Hát múa Ải Lao là một truyền thống của Hội Gióng, nên có câu “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng”
Hát múa Ải Lao xuất phát từ làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Quá trình tồn tại của phường Ải Lao gắn liền với Hội Gióng ở làng Phù Đổng.
Múa hành lễ Thánh trong hát múa Ải Lao có bốn màn chính
– Màn xếp hàng làm lễ trước ban thờ Thánh
– Điệu múa của ông Hổ
– Điệu múa của ông Câu
– Màn múa hành lễ của hàng quân
Bốn màn múa liên quan đến bốn vị thánh của huyền sử của Tứ Bất Tử Thánh Gióng
– Thánh Gióng giữ khoá Diêm Vương dạng Kim Hoả Khí, tinh sắt. Theo truyền thuyết, ông là người giết Ân Vương.
– Tổ nghề rèn sắt (Thần Rào) ở làng Mòi giữ khoá Kim Mộc (hợp kim sắt & men sắt), hợp nhất với Thánh Gióng khi Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt. Trong bộ này
– – – Áo giáp sắt là khoá của Long Vương
– – – Nón sắt là khoá của Ngọc Hoàng
– – – Roi sắt (sau khi roi sắt gãy thì thay bằng tre ngà) là khoá của Tản Viên
– – – Ngựa sắt là khoá của Diêm Vương
– Thần Hùng Lang (đền Trình Ngũ Nhạc chùa Hương) giữ khoá Diêm Vương dạng Mộc Thuỷ (quặng sắt và gỉ sắt), đối xứng với Thánh Gióng là khoá Diêm Vương dạng Kim Hoả. Theo truyền thuyết, ông là người giết Thạch Linh tướng giặc Ân bằng gươm thần. Ông là người giữ chính khoá Thập Điện Diêm Vương. Thực chất khi đi vào đền chùa Hương, chúng ta phải đi qua đền Trình Ngũ Nhạc đề trình Thập Điện Diêm Vương. Ông chính là ông Hoàng Hổ, người mở đầu màn múa hát Ải Lao của lễ hội Gióng và lễ hội đình Hội Xá, quê hương của múa hát Ải Lao. Có câu “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng”. Chức danh Tư Mã mà Hùng Lang giữ đối xứng với Mã Đồng đi cùng Thánh Gióng bay lên trời trên đỉnh núi Sóc.
– Lang Liêu là người giữ khoá Diêm Vương dạng Thổ Khí, ông cùng vợ đi theo Thánh Gióng chống giặc Ân và sau này được vua Hùng Vương thứ 6 truyền ngôi. Ông chính là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy, và là tổ nghề Bếp, thần Bếp, đối xứng cặp đôi với tổ nghề Rào, thần rèn hàn.
Trong múa hát Ải Lao của lễ hội Gióng, mà có bốn màn
– Màn lễ Thánh mà tất cả phường múa xếp hai hàng dọc trước bàn thờ Thánh – dành cho Thánh Gióng và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Diêm Vương
– Màn múa của ông hổ – dành cho thánh Hùng Lang, Thiên Cương, tất cả các những người con của đất nước đứng xứ sở Ngọc Hoàng
– Màn múa của ông Câu – dành cho thần Lang Liêu, Lý Tiến và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Long Vương
– Màn múa hành lễ của đoàn quân – dành cho thần Rào, Bột Hải Đại Vương (Đức Thánh Cả) và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Tản Viên
Theo truyền thuyết dân gian, Thánh Gióng đi đánh giặc qua dòng sông Thiên Đức (tức sông Đuống), Ngài rủ lũ trẻ chăn trâu, người câu cá bên bờ sông (ông Câu) cùng đi, ông Hoàng Hổ cũng xin theo. Chiến thắng giặc Ân, Thánh Gióng hóa về trời.
Một sự tích nữa là khi lũ trẻ chăn trâu làng Hội Xá, hò nhau đi theo Thánh Gióng, chúng đã dùng bông lau chèn vào các vết hở trên áo giáp sắt của Thánh Gióng. Bông lau có tính mộc khí thuỷ, còn áo giáp sắt có tính kim thổ hoả. Hai năng lượng này âm dương với nhau. Trường bông này bảo vệ cho lớp giáp sắt.
Sau chiến thắng giặc Ân, mẹ Thánh Gióng buồn vì con không về. Nhà vua hứa trọng thưởng cho người làm bà vui cười trở lại nhưng không ai làm được. Khi trẻ chăn trâu làng Hội Xá sang múa hát, bà thấy đúng tâm trạng nên bật cười. Từ đó, nhà vua lệnh cho tổng Phù Đổng khi tổ chức Hội Gióng, phải mời phường Ải Lao sang biểu diễn.
Như vậy, điệu múa Ải Lao dành cho Mẫu mẹ của Thánh Gióng, người mẹ của Thánh Gióng, người đại diện cho đất nước và dòng máu và người giữ mẫu số chung của huyền sử Thánh Gióng, mà thống nhất là một, hay Gióng Mốt. Bà cũng là một Tứ bất tử, mà sau này chính là mẫu Liễu Hạnh.
—o—o—o—o—o—
Nghệ thuật Hát múa Ải Lao: “Cây cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại | NVX0304 | VTC10
Sắc màu dân tộc: Hát múa Ải Lao trong Lễ hội Gióng Phù Đổng
Làng Hội Xá