KHAI
KHAI (ĐỘNG TỪ)
– Khai : Khai ra, khai man, khai khống …
– Khai ấn : khai ấn đền Trần
– Khai báo
– Khai bút : khai bút mùng 1
– Khai căn : khai căn bậc 2, 3, 4,
– Khai chiến
– Khai cơ : Khai cơ lập nghiêp
– Khai đao
– Khai diễn
– Khai giảng
– Khai hoa : khai hoa kết quả, khai hoa kết trái, khai hoa nở nhụỵ, mãn nguyệt khai hoa, khai hoa đình
Năm bảy tháng trước, còn che còn đậy
Năm bảy tháng sau, lỡ bợ lỡ bưng
Trực nhìn nước mắt rưng rưng
Khai hoa nở nhụy, khổ quá chừng, anh ơi!
—o—
Bác mẹ sinh ra đá mấy hòn
Ôm ấp đêm ngày dạ héo hon
Mãn nguyệt khai hoa từ vỏ đá
Con con, mẹ mẹ mới vuông tròn
Là gì?
– Khai hạ
– Khai hấn
– Khai hoá
– Khai hoả
– Khai hoang
– Khai huê
Chờ anh em hết sức chờ
Chờ cho rau muống lên bờ khai huê
– Khai hội
– Khai khẩn
Cây đa Bình Trung, cây me Dương Phước
Cây nào có trước, cây nào có sau?
Tổ tiên ta ai chống với giặc Tàu
Còn ai khai khẩn gian lao xứ này?
—o—
Ngàn năm dưới bóng thái dương,
Biết bao là sự lạ thường đáng ghi,
Noi nghề hàng mặc bấy nay,
Một pho dị sự vắn dài chép ra.
Trước là giải muộn ngâm nga,
Sau nêu gương nọ đặng mà soi chung.
Xưa kia có một phú ông,
Vợ chồng chuyên một nghề nông nuôi mình,
Bấy lâu loan phụng hòa minh,
Xóm làng kiêng nể tánh tình thiện lương.
Tuy là sành sỏi ruộng nương,
Ông bà xấu số gặp đường chẳng may,
Thuở trước cũng chẳng thua ai,
Tiền dư bạc sẵn tháng ngày thung dung,
Ruộng vườn khai khẩn khắp cùng,
Thôn lân đều thảy có lòng bợ nâng.
Đến nay nhằm buổi lao lung,
Ruộng nương thất phát vô cùng thảm thương,
– Khai khẩu
Nhập sơn cầm hổ dị
Khai khẩu cốc nhơn nan
Đến đây mở miệng ngỡ ngàng,
Lạ người, lạ mặt, lạ lùng khó phân.
—o—
Thiên vô sinh,
Địa vô sinh,
Vô dạng vô hình,
Đại nhân khai khẩu,
Tiểu nhân kinh
(Trời không sinh,
Đất không sinh,
Không dạng, không hình;
Người lớn nhắc đến,
Trẻ con kinh sợ)
Là gì?
– Khai khiếu
– Khai khoa
– Khai khoáng
– Khai lập
– Khai lậu
– Khai long
– Khai mạc
– Khai mào
– Khai màn
– Khai mỏ
Tài nguyên than mỏ nước Nam
Thằng Tây làm chủ, mình làm cu li
Chỉ vì đói rách phải đi
Đi làm phu mỏ, bỏ quê, bỏ nhà
Một nghìn chín trăm ba ba
Là năm Quý Dậu con gà ác thay
Kể dời phu mỏ Hòn Gai
Công ty than của chủ Tây sang làm
Chiêu phu mộ Khách, An Nam
Cuốc tầng khai mỏ tìm than ra vầy
Than ra ở các mỏ này
Hà Lầm, Hà Sú, mỏ rày Ngã Hai
Bán than cho các nước ngoài
Tàu bè ngoại quốc vãng lai mua dùng
– Khai môn : Khai môn kiến sơn
– Khai mương
Lập vườn thì phải khai mương
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng
—o—
Trồng tre thì phải khai mương
Làm trai hai vợ phải thương cho đều- Khai núi : Khai núi lấp sôngMột lời thề, không duyên thời nợ
Hai lời thề, không vợ thời chồng
Ba lời thề, khai núi lấp sông
Em quyết theo anh cho trọn, kẻo uổng công anh chờ- Khai pháBánh gai ruột mất vỏ còn
Tiếc công khai phá đường mòn ai đi
– Khai phóng
– Khai phương
– Khai phục
– Khai quang : khai quang điểm nhãn
– Khai quật
– Khai quốc công thần
– Khai sáng
– Khai sinh
– Khai sơn : Khai sơn phá thạch
– Khai tâm
– Khai thác
– Khai thành
Nào ai bị rớt xuống sông?
