Bài ca dao nổi tiếng nói về quan hệ bà cây ông sâu là bài “Bồng bồng cõng chồng đi chơi”.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi, cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên
Cái bống cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Cho tôi mượn cái gầu sòng,
Để tôi tát nước cho chồng tôi lên.
Bống bông cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.
Cái bống cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Hỡi ông cụ lão kia ơi,
Cho tôi mượn cái gầu sòng,
Để tôi tát nước cho chồng tôi lên.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Hỡi ông cụ lão kia ơi,
Cho tôi mượn cái gầu sòng,
Để tôi tát nước cho chồng tôi lên.
Một số người cho bài này y hệt như phân tích bài Bà Rằng Bà Rí, dân ca của dân tộc Mường ở Phú Thọ là nói về tục tảo hôn. Phân tích như vậy không quá sai, nhưng thiếu trầm trọng.
Bài ca dao này có chiều sâu hơn, nói về một trong các dạng quan hệ nam nữ căn bản, chứ không chỉ đơn thuần mô tả tình trạng tảo hôn. Trong đó
– Bà vợ là cái cây, là bà còng, là bà gồng gánh, là bà bồng bế, ông chồng còng cả lưng
– Ông chồng dựa dẫm ăn bám vào vợ về vật chất hoặc về tinh thần hoặc về thờ cúng gia tiên hoặc sinh sản và dưỡng nuôi dòng máu
Bài này có nhiều dị bản, khác nhau ở các điểm sau
– “Bồng bồng” hoặc “Cái bống” cõng chồng đi chơi
– “Chị em ơi”, hoặc “Hỡi ông lão ơi”, hoặc không biết gọi ai “cho mượn cái gầu sòng”
Bà vợ là cái bống, cái bống bồng, cái bống bông, cái bồng bồng. Ca dao tục ngữ có rất nhiều bài về cái hình tượng phụ nữ Cái bống. Cô Tấm cũng là một dạng Cái Bống, phải gánh Cô Tám và dì ghẻ đủ công chuyện.
Phụ nữ là cõng chồng là phụ nữ Mộc Thổ hay bà Cây. Đàn ông được vợ cõng là đàn ông Kim Khí hay ông Sâu mà về mặt vật chất thì dễ ăn bám vợ mà về mặt tinh thần lại rất thích đi chơi và dễ rớt ra khỏi quan hệ vợ chồng khi chạy theo các quan các quan hệ trăng hoa hay chạy theo các thú chơi bời, do tính khí cá nhân được nuông chiều và không có sự gắn kết gia đình.
Cảm xúc là nước và con sâu là loài sinh vật tính thuỷ. Thuỷ quá nhiều không còn cân bằng với hoả để giữ chất khí, mà cũng không còn phân tách với hoả để có tính kim. Khi bị suy năng lượng gốc Kim Khí, người đàn ông này mới rơi xuống chỗ lội, trong những giai đoạn mà gia đình gặp khó khăn hay biến động.
Chỗ lội này là một quan hệ ngoại tình mà có thể sinh ra con riêng. Chỗ lội này cũng có thể là một khoản nợ nần hay các rắc rối pháp lý mà người đàn ông vướng phải do ăn chơi quá đà ngoài gia đinh. Đây là các thời điểm mà gia đình này bị bòn rút và mất mát tình cảm, mất tiền bạc và dòng máu di truyền. Nghĩa là ông chồng trở thành một con sâu ăn cái cây dòng họ của chính mình hoặc ông trở thành một điểm bị sâu ăn trên cây dòng họ.
Câu hỏi là tại sao bà vợ Cây không tự tát nước vớt ông chồng Sâu lên, mà phải đi mượn cái gầu của chị em, của ông lão hoặc của ai đó ? Bởi vì trong gia đình này thiếu hẳn cái gàu sòng
– Mượn của “hỡi ông lão ơi” là mượn từ người đàn ông lớn tuổi người có gầu sòng, để hỗ trợ cho ông chồng non dại không có gàu sòng
– Mượn của “chị em ơi” là mượn từ những người phụ nữ mà có sự đa dạng và sự trưởng thành hơn người vợ, nên đã có gàu sòng
Gầu sòng là cái gì ? Về mặt vật lý, gầu sòng là một dụng cụ đan bằng nan tre, móc vào sào tre hoặc treo bằng dây, để tát nước từ kênh mương vào đồng ruộng cho cây.
Gàu sòng chỉ tát nước bờ thấp. Gàu sòng có thể tát hai chiều
– Tát từ mương vào đồng (cấp nước, tưới nước, chống hạn)
– Tát từ đồng vào mương (tiêu úng)
Tát gàu sòng như thế nào ?
– 1 người cả đàn ông và phụ nữ có thể tát nước bằng 1 gầu sòng
– 1 nhóm thường là phụ nữ có thể tát nước bằng nhiều gầu sòng, mỗi người 1 gàu hoặc
– 2 người phụ nữ có thể tát vài bà cái gầu sòng bằng cách buộc dây vào gàu sòng rồi văng dây qua lại
Cao bờ thì tát gàu giai
Gàu sòng chỉ tát được nơi thấp bờ.
Cao thì tát một gàu dai
Thấp thì em lại tát hai gàu sòng.
