Sông Rừng là sông Bạch Đằng.
Đây là một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long.
Bạch Đằng nghĩa là “sóng trắng” vì sông thường có sóng bạc đầu.
Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông…
Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm
—o—
Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
Là ai? Trần Hưng Đạo
—o—
Bạch Đằng giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
—o—
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam San
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
—o—o—o—
Sông Rừng cũng có nghĩa là một rừng sông, tao thành 1 lưới hoa, tính theo chiều kim đồng hồ từ sông Bạch Đằng
– – – Sông Sinh (chảy về Uông Bí)
– – – Sông Uông (chảy về Uông Bí)
– – – Sông Khoai (từ sông Uông, chảy về thị xã Quảng Yên)
– – – Sông Chanh : đảo Hà Nam
– – – Sông Bạch Đằng
– – – Sông Cầm
– – – Sông Rút :
– – – Sông Cấm : đảo Vũ Yên
– – – Sông Ruột Lợn
– – – Sông Hậu Long : Hồ Thần Chết, Cảng Cá Mắt Rồng
– – – Sông Chu
– – – Sông Lò Nồi
– – – Sông Tràng Kênh
– – – Sông Gia – hồ Đà Nẵng
– – – Sông Gia Đước
– – – Sông Cầu, hồ Uyên Ương, đầm Cầu
– – – Sông Đá Bạch, Sông Đá Bạc
—o—o—o—
Các địa danh Rừng, ở Quảng Yên, Quảng Ninh
– Cầu Bến Rừng nối Hải Phòng & Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh
– Phà Rừng nối Hải Phòng & thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh
– Chợ Rừng, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh
– Cây Lim Giếng Rừng, thị xã Quảng Yên, Quàng Ninh : Hai cây lim giếng Rừng ở chân núi Tiên Sơn, phố Đoàn Kết, phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, dưới chân thành cổ Quảng Yên. Hai cây lim còn sót lại từ cánh rừng lim cổ thụ thời nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông năm 1288, và có thể xa hơn nữa, từ thời Ngô Quyền, Lê Hoàn. Theo nhiều cụ cao niên trong vùng, hai “cụ” lim trên 700 tuổi là di tích cón sót lại của những cánh rừng lim bạt ngàn ngày xưa, kéo dài từ Chí Linh qua Đông Triều đến Quảng Yên, trong đó có 54 “cụ” lim ở Đền Cao – Hải Dương. Những bãi cọc lim Bạch Đằng gắn với những chiến công vang dội thời Tiền Lê và Lý – Trần được khai thác từ những cánh rừng này. Di tích bãi cọc lim Bạch Đằng chỉ cách 2 “cụ” lim giếng Rừng khoảng 2 km. Hai “cụ” lim giếng Rừng, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, tương truyền thuộc khu rừng lim cổ cung cấp cọc lim cho các trận thủy chiến Bạch Đằng 1288, tạo nên chiến thắng vẻ vang thời mở đầu kỷ nguyên độc lập của nước ta. Đây là nơi cung cấp cọc gỗ cho những trận đánh nổi tiếng vang dội trên sông Bạch Đằng vào các năm 938, 981 và 1288 dưới sự chỉ huy của các danh tướng tài ba Ngô Quyền, Lê Hoàn và Trần Hưng Đạo.
—o—o—o—
CÁC VỊ THẦN CỦA BẾN RỪNG
– Các vị Hải Thần & Hải Vương
– – – Quán Âm Nam Hải
– – – Quốc Gia Nam Hải Đại Càn Tứ Nương : đền Mẫu Hưng Yên, đền Cờn Nghệ An
– – – Quốc Gia Nam Hải Á Càn Thánh Vương Lý Hồng : đình làng Đoan Lễ
– – – Nam Hải Đại Thần Vương : hòn Dấu (Đồ Sơn)
– – – Thần Đông Hải : đình Hưng Học
– – – Đông Hải Đại Vương : Đoàn Thượng, Nguyễn Phục
– – – Nam Hải Đại Vương : Phạm Tử Nghi (đình làng Đoan Lễ)
– – – Sát Hải Đại Vương : Hoàng Tá Thốn
– – – Bột Hải Đại Vương
– Các Vua Bà, Chúa Bà :
– – – Bà Chúa Năm Phương
– – – Thuỷ Tinh Công Chúa (con nuôi của Trần Hưng Đạo, vợ Phạm Ngũ Lão)
– – – Bà Chúa Lò Vôi, Tam Hưng, Thuỷ Nguyên
– – – Miếu Vua Bà, Quảng Yên
– – – Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
– Các nhân thần đánh giặc trên sông Bạch Đằng
– – – Ngô Quyền
– – – Lê Hoàn
– – – Trần Hưng Đạo : đền Trần Hưng Đạo Quảng Yên
– – – – – – Phạm Ngũ Lão
– – – – – – Yết Kiêu, Dã Tượng
– – – – – – Vũ Nguyên, tướng của Trần Hưng Đạo, tham gia đánh trận trên sông Bạch Đằng xong ông đã hoá tại chính cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long : Đình làng Du Lễ
– – – – – – Hai anh em Trần Hộ, Trần Độ (nguyên gốc cũ trong thần phả đọc là Phổ Hộ, Phổ Độ, sinh vào thời Trần niên hiệu Nguyên Phong, có công giúp Trần Hưng Đạo đánh quân Ô Mã Nhi) : đình Phả Lễ/Phổ Lễ
– – – – – – Tướng Mai Đình Nghiễm: tướng của Trần Hưng Đạo, ông chỉ huy quân vào vùng sông Chanh lên rừng đẵn gỗ, đẽo cọc cho trận phục kích trên sông Bạch Đằng ngày 9-4-1288 : đình Phả Lễ/Phổ Lễ
– – – – – – Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn
– Các nhân thần qua các đời nhà Mạc
– – – Nhà thờ họ Mạc
– – – Nhà Mạc : Phạm Tử Nghi, Trạng Trình
– Các vị thiền sư dòng Trúc Lâm Yên Tử
– – – Phật Hoàng Trần Nhân Tông
– – – Pháp Loa
– – – Huyền Quang Sư Tổ
—o—o—o—
CÁC DI TÍCH Ở BẾN RỪNG
Các đền, đình, miếu của sông Rừng nói riêng và Hải Phòng nói chung
Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh
– Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến thắng Bạch Đằng 1288
– – – Đền Trần Hưng Đạo, Quảng Yên
– – – Miếu Vua Bà, Quảng Yên
– – – Bến đò Cổ & cây Quếch cổ thụ
– – – Đình Yên Giang
– – – Bãi cọc Yên Giang;
– – – Đền Trung Cốc
– – – Bãi cọc đồng Vạn Muối thôn Đông Cốc
– – – Bãi cọc Đồng Má Ngựa thôn Hưng Học (sông Cửa Đình, sông Kênh cổ)
– – – Đình Trung Bản
– Di tích khác
– – – Di tích Giếng Rừng, cây lim Giếng Rừng.
– – – Chùa Đống Phúc có cây thị cổ
– – – Đình Hưng Học : Thần Đông Hải, Huyền Quang Sư Tổ
– – – Đình Lưu Khê
– – – Miếu Tiên Công
Huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
– Khu Tràng Kênh, Hải Phòng
– – – Đình Tràng Kênh
– Khu Tam Hưng
– – – Đình Đoan Lễ
– – – Đình Du Lễ
– – – Đình Phả/Phổ Lễ
– – – Miếu Bà Chúa Lò Vôi
– – – Miếu Vua Bà