Nào ai thất lạc vườn hồng năm canh?
Nào ai phá ngục khai thành?
Nào ai bị trói năm canh bão bùng?
Nào ai giữ trọn hiếu trung?
Trai nam nhi đáp được gái nữ hồng kết duyên.
– Vân Tiên bị rớt dưới sông
Nguyệt Nga thất lạc vườn hồng năm canh
Hớn Minh phá ngục khai thành
Tiểu đồng bị trói năm canh bão bùng
Tử Trực giữ trọn hiếu trung
Trai nam nhi đây đối được gái nữ hồng tính sao?
– Khai thiên : Khai thiên lập địa, khai thiên tịch địa
– Khai thuỷ
– Khai thông
– Khai tích
– Khai tiết
– Khai triển
– Khai trừ
– Khai trương
– Khai trường
– Khai tử
– Khai vân
– Khai vị : Món khai vị
KHAI (ĐỘNG TỪ)
– Man khai
– Cung khai
– Kê khai
– Triển khai
KHAI (DANH TỪ)
– Lời khai
– Lễ khai hạ : Mùng bảy tháng giêng, ngày cuối cùng của chuỗi lệ hội tết Nguyên đán. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ cây nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới.
Anh nay đương lúc còn trai
Anh đi học tập ở nơi kinh kì
Chiếu vua mới mở khoa thi
Anh sắm nghiên bút vào thi đỗ liền
Khoa trước thời đỗ giải nguyên
Khoa sau tiến sĩ đỗ liền hai khoa
Vinh quy bái tổ về nhà
Ăn mừng khai hạ có ba bốn ngày
KHAI (TÍNH TỪ)
– Công khai
Em thương anh công khai, không còn sợ lộ
Dầu cho dao phay kề cổ
Dầu cho cha mẹ đánh trăm roi
Chết thì chịu chết, lìa đôi không lìa!
– Ly khai
– Bán khai
– Sơ khai
Giáp Thân đã mãn
Ất Dậu tấn lai
Chánh ngoạt sơ khai
Bình yên phước thọ
Nhựt nguyệt soi tỏ
Nam chiếu phúc bồn
– Song khai
Áo song khai quần lai lá hẹ
Nỡ dạ nào bỏ mẹ theo em
—o—
Áo song khai quần lai lá hẹ
Nỡ lòng nào bỏ mẹ theo anh
—o—
Cha mẹ sinh anh là con trai
Bận cái áo song khai, cái quần lá hẹ
Nỡ bụng nào anh bỏ cha mẹ theo em?
KHAI (TÍNH TỪ)
– Khai : Mùi nước tiểu
Ruốc tháng hai, chẳng khai thì thối
—o—
Thú vị tình thâm,
Lấy phải con vợ đái dầm, thú vị tình khai
– Khai khắm
– Tiểu khai
KHAI (NHÂN VẬT)
– Thần Khai Nguyên : thờ ở đình Khai Nguyên (quán Già La) làng Phú Gia, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Căn cứ theo cuốn thần tích, sắc phong và truyền thuyết dân gian còn lưu giữ tại đình Phú Gia: “Tương truyền vị tướng đời thứ 6 của Vua Hùng, có tên húy là Như hay còn gọi là “Thần Bà Già” tục gọi là thần Khai Nguyên trên đường đi đánh giặc Ân bị giặc chém vào cổ ngả đầu về một bên vẫn phi ngựa về làng. Đến đoạn vườn Hồng, nơi có cây đa to cạnh quán nước, ngài bèn hỏi bà hàng nước: “Cổ tôi thế nay liệu còn sống được không?”. Bà hàng nước xem và trả lời: “Ngài có là người nhà trời mới sống được!”. Sau đó ngài phi ngựa đi được một quãng về đến đầu làng Phú Gia thì chết, sau khi chết dân làng Phú Gia lập đền thờ để ghi nhớ công lao. Câu chuyện đó còn truyền tụng ở địa phương cho đến ngày nay, đặc biệt có chi tiết người làng Phú Gia nói kiêng từ chết thành là “chít” cũng từ đó. Sách “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên có đoạn viết: Thời Khai Nguyên (713-739) nhà Đường có thứ sử Quảng Châu là Lư Hoán sang đô hộ nước ta đóng ở thôn An Viễn khoảng giữa 2 huyện Long Đỗ và Từ Liêm. Một hôm đi chơi thấy chỗ đất này bằng phẳng rộng rãi, cây cối tốt tươi, có sông Già La tổ sơn dẫn mạch, địa thế tuyệt đẹp. Lư Hoán liền sai lập phủ lỵ và dựng đền giữa thờ Huyền Thiên Đế Quân. Một