BÁNH TRÔI BÁNH CHAY & CUỘC CHIẾN HAI BÀ TRƯNG

Loading

Bánh trôi bánh chay – Cặp bánh âm dương thân thể 

 

Bánh trôi là hình tượng người phụ nữ, còn bánh chay là hình tượng người đàn ông.
  • Bánh chay là người đàn ông đứng vị trí trung tâm trong ngôi nhà, cái bát.
  • Bánh trôi là người phụ nữ ba chìm bảy nổi trong nồi nước luộc, rồi trôi từ nhà mẹ đẻ sang nhà chồng và cuộc đời của người phụ nữ là một sự chảy trôi.
Hồ Xuân Hương có bài thơ tả bánh trôi, mà cũng là tả người phụ nữ
– Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Ba chìm bảy nổi với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bài thơ này với bánh trôi như sau
– Thân em vừa trắng lại vừa tròn : bánh trôi làm từ bột nếp màu trắng hình tròn
– Ba chìm bảy nổi với nước non : bánh khi chín sẽ nổi lên và bập bềnh trên mặt nước sôi, sau đó lại được thả nổi trong nước lạnh cho đến khi chìm xuống thì sẽ được vớt ra thành bánh nguội.
– Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn : bánh rắn thì tròn và nhân đường còn nguyên cục, bánh nát thì đường nát bị chảy và vỏ bánh cũng nát ra vừa lấm lem vừa không được tròn
– Mà em vẫn giữ tấm lòng son : nhân bánh bằng đường mật mía tiếp xúc với lòng bánh chính là tấm lòng son.
Bánh trôi tượng trưng cho tính nữ về thân thể, về vật chất, tính nữ hình tướng của cuộc chiến Hai Bà Trưng, sự kiện mở đầu Công Nguyên của tính nam trên đất Việt.
Bánh trôi bánh chay – Cặp bánh âm dương bào thai

 

Thai nhi có cấu trúc tam thai như sau
– Thai nhi ở giữa là tim
– Bên ngoài thai nhi là ba bào : bào đất (nhau/máu), bào khí (rốn mạc/khí huyết), bào nước (ối)
Nếu thai nhi là yếu tổ lửa thì bào thai có cấu trúc thân tứ đại là đất (nhau/máu) – nước (ối) – khí (rốn mạc/khí huyết) – lửa (tim/thai nhi)

Bánh chay và bánh trôi đều có phần nhân dương nằm ở tâm và ba bào âm bên ngoài theo nguyên tắc tam bào bọc lấy thai nhi.
  • Bánh chay
    • Nhân đỗ xanh là thai nhi dương ở vị trí trung tâm
    • Vỏ bánh và nước bánh là ba bào âm bọc lấy thai nhi, gồm
      • Bào tim/da là bột gạo
      • Bào mạc/rốn là bột sắn
      • Bào ối/nước kết nối tất cả các thành phần của bánh với nhau, cụ thể
        • nước kết hợp với nhân đỗ xanh trong quá trình nấu
        • nước kết hợp bột gạo tạo nên vỏ bánh,
        • nước kết hợp với bột sắn tạo nên trạng thái hồ,
  • Bánh trôi
    • Nhân đường mật là thai nhi dương ở vị trí trung tâm
    • Vỏ bánh và nước bánh là ba bào âm bọc lấy thai nhi, gồm
      • Bào tim/da là bột gạo
      • Bào mạc/rốn là khí
      • Bào ối/nước kết nối tất cả các thành phần của bánh với nhau, cụ thể
        • nước ở trong mật đường
        • nước kết hợp với bột gạo tạo nên vỏ bánh,
        • nước kết hợp với khí bao lấy vỏ bánh,

Tuy cả nhân bánh trôi và bánh chay cùng là hoả nhưng đó là hai loại hoả khác nhau

