Mẹ ơi mẹ bạc như gà
Con chưa lẻ mẹ, mẹ đà lẻ con
It người từng nghe câu “bạc như gà”, mà chúng ta chỉ quen với khái niệm “bạc như vôi”. Đối tượng bạc ở đây là gà mẹ, với gà con đã đến ngưỡng tách mẹ.
Khi gà con còn nhỏ, gà mẹ rất chăm lo và bảo vệ, nhưng khi gà con đủ lớn, thì là gà mẹ cũng rất cương quyết dứt con ra.
Vì gà mẹ đẻ trứng hàng ngày hoặc cách ngày, gà con nở theo các ngày khác nhau và gà mẹ theo đó tách từng đứa, từng đứa con ra khỏi sự bao bọc của mình. Hành vi này của gà mẹ gọi là lẻ con.
Thường thì gà mẹ tự lẻ con ra và gà con buộc phải sống một mình như gà trường thành, chứ gà con không tự chủ động tách khỏi gà mẹ. Cho nên có câu “Con chưa lẻ mẹ, mẹ đà lẻ con”
Sự kiện gà mẹ lẻ con, gà con tách khỏi mẹ này tương ứng với lễ dứt căn năm 12 tuổi của chúng ta, mà hiện nay rất nhiều người không thực hiện được dù mấy chục tuổi đầu. Ăn bám là nguyên nhân dẫn đến suy dòng máu : đứa con ăn bám mẹ kéo theo sự suy kiệt của bà mẹ bị ăn bám và thế hệ cháu ngay từ lúc sinh ra đã là thế hệ ăn bám, nên sẽ có nhiều vấn đề về sinh sản và sức khỏe.
Có người đã lớn, tiền bạc đầy đủ và sống xa cha mẹ, nhưng vẫn không độc lập được về máu và năng lực sản, đặc biệt giữa con gái và mẹ, dẫn đến khó sinh hay vô sinh ở đứa con và sự suy kiệt của người mẹ do bị con âm thầm rút khí huyết theo cây dòng họ.
Đứa con càng ở xa, càng mất gốc thì ảo tưởng độc lập của nó càng lớn, nhưng sự ăn bám vô hình của nó thực chất càng mạnh. Bởi vì đứa con chỉ có thể độc lập khỏi cha mẹ và đất nước khi nó tự nối được gốc rễ với quê hương và dòng máu, còn nó không tự nối được về gốc mà vẫn đòi sống tốt, khoẻ mạnh, sinh con đẻ cái thì đó chỉ là ảo tưởng.
Nếu đứa con này vô sinh và cố tình làm các thủ thuật sinh con mà không chịu dứt căn và nối cây dòng họ, thì bản chất là đứa con giết mẹ để sinh con của mình. Nợ máu quá lớn này sẽ dẫn đến vô ơn ở thế hệ đứa con và vô sinh nặng hơn ở thế hệ tiếp theo và cuối cùng là sự tuyệt tự của chi trên cây dòng họ.
Thông thường đứa con dứt căn thì luôn là đứa con hiếu thảo và thấu hiểu, con đứa con nợ máu lại luôn là đứa con thù ghét cha hoặc mẹ và bất hiếu ngay cả về mặt vật lý.
Vì vừa có khả năng bao bọc che chở cho cả đàn gà con bé bỏng, vừa có năng lực dứt từng đứa con ra khỏi sự che chở của mình khi đến ngưỡng, gà mái chính là biểu tượng của một người mẹ đích thực, cân bằng, rõ ràng và dứt khoát, để bảo vệ không chỉ từng đứa con, cả đàn con mà cả dòng máu của mình.