đêm, Lư Hoán mộng thấy một cụ già tóc bạc phơ đến bảo rằng: “Quán này nên đặt là Khai Nguyên, thôn này cũng đặt là thôn Khai Nguyên, dựng bia để biểu dương công đức của thần”. Khi Lư Hoán thức dậy theo lời cụ già bèn đặt tên quán, tên thôn, dựng bia cạnh làng Xuân La (nay thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ) và nêu rõ công vua Khai Nguyên nhà Đường. Qua các triều đại ngôi đền linh thiêng được gọi là quán Già La hay còn gọi là thần Già La, khoảng năm 725. Theo cuốn thần phả “Bản xã thần ký” còn lưu giữ tại đình thì Đại vương là vị thổ thần: “…Lúc bấy giờ đê bị nước dâng lên ngập lụt, đời sống nhân dân cơ cực, khi ấy Thổ thần linh ứng báo mộng rằng: “Ta sẽ âm phù cứu người, cứu dân, cứu nước”. Nạn hồng thủy mà các triều thần không ai hàn gắn nổi, tấu biểu lên nhà vua, quan khâm sai nhận chỉ về lập đàn tế lễ cầu cứu thành hoàng. Đại vương ứng mộng cho thổ thần sáng hôm sau vào giờ Thìn có một cây gỗ lớn trôi đến ngăn dòng nước lũ. Để ghi nhớ công ơn của vị thổ thần, vua cho nhân dân xây dựng miếu để thờ phụng trên thế đất “hình nhân bái tướng”, bên ngoài hoa tươi đầy cửa, bên trong bút nghiên hội tụ, phía Đông có dòng nước ngược chầu về, phía Nam có nhà minh đường mở ra, phía Tây dựa trên thế “rùa vàng ngậm châu”, phía Bắc có núi tổ dẫn mạch. Xung quanh ruộng đất chầu về như lá cờ lớn trên gò, bên ngoài thất diệu (mặt trăng, mặt trời, ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) bao quanh 3 vòng cầu vồng tiếp dẫn, ở giữa có giếng chí huyệt. Từ đó, làng đổi thành Phú Gia mang nghĩa một làng quê trù phú, đình được dân thờ phụng kể từ đó.
KHAI (ĐỊA DANH)
– Thôn Khai Nguyên nay là thôn Quán La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội : Chùa Khai Nguyên
Mồng bảy rước hội Quán La
Mồng mười hội Gạ kéo qua làng Sù
– Thôn Khai Nguyên nay là xã Phú Gia, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội : Đình Khai Nguyên
– Chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội
– Thôn Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương : Đình Tân Khai (đình Thái Cam) ở số nhà 44 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thờ 3 vị Thành hoàng là thần Tô Lịch, thần Bạch Mã và thần Thiết Lâm.
– Làng Tân Khai, nay là phố Tân Khai, phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, TP Hà Nội : Đình Tân Khai (Vĩnh Hưng) ở ngõ số 179 Vĩnh Hưng, thuộc phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, thờ thành hoàng: vua Chiêm Thành Nha Cát và công chúa Nguyệt Nga.
– Tân Khai là thị trấn huyện lỵ của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
– Khai Thái là một xã thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
– Khai Quang là một phường thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
– Khai Sơn là một xã thuộc huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
– Khai Long : ấp Khai Long, bãi biển Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là một vùng đất trù phú, có nhiều loài thủy hải sản sinh sống như tôm, cua, các loại cá, nghêu, sò huyết, vọp, ốc len…
Bao giờ hết đước Năm Căn
Ông Trang hết cá, Viên An hết rừng
Khai Long hết xác cá đường
Mũi Cà Mau đó ta nhường cho bây.