  • Nhân đỗ là Hoả mộc, của ông Táo, tượng trưng cho Khoảng không vũ trụ, mang theo hơi thở rốn, nên bánh chay chuẩn là phải được ấn lõm vào giữa để làm thành hình rốn và hình của hồng cầu
  • Nhân mật là Hoả kim, của ông Công, tượng trưng cho Mặt trời và nhịp tim đập từ trung tâm vũ trụ, nên bánh trôi chuẩn thì nhân mật phải vuông vức và khô giòn dù ở trong vỏ bánh ướt mềm

Bánh trôi & Cuộc chiến Hai Bà Trưng

 

Bánh trôi bánh chay là loại bánh lâu đời, ít nhất có bằng chứng rõ ràng có trước thời Hai Bà Trưng và là loại bánh biểu tượng của cuộc chiến Hai Bà Trưng.
Bà Trưng trước khi tuẫn tiết ở cửa Hát Môn nơi sông Đáy thông với sông Hồng đã ăn bánh trôi. Trước cửa đền Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội có Quán Tiên. Quán Tiên là nơi thờ bà bán bánh trôi, một bà Tiên hoá thân và quán được dựng tại vị trí quán bánh cũ của bà bán bánh trôi. Lễ hội Hai Bà Trưng tại đền Hát Môn luôn phải làm bánh trôi vì lý do này.
Chiếc bánh trôi tượng trưng cho sự chảy trôi, vậy Trưng Trắc nhảy xuống cửa sông Đáy tự tử thì bà chảy trôi đi đâu ? Người chảy trôi dọc con sông Đáy là Ả Lã Nàng Đê, một tướng của Hai Bà Trưng, tự vẫn trên con sông này và xác trôi trên con sông này. Số đền thờ Ả Lã Nàng Đê dọc sông Đáy cao hơn bất kỳ ai trong bộ tướng của Hai Bà Trưng gồm cả Trưng Trắc và Trưng Nhị. Điều này cho thấy chính bà mới là thực sự sống trong lòng dân sống dọc bờ sông Đáy, chứ không phải là Bà Trưng, người chỉ đứng ở cửa sông Đáy mà thôi.
Tên đầy đủ của bánh trôi là bánh trôi nước và đương nhiên cái gì muốn chảy trôi thì nó phải ở trong nước hoặc là nước. Ả Lã chính là nước Lã, nước tinh khiết là cái gốc của sự chảy trôi, của tiếng lòng.
Hồ Đề, một tướng của Hai Bà Trưng thường làm bánh trôi cho dân làng ăn. Theo truyền thuyết và thần tích ở đền thờ Hồ Đề tại làng Đông Cao thì Hồ Đề sinh ra và lớn lên tại trang Đông Cao, nay là làng Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Làng Đông Cao của Hồ Đề nằm ngay trước mặt đền Hai Bà Trưng Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Hai làng cách nhau một con đê sông Hồng.
Như vậy :
– Trưng Trắc ăn bánh trôi trước khi nhảy xuống cửa Hát Môn sông Đáy, bà liên kết với bánh trôi qua ăn, vận hành thổ
– Hồ Đề dạy dân làm bánh trôi, bà liên kết với bánh trôi qua lời nói, vận hành khí
– Ả Lã là nước chảy trôi trong lòng sông Đáy và trong lòng người dân sống bên bờ sông Đáy
Bánh trôi là biểu tượng bộ ba của Trưng Trắc, Hồ Đề và Ả Lã Nàng Đê. Ba người này tạo thành bộ Tam Nguyệt Tam, một tên gọi của ngày mùng 3 tháng 3, nhưng Tam nguyệt Tam chỉ ứng với bánh trôi thôi.
– Bà Trưng là thổ, bột gạo
– Hồ Đề là khí, tạo ra sự phân tách giữa nhân mật và vỏ bánh, cũng như giữa các bánh với nhau
– Ả Lã Nàng Đê là nước lã cho cà quá trình làm bánh từ xay bột nước cho đến luộc bánh, tráng bánh, nước lã cũng có trong vỏ bánh và cả nhân bánh.
Sông Đáy chảy từ mồm hát hay cửa Hát Môn đi đâu ? Xuống đáy ? Xuống trôn ? Sông Đáy là một dòng chảy của đường ruột, đường tiêu hoá mà cũng là đường trải nghiệm của một đời người. Sông Đáy là lòng dạ. Sông Đáy cũng có thể là một dòng chảy của hơi thở vào phổi. Sông Đáy cũng có thể là một dòng chảy của dịch. Sông Đáy cũng có thể là một dòng chảy của máu. Sông nào cũng là sông Đáy vì sông nào cũng có đáy sông và đáy sông chính là lòng sông. Hát Môn sông Đáy chính là Hát lên từ miệng tiếng của đáy lòng, tiếng từ đáy lòng. Bà Trưng nhảy xuống cửa Hát Môn của sông Đáy là trở về với hồn âm, trở về với thanh âm đáy lòng, sau khi rời khỏi vị trí lãnh tụ trung tâm của cuộc chiến Hai Bà Trưng.

