngã ba Sình 
Em xuôi anh ngược đem tình nhớ thương

SÔNG DINH

Núi Truồi ai đắp nên cao?
Sông Dinh ai bới ai đào mà sâu?

SÔNG BỒ

Con Nguồn Dinh cá kình cá chép
Con Nguồn Bồ con tép con cua
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ đất nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa

SÔNG AN CỰU

Ngó lên trời, trời buồn trời bực,
Ngó về sông An Cựu, nắng đục mưa trong.

—o—

Sông mô trong bằng sông An Cựu
Hói mô quanh quẹo bằng hói Châu Ê

—o—

Ngó lên trời, trời buồn trời bực,
Ngó về sông An Cựu, nắng đục mưa trong.

—o—

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Dẫu ai ăn ở hai lòng
Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng

—o—

Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già

SÔNG ĐÔNG BA : CHỢ ĐÔNG BA

—o—

Nước Đông Ba chảy qua Đập Đá
Nước Vĩ Dạ chảy xuống ao hồ
Em chưa có chồng thì nói việc đế đô
Có chồng rồi thì khác chi trâu dại, bạ chỗ mô cũng cà

—o—

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
Đò từ Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vọng, nhắn tình nước non

—o—

Từ ngày Tàu lại Tây sang
Cầu Đông Ba làm lại, trại đúc tiền bỏ đi

—o—

Chiều chiều ra chợ Đông Ba
Ngó về hàng bột, trông ra hàng đường
Nhìn mai, ngắm liễu, xem hường
Cô nào đẹp nhất xin nhường cho tôi

—o—

Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non

—o—

Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống sang canh
Giữa sông Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêng

—o—

Bên chợ Đông Ba tiếng gà eo óc
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống tan canh
Giữa dòng Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêng.

—o—

Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông

PHÁ TAM GIANG

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
– Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan
Đường vô muôn dặm quan san
Anh vô anh được bình an em mừng

—o—

Tam Giang rộng lắm ai ơi
Có ai về Sịa với tôi thì về
Đất Sịa có lịch có lề
Có sông tắm mát, có nghề làm ăn

—o—

Thương nhau chẳng quản chi thân
Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo

—o—

Nước ròng chảy thấu Tam Giang
Sầu đâu chín rụng, sao chàng bặt tin?
Nỗi buồn con nhện đem điềm
Chầu rày người bạn chắc quên ta rồi?

—o—

Nước ròng chảy thấu Tam Giang
Sầu đâu chín đỏ, sao chàng còn đây?

PHÁ CẦU HAI

Chẳng thà đi Đồng Nai
Không thà đi phá Cầu Hai tháng mười

CỬA THUẬN AN, BẾN THUẬN AN, CỬA EO

Chớp cửa Eo, nước trèo khu đĩ

—o—

Sấm ngã Eo, bắt heo vô rọ

—o—

Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá vược lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi.

CẦU TRÀNG TIỀN

Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình

—o—

Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Anh qua không kịp, tội lắm, em ơi !
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt
Đêm nằm tấm tức, lụy nhỏ tuôn rơi
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông trời mà xa

—o—

– Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên qua lại
Kể tự đời Thành Thái đến nay
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?
– Chí quyết thắng Pháp Tây
Nên cầu này phải phá,
Qua sông còn nhiều ngả
Đừng buồn bã em ơi
Nước non khôi phục được rồi
Cầu nầy bắc lại không mấy hồi đó em!

—o—

CẦU NGÓI GIA LÊ

Ai về cầu ngói Giạ Lê
Cho em về với thăm quê bên chồng

CHÙA THIÊN MỤ

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền

CHÙA TIÊN

Vì ai nên nỗi sầu này
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau

ĐIỆN HÒN CHÉN

KINH THÀNH HUẾ

Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
Sinh ra em phận gái không hỏi chốn kinh thành làm chi

—o—

Từ ngày Tây chiếm đế đô
Sưu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi trời
Còn thêm một nỗi đổi dời
Quan trên ỷ thế nhiều lời hiếp dân

ĐÀN NAM GIAO

Trần Hoàn cùng với Bùi San
Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao

NÚI NGỰ BÌNH

Đò chèo sông Hương tiếng hò văng vẳng
Dương trồng núi Ngự gió thoảng vo vo
Anh nghe ai ngăn chợ đón đò
Bỏ mấy lời nguyện ước hẹn hò trước sau

—o—

Ai đã từng vào Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ sông Hương nước biếc, nhớ non Bình trăng trong

—o—

Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh
Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên

—o—

Sông Hương càng ngày càng rộng,
Núi Ngự càng ngày càng cao;
Thuyền quyên xin hỏi anh hào,
Sự tình đã rứa, chàng liệu làm sao cho thiếp nhờ?
– Em ơi, em chớ quá lo,
Hãy nán lòng đợi, để anh suy đo tháng ngày.

NÚI NGỌC TRÀN

Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn
Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long
Sương sa, gió thổi lạnh lùng
Sóng xao, trăng lặn chạnh lòng nhớ thương

HÒ KHOAN XỨ HUẾ

Hát bội Quy Nhơn
Hầu đơn Quảng Ngãi
Thơ lại Quảng Nam

Hò khoan xứ Huế

NHÂN VẬT

Họ Hồ làm quan
Họ Đoàn làm giặc

CON GÁI HUẾ

Em là con gái Phú Đa
Con người phốp pháp, ngã ba to đùng

—o—

Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau

—o—

Nam Phổ trèo cau không mặc váy
La Sơn nhìn thấy La Sơn la

—o—

Gái Nam Phổ khoe lồn Nam Phổ phổ
Trai La Sơn trỏ cặc La Sơn la

—o—

Nước sông Truồi vừa trong vừa mát
Gái sông Truồi vừa đẹp vừa ngoan

—o—

Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành

—o—

Sông Hương nước chảy lờ đờ
Dưới sông có đĩ, trên bờ có vua

SẢN VẬT

—o—

Cau Nam Phổ

—o—

Quýt giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trạng cung Diên
Nhãn lồng Phụng Tiên
Đào tiên Thế Miếu
Thanh trà Nguyệt Biều
Dâu da rừng Truồi
Hột sen hồ Tịnh

—o—

Ơi o bán cốm hai lu
Có về An Thuận cho tui về cùng

—O—

Khoai môn Mỹ Á,
Mía mả Nam Trường,
Nương vườn Mỹ Lợi

—o—

Ai về ghé lại quê tôi,
Hương Cần nón, quýt một thời nổi danh

CÁC ĐỊA DANH

Nhất Huế nhì Siạ

—o—

Nguyệt Biều – Lương Quán bao xa
Cách nhau cái hói chia ra hai làng.

—o—

Vân Thê, Sư Lỗ bao xa
Cách một cái hói chia ra hai làng.

—o—

Nong lên, Truồi lên

—o—

Ơi o bán cốm hai lu
Có về An Thuận cho tui về cùng

—o—

Mưa chi mưa oán, mưa thù
Mưa quanh, mưa quất bàu Thần Phù không mưa

—o—

Giả đò buôn hẹ bán hành
Vô ra chợ Cống thăm anh kẻo buồn

—o—

Kim Long có gái mĩ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi

—o—

Bao giờ Long Thọ hết vôi
Đồng Nai hết nước anh thời quên em

—o—

Hà Chiêu, Hà Chiểu, Hà Chiều
Cá mú thì nhiều không biết nấu kho

—0—

Hà Chiêu, Hà Chiểu, Hà Chiều
Vừa đi vừa ngó chập miều đỏ khu

NAM PHỔ

Cau Nam Phổ

—o—

Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau

—o—

Chiều chiều nhớ mẹ ăn trầu
Ghé qua Nam Phổ ngẩng đầu nhìn lên

—o—

Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim

—o—

XỨ TRUỒI : NÚI TRUỒI – SÔNG TRUỒI – CHỢ TRUỒI – ĐẬP TRUỒI – CẦU TRUỒI

—o—

Núi Truồi đội mũ,
Âm phủ mặc áo tơi

—o—

Xứ Truồi ngọt mít thơm dâu
Anh đi làm rể ở lâu không về.

—o—

Xứ Truồi ruộng cả đồng sâu
Muốn ăn cơm trắng làm dâu xứ Truồi

—o—

Ai ơi về nếm dâu Truồi
Vừa ngon vừa ngọt, ăn rồi lại ăn

—o—

Trai Truồi thì lấy
Cấy Truồi thì chừa

—o—

Nước sông Truồi vừa trong vừa mát
Gái sông Truồi vừa đẹp vừa ngoan

—o—

Ngồi buồn xe chỉ mong manh
Đố ai câu được cá hanh nguồn Truồi

—o—

Chàng liều mình chàng như con không đẻ
Răng chàng hối thiếp liều mình thiếp như mẹ đẻ không nuôi
Hai ta vọt xuống sông Truồi
Bỏ bốn niềm phụ mẫu ai nuôi cho cùng ?

—o—

Quýt giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trạng cung Diên
Nhãn lồng Phụng Tiên
Đào tiên Thế Miếu
Thanh trà Nguyệt Biều
Dâu da rừng Truồi
Hột sen hồ Tịnh

—o—

Núi Truồi ai đắp nên cao?
Sông Dinh ai bới ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.

—o—

Ngọn núi Truồi vừa cao vừa dựng,
Lòng người Thừa Thiên vừa cứng vừa dai,
Dù cho nắng sớm, mưa mai,
Sóng dồn, gió dập vẫn mong hoài gặp nhau.

—o—

Năm xưa thầy mẹ bảo em
Chọn mua lấy quả dâu tiên xứ Truồi
Để nhà anh tới chịu lời
Ăn dâu quả ngọt ngẫm người biết ta

XỨ HUẾ

Buồn tình cha chả buồn tình,
Không ai đi Huế cho mình gởi thơ

—o—

Mưa lâm râm, ướt dầm cây quế
Ta thương người ở Huế mới vô

—o—

Răng đen sì giống Huế
Mắt trắng dã tựa Chà Và
Ưng ai đất nước ông bà:
Khiến cho tôi ở vậy
Hủ hỉ với mẹ già vui hơn!

—o—

Yêu nhau từ thuở má hồng,
Đến khi má tóp lưng còng vẫn yêu
Phải nhơn duyên cây khế mọc ngoài Huế cũng bứng về trồng,
Không phải nhơn duyên cây cúc mọc vườn hồng cũng chẳng ham

—o—

Chừng gần, ngoài Huế cũng gần
Chừng xa, cách một tấm trần cũng xa.

—o—

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
– Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan
Đường vô muôn dặm quan san
Anh vô anh được bình an em mừng

—o—

Lên non tìm quế, ra Huế tìm chồng
Đến đây tìm bạn ruột bầm như dưa
Làm vầy đã thắm tình chưa
Một mình em đứng giữa mưa em chờ

—0—

Bão trên trời bão xuống
Giặc ngoài Huế đánh vô
Trời làm cực khổ đế đô
Đầu đội lửa thép, thảm chừng mô, hở trời!

—o—

Rượu ngon ngoài Huế đem về
Dẫu anh không uống, vợ kề cũng say
Chầu rày em đã có chồng
Mời anh uống chén rượu nồng giải khuây

—o—

Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo đôi năm

—o—

Phải chi duyên túc đế
Như cây cỏ đế ngoài Huế, anh cũng đi tìm

—o—

Buồn tình cha chả buồn tình
Không ai đi Huế cho mình gởi thơ
Gởi thơ thì phải gởi lời
Kẻo mà thơ rớt thơ rơi dọc đường

—o—

Ai về ngoài Huế cho tôi nhắn với ông thợ rèn
Rèn cho tôi một trăm cái đục
Một chục cái chàng
Về tôi đốn một cây huỳnh đàn

—o—

Giặc Sài Gòn đánh xuống
Binh ngoài Huế đánh vô
Anh biểu em đừng đợi đừng chờ
Để anh đi lấy đầu giặc tế cờ nghĩa quân

THỪA THIÊN

Em thương không thương nỏ biết
Em thốt nhiều lời thảm thiết hơn thương
Thiếu chi ba phủ Thừa Thiên
Thấy anh có ngãi nên em ôm duyên ngồi chờ

—o—

Ngọn núi Truồi vừa cao vừa dựng,
Lòng người Thừa Thiên vừa cứng vừa dai,
Dù cho nắng sớm, mưa mai,
Sóng dồn, gió dập vẫn mong hoài gặp nhau.

XỨ QUẢNG

Mai thích Huế, xế thích Quảng

—o—

Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành

 

Chia sẻ:
Scroll to Top