===o===o===o===
KHÃI
===o===o===o===
KHÁI
KHÁI (TÍNH TỪ)
– Khái luận
– Khái lược
– Khái quát
– Khái niệm
– Khái thuyết
– Khái tính
– Khái toán
KHÁI (TÍNH TỪ)
– Cảm khái
– Đại khái
Ăn đại táo, ở đại gia, đi đại xa, làm đại khái
– Khảng khái
– Khí khái
Mừng chàng khí khái anh hùng
Tiếng tăm hùm hổ, vẫy vùng nước non
KHÁI (DANH TỪ)
– Khái : bệnh ho khan
– – – Khái huyết : ho ra máu
– – – Khái nghịch : ho do khi đi ngược
– – – Khái thấu : ho có đờm
KHÁI (DANH TỪ)
– Khái : con hổ
Cha bằng dái, con bằng khái
—o—
Anh xanh cọng, nóng nác
Khái vác anh vô lòi
—o—
Qua khỏi truông trổ bòi cho khái
—o—
Mẹ anh như con khái đen
Em bước chân vào đó như ngồi bên miệng hùm
—o—
Quan ăn tiền thằng dại
Khái ăn thịt thằng đần
Còn những kẻ khôn ngoan
Quan không mần chi được
Khái nỏ mần chi được
—o—
Con gái mà lấy chồng xa
Như con lợn béo khái tha lên rừng
KHÁI (ĐỊA DANH)
– Thôn Quán Khái, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng : Đình Quán Khái
KHÁI (NHÂN VÂT)
– Bùi Quốc Khái : Theo bia “Thanh Bằng thịnh sự bi” (bia nói về sự hưng thịnh của làng Bằng Liệt huyện Thanh Trì) khắc ngày 18 tháng Hai năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 45 (1784) thì làng còn có ông Bùi Quốc Khái, đỗ thứ hai kỳ thi Đình khoa ất Tỵ niên hiệu Trinh Phù đời Vua Lý Cao Tông (1185), làm quan đến chức Đô Ngự sử. Các sách Đăng khoa lục trước đây đều chép ông là người xã Bình Lăng huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Song tấm bia trên khẳng định ông là người xã Bằng Liệt, di bảo (mộ) đặt ở ruộng chùa xứ Trong Đồng. Như vậy, Bùi Quốc Khái là vị khai khoa của Thăng Long – Hà Nội.
===o===o===o===
KHÀI
===o===o===o===
KHẠI
KHẠI (DANH TỪ)
– Khại : một loại mũ hoặc vò
===o===o===o===
KHẢI
KHẢI (ĐÔNG TỪ)
– Khải : gãi
Nửa đêm thức dậy đâm xay
Khải lồn xoạc xoạc lông bay đầy nhà
– Khải hoàn
– Khải hành
KHẢI (TRẠNG TỪ)
– Khải bẩm
KHẢI (NHÂN VẬT)
– Tướng Trần Quang Khải
– Vua Khải Định
Đồn rằng Khải Định nịnh Tây
Nghề này thì lấy ông này tiên sư
—o—
– Vương Khải, Thạch Sùng
Anh tỉ phận anh
Thà ở lều tranh
Như thầy Tăng, thầy Lộ,
Chớ không ham mộ
Của Vương Khải, Thạch Sùng,
Đạo người anh giữ vẹn, bần cùng sá bao.
—o—
Thạch Sùng Vương Khải còn đâu đến giờ
Trót sa cơ mới phải lụy cơ
Thuyền buôn lỡ chuyến lửng lơ đầu ghềnh
Anh đã từng lên thác xuống ghềnh
Thuyền nan đã trải, thuyền mành thử chơi
Anh chơi khắp bốn phương trời
Cho trần biết mặt, cho đời biết tên
—o—
Dám khuyên khách ở trên đời
Ước cho no đủ mọi mùi ăn chơi
Ước gì gặp tiên trên trời
Như chàng Lưu Nguyễn lên chơi động đào
Ước gì làm được quan cao
Giã ghe ngựa cưỡi võng đào nghênh ngang
Ước gì lắm bạc nhiều vàng
Như chàng Vương Khải thế gian ai tài
Ước gì gặp hội rồng mây
Đăng khoa chiếm bảng ngày rày vinh hoa
Ước gì trăm tám tuổi già
Sống như Bành Tổ mới là sống lâu
Ước gì lắm rể nhiều dâu
Lắm con nhiều cháu bề sau thọ tràng
Ước gì được cả trăm đàng
Như lan như huệ cùng chung một đoàn
Ước gì như quạt như gương
Phan Trần sánh lại mà thương nhau cùng
Ước cho có thủy có chung
Ước cho no đủ chữ đồng mà thôi
Thế là anh đã ước rồi
Thì nàng ước lại cho tôi bằng lòng
—o—
– Hoàng Cao Khải
Khuyển, ưng hai gã Khải, Hoan
Theo Tây hại nước giàu sang riêng mình
Công lênh với nước mới vinh
Công lênh với giặc người khinh đời đời
KHẢI (ĐỊA DANH)
– Khải Xuân là một xã thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.