Bánh chay & Cuộc chiến Hai Bà Trưng

 

Bánh chay là biểu tượng gì trong cuộc chiến Hai Bà Trưng ?
Trong đền thờ Hai Bà Trưng, Trưng Trắc được thờ đối xứng với Trưng Nhị, tạo nên cặp Hai Bà Trưng, còn Bát Nàn được thờ đối xứng với Hồ Đề, và Ả Lã Nàng Đê đối xứng với Chu Tước Đại Vương, đều nằm bên ngoài của khu vực chính.
– Trưng Trắc, Hồ Đề, Ả Lã là bộ Tam Nguyệt Tam, hay ba bào của bánh trôi trong đó
– – – Trưng Trắc là bột gạo
– – – Ả Lã là nước
– – – Hồ Đề là khí
– Trưng Nhị, Bát Nàn, Chu Tước là ba bào của bánh chay
– – – Trưng Nhị là nước
– – – Bát Nàn là bột gạo
– – – Chu Tước là bột sắn
Bát Nàn là chầu Bát trong đạo Mẫu
Chu Tước và Trưng Nhị và Trưng Trắc là ba người giữ bộ ba thành chính của Hai Bà Trưng.
– Thành Mê Linh : Trưng Trắc giữ
– Thành Cự Triền : Trưng Nhị giữ
– Thành Cẩm Khê : Chu Tước giữ
Thành Mê Linh 
Đền Hai Bà Trưng Hạ Lôi ở Mê Linh là nơi thờ đầy đủ nhất bộ tướng của cuộc chiến Hai Bà Trưng gồm Trưng Trắc – Trưng Nhị, cha mẹ, chồng, thày dạy và toàn bộ tướng lĩnh của Hai Bà Trưng, bởi vì đây chính địa điểm thành Mê Linh cũ. 
Chu Tước Đại Vương là tướng giữ đền Trình, nên trước khi gặp bất kỳ ai được thờ trong đền Hai Bà Trưng Hạ Lôi, chúng ta phải vào trình Chu Tước Đại Vương.
Vậy Chu Tước Đại Vương cũng là người giữ cổng thành Mê Linh, cùng với Hồ Đề giữ chu vi và Trưng Trắc giữ tâm.

Thành Cự Triền 

Hai Bà Trưng còn có một thành nữa nằm phía Đông Bắc của Thành Mê Linh, tên là thành Cự Triền, do Trưng Nhị giữ. Thành Cự Triền cách thành Mê Linh khoảng 6 km, tục gọi là thành Dền, thành Trại, thành Cờ, hoặc thành Tam Kha.
Cách thành Cự Triền khoảng 2 km về phía đông là một toà thành đất khác có tên thành Vượn, nay thuộc làng Nam Cường, xã Tam Đồng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, tương truyền là của Mã Viện.
Hệ thống di tích thành cổ Cự Triền và thành Vượn, dù ngày nay hầu như không còn dấu vết nhưng vẫn rõ ràng hơn nhiều so với thành Mê Linh mà chỉ còn trong thơ ca và huyền sử.
Các làng ở khu vực thành Cự Triền, cũng có tục thờ thần Nông, làm và ăn bánh trôi để cúng thành hoàng làng và tục này cũng có từ thời Hai Bà Trưng.
Vị nam tướng thờ đôi với của Hồ Đề là người vùng thành Cự Triền. Như vậy cặp đôi Hồ Đề giữ toàn bộ chu vi của thành Mê Linh và thành Cự Triền, nói cách khác là vỏ bánh trôi, còn Trưng Trắc chỉ giữ cái nhân bánh trôi ở vùng trung tâm, là Mê Linh.

