Ba mươi chưa phải là Tết
Ba mươi là thời hạn cuối cùng để chúng ta đón Tết. Những năm không có ngày 30 Tết thì 29 là hạn cuối cùng. Nếu ba mươi Tết mà vẫn còn nợ nần, vẫn còn oán thù, vẫn còn bận rộn công việc thì coi như là mất Tết.
—o—
Ba mươi Tết, thằng chết cãi thằng khiêng.
Một cuốn sách lý giải rằng thành ngữ “thằng chết cãi thằng khiêng” bắt nguồn từ một sự việc xảy ra vào thời kỳ tức là thời Lý, Trần ở Thăng Long. Hồi ấy, cứ vào những ngày gần Tết, nhất là đêm Ba mươi, bọn lưu manh lại giở mánh khóe kiếm tiền. Chúng cho một thằng nằm lên cáng, giả vờ là kẻ chết đường chết chợ rồi cùng nhau khiêng đến những phố buôn bán sầm uất. Chúng đặt cáng trước các cửa hàng và xin tiền. Chủ cửa hàng, nhất là các bà, các cô, phần vì mê tín, phần vì muốn chúng mau mau khiêng nhau đi để khách còn vào mua hàng, nên đành phải nhanh chóng cho chúng tiền. Cuốn sách giải thích thêm rằng bọn lưu manh này cãi nhau chuyện ăn chia tiền. Những đứa khiêng thì cho rằng mình vất vả nên phải được phần nhiều. Đứa nằm giả vờ chết trên cáng, không vất vả gì thì lại cho là mình có công hơn cả, vì không có thằng “chết” thì làm sao thằng sống có cớ để xin tiền! Thằng “chết” còn nghi ngờ rằng, trong lúc nó nằm trên cáng, bọn khiêng cáng đã câu kết với nhau bày trò gian lận, bớt xén, tư túi … Cứ thế, chúng cãi nhau cho đến lúc năm mới khởi điểm thì mới thôi vì sợ giông cả năm.
Bài ca dao này không nói về hiện tượng cá biệt như vậy mà nói về một sự việc có tính bản chất của ngày 30 Tết : chồng chập âm dương.
Thằng chết ở thế giới âm, thằng khiêng sống ở thế giới vật lý. Thế thằng khiêng khiêng cái gì ?
Trường hợp thứ nhất là khiêng thằng chết ra đồng chôn, vì người mất cận 30 Tết là cần chôn ngay tránh để qua Giao thừa. Bình thường âm dương cách biệt nhưng Tết âm dương gặp được nhau, ví dụ điển hình là ông bà về được nhà ăn Tết với con cháu. Cho nên nếu không dứt khoát chôn người mất cận Tết trước Tết, người chết sẽ bị lẫn lộn âm dương và nhiều khi không biết mình mất, cho nên có chuyện “thằng chết cãi thằng khiêng”.
Trường hợp thứ hai là con cháu phải khiêng những trách nhiệm nặng nề với ông bà, cha mẹ đã mất mà phải hoàn thành trước Tết như cúng lễ, tảo mộ, mời ông bà về nhà ăn Tết … và các công việc này đều phải hoàn thành trước 30 Tết. Đến Tết, rất nhiều việc con cháu cho rằng ông bà ở thế giới âm cần cái này cái kia, ông bà về ăn Tết nên phải cúng cái này cái kia. Bình thường âm dương cách biệt, nhưng 30 Tết là lúc âm dương chồng chập với nhau, ông bà cảm giác con cháu ngay trước mặt mình, nó bảo nó làm cái này cái nọ cho mình vì mà mình lại cần cái khác cho nên có chuyện “30 Tết thằng chết cãi thằng khiêng”.
Tại sao lại gọi con cháu là thằng khiêng ? Bởi vì lúc còn sống có thể nói ông bà cha mẹ phải nuôi nấng, