Cá sặc nghe tên thật buồn cười vì cá mà lại sặc nước.
Cá sặc là tên gọi thông dụng để chỉ nhiều loài cá khác nhau trong họ Cá tai tượng và trong họ Cá sặc vện.
– Cá sặc rằn : Cá sặc bổi, cá rô tía da rắn, cá rô tía Xiêm hay cá lò tho.
– Cá sặc trân châu, cá mã giáp
– Cá sặc điệp, cá sặc bạc, cá sặc ánh trăng
– Cá sặc bướm, cá sặc cẩm thạch, cá sặc ba chấm
– Cá sặc gấm, cá sặc lửa
– Cá sặc nâu
– Cá sặc vện sông Hằng
Là cá nước ngọt bản địa của Đông Nam Á, cá sặc chủ yếu sống ở đầm lầy và vùng nước cạn, như ở đồng trũng.
Trong văn hoá dân gian, cá sặc là biểu tượng của người có tính Kim Thổ Thuỷ chạy theo sắc tưởng, hình thức, thường đánh mất các nguyên tắc thống nhất và xuyên suốt về tinh thần.
Vi dụ tiêu biểu của cá sặc là nhân vật Cám trong truyện Tấm Cám.
—o—o—o—
CÁ SẶC MÀ RƯỢT CÁ RÔ
“Cá sặc mà rượt cá rô” là thành ngữ chỉ các hành động nhanh và mạnh, hướng về kết quả trước mắt bỏ qua tiến trình dài lâu, hướng về vật chất thấy được, nắm được, bỏ qua tinh thần.
Cá sặc mà rượt cá rô
Ăn nói xô bồ chẳng biết trước sau.
Cá sặc là loài rất giống cá rô, cả hai đều có tính kim, vẩy cứng có ánh sắc và vây sắc nhọn nhưng
– Cá rô là kim cấu trúc
– Cá sặc là kim vận hành
Vi dụ tiêu biểu củ kiểu “cá sặc mà rượt cá rô” là các hành động của Cám dùng mưu cướp lấy các kết quả công việc của Tấm.
– lừa Tấm lấy giỏ cá
– giết Tấm để cướp hoàng tử
“Cá sặc mà rượt cá rô” gây ra mất cân bằng kiểu được vật chất thì hỏng tinh thần, được hình thì hỏng âm, được tiến độ thì hỏng chất lượng, được vận hành thì hỏng cấu trúc, đặc biệt là các cấu trúc có tính nguyên tắc tinh thần.
Cá rô đại diện cho các mục đích cụ thể mà cá sặc muốn vồ lấy. Đôi khi được con cá rô, thì cá sặc đánh mất chính bản thân mình.
– Cô kia cấy đất bên cồn
Tôi nghe tiếng đồn chữ nghĩa nhấp nhem
Sao không chịu học cô em?
Cô đẹp mà dốt ai thèm ưng cô?
– Cá sặc mà rượt cá rô
Ăn nói xô bồ chẳng nghĩ trước sau
Anh kia đừng có chiêm bao
Ai dốt hồi nào, anh dám chê khen?
Tuy em chữ nghĩa nhấp nhem
Anh không đi lính, ai thèm ưng anh?
—o—
MẮM CÁ SẶC
Nước mắm là thứ để tách vị và đẩy vị của các đồ ăn nhạt có gốc nước lên, nên các loại cá có tính kim rất hợp để làm nước mắm.
Muốn ăn mắm sặc bần chua
Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm
—o—
Mắm cá sặc Đồng Lau thơm quặn
Bánh tráng Hòa Đa dẻo trắng phẳng lì
Chẳng thà không nhúng ai ơi
Nhúng rồi sao để bánh cơi, mắm bầu
—o—
Nước mắm ngon dầm con cá sặc
Ăn gạo Lấp Vò giết giặc lập công
—o—
Muốn ăn mắm sặc mắm linh
Lấy chồng Châu Đốc thì mình được ăn.
—o—
Mắm cá sặc Đồng Lau thơm quặn
Bánh tráng Hòa Đa dẻo trắng phẳng lì
Chẳng thà không nhúng ai ơi
Nhúng rồi sao để bánh cơi, mắm bầu
—o—
Cá sặc làm mắm rất hợp, y như Cám. Đoạn cuối câu truyện Tấm Cám có vẻ rất rùng rợn khi Cám bị giết và làm mắm, nhưng thực ra đoạn truyện này mô tả sự chuyển hoá đến tận cùng của Cám để phá cấu trúc, phá hình tướng mà Cám chết trong đó, để định vị và phát triển tinh thần.
Mọi tiến hình chuyển hoá và phát triển suy đến cùng chỉ là một chuỗi tử để sinh, tử cái cũ để sinh cái mới.