Thành Cẩm Khê

Thành Mê Linh được giữ vững một thời gian, nhưng vì lực lượng mỏng nên nghĩa quân không đủ sức phản công để giành thắng lợi quyết định. Trong khi đó, lực lượng quân địch ngày một đông, Mã Viện lại là viên tướng già gian manh nên chúng dần giành lại thế chủ động, vòng vây ngày càng xiết chặt. Thấy không thể giữ nổi Mê Linh, Trưng Trắc cho quân rút lên thành Cự Triền ở phía Bắc hợp lực với Trưng Nhị.
Sau khi chiếm được thành Mê Linh, Mã Viện đã dồn toàn lực đuổi đến vây hãm Cự Triền. Tuy nhiên, trước toà thành quân sự hiểm yếu, đặc biệt là phải đối diện với đội quân quyết tử của Hai Bà, Mã Viện đã không thể thực hiện được chiến thuật tấn công chớp nhoáng. Hắn lệnh cho quân lính đắp một toà thành đất bên cạnh để vây hãm lâu dài, tục gọi là thành Vượn. Chiến trận xung quanh thành Cự Triền diễn ra dằng dai và vô cùng quyết liệt. Cuối cùng, thành Cự Triền bị hạ.
Sau khi mất Mê Linh và Cự Triền, Hai Bà buộc phải lui về cố thủ ở khu căn cứ Cấm Khê – bên hữu ngạn sông Đáy, đoạn từ chân núi Ba Vì thuộc huyện Thạch Thất cho đến vùng chùa Hương, huyện Mĩ Đức. Như vậy Cấm Khê là thành thứ ba của cuộc chiến Hai Bà Trưng sau thành Mê Linh và thành Cự Triền.
Chu Tước Đại Vương giữ đền Trình của đền Hai Bà Trưng Mê Linh nhưng lại được thờ riêng ở đền Miếu Môn. Đền Miếu Môn được xây ở quê bà và cũng là quê mẹ của bà. Chu Tước Đại Vương chính là người giữ cổng thành Cấm Khê, vì đền Miếu Môn nằm ở khu vực của thành Cấm Khê và Môn là cổng.

Bánh trôi Bánh chay – Tính dương & Tính âm

 

Mê Linh là âm hồn, hồn của đêm, hồn trong giấc ngủ hay thanh âm mà người nữ giữ

– Trưng Trắc giữ tiếng tim âm của cuộc chiến Hai Bà Trưng
– Hồ Đề giữ chu vi hay tiếng dạ, mà ví dụ là tiếng co bóp của tim, của dạ dày và của dạ con
– Ả Lã giữ dòng chảy hay tiếng lòng, gồm lòng ruột của hệ hô hấp, lòng dịch của hệ nội và ngoại tiết, lòng khí của hệ hô hấp và lòng máu của hệ thận và hệ tuần hoàn
– Trưng Nhị giữ tiếng thở âm của cuộc chiến Hai Bà Trưng
– Chu Tước vận hành khí huyết trên mạc trong thở qua da và thở qua niêm mạc phổi
– Bát Nan giữ vận hành khí huyết trong máu phối hợp với thở phổi
Bộ sáu người này đại diện cho những hiện thân và vận hành khác nhau của nước, của âm và của tính nữ.
Chia sẻ:
Scroll to Top