Mặt bằng cái gầu giai
Miệng bằng hai gầu sòng.
Ruộng thấp đóng một gàu giai
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng
Thời nay người ta dùng máy bơm nước thay vì tát gàu, nhưng máy bơm nước chỉ có thể bơm tập trung đầu nguồn, nhưng tại từng ruộng cụ thể vẫn cần tát nước.
“Tát nước gầu sòng” với hai vợ chồng Cây Sâu này là đổ nước cảm xúc, đổ tiền bạc, đổ nguồn lực, đổ máu của ông chồng trở về cho cánh đồng gia đình nơi có cái cây của bà vợ.
Lộn sòng là lộn ngược sòng, làm đổ nước ra, thay vì tát nước vào đồng hoặc ra khỏi đồng. Ông chồng rơi xuống chỗ lội là ông chồng bị lộn sòng.
Ở Xứ Thanh có đền mẫu Sòng Sơn, chữ sòng trong tên Sòng Sơn chính là chữ sòng trong gàu sòng. Ngược với lộn sòng, sòng sơn là một cái sòng siêu chắc chắn, mà có thể giúp chống lại mất máu dòng họ, tại các điểm bị sâu ăn hoặc chống lại hiện tượng người trong dòng họ thành sâu ăn cây dòng họ.
Vậy về mặt năng lượng và tinh thần, gầu sòng là cái gì mà quan trọng đến mức đi vào ca dao, tục ngữ và tôn giáo như vậy ?
Ăn cho đều tiêu cho sòng
Sớm ngày vác cuốc thăm đồng
Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.
Nứa xanh lột rối bòng bong
Gàu giai múc nước, ngọt lòng gàu giai
Gàu lành ai lại trét chai
Gái hư chồng để khoe tài nỗi chi!
Giếng sâu gàu nhỏ anh ơi
Một mình em múc ba bốn đôi sao đầy!
Giếng sâu gàu xuống bần bon
Có con cá trích phụ con cá tràu
Hỏi thăm chánh tổng nào giàu
Đem con cá trích về bàu thả chơi
Tay cầm gàu nước chia hai
Chiều nay tưới lựu, chiều mai tưới đào
Em có chồng rồi anh biết làm sao
Tưới lê lê héo, tưới đào đào khô
Ùm ùm tát nước gàu giai
Ruộng cao ta lại tát hai gàu sòng
Bà con trong xóm đổi công
Đêm đêm tát nước ngoài đồng vui ghê
Hôm qua cây lúa còn se
Ngày mai nước chảy tràn về lúa tươi
Cho hay muôn sự tại người
Người mà quyết chí thì trời cũng thua
Văn chương phú lục chẳng hay,
Trở về làng cũ học cày cho xong.
Sớm ngày vác cuốc thăm đồng,
Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.
Hết mạ ta lại quẩy thêm,
Hết lúa ta lại mang tiền đi đong.
Nữa mai lúa chín đầy đồng,
Gặp về đập sảy bõ công cấy cày.
Quê anh ở phủ bên nhà
Nhà anh phú quý vinh hoa nhất miền
Bấy nay đi kén bạn hiền
Bây giờ mới gặp thuyền quyên má hồng
Hỡi cô tát nước gàu sòng
Hỏi rằng cô đã có chồng hay chưa?
Không chồng làm cuộc mây mưa
Ruộng khô mạ héo bao giờ cho tươi
Âm dương vẫn sẵn tính trời
Cùng nhau ta tát gàu giai cho đầy
Giếng khơi gàu múc lưng chừng,
Nếu mà vụng liệu xin đừng trách đây.
Cầm đàn mà bỏ quên dây,
Bõ công ao ước, bõ ngày ước ao.
Sông sâu em sẽ cắm sào,
Miếu thiêng em sẽ lọt vào cắm nhang.
Ví dù không lấy được nàng,
Mang thân đi xuống suối vàng cho xong.
Yêu nhau cho vẹn cho tròn,
Kẻo mai thẹn với nước non ở đời.
Thà rằng thác xuống giếng khơi,
Còn hơn sống ở trên đời xa nhau.
Sáng trăng sáng cả cánh đồng
Em đi tát nuớc gàu sòng gàu dai
Phần em chẳng đặng làm trai
Em đành tát nước gàu dai, gàu sòng
Hai hàng nước mắt rưng rưng
Đẹp đôi xấu tuổi, xin anh đừng nhắc trông
Lượt này dứt nghĩa đạo đồng
Anh có vợ xứ khác, em có chồng nơi xa.
Tại mẹ với cha nên hai ta gàn trở
Cha mẹ thuận hoà không ai nỡ bỏ ai
Hai hàng nước mắt láng lai
Tui có xa nghĩa bạn lâm cảnh ai cũng buồn.
– Một khúc sông năm bảy ngả nguồn
Không nơi này chốn khác tội gì buồn hư thân
Đói no tôi cũng muốn ở gần
Hai bên phụ mẫu đạp cần dứt dây
Đôi ta luống chịu sầu tây
Roi tre vót nhọn lâu nay vẫn còn
Đắng cay như trái bồ hòn
Bầm gan tím ruột vẫn còn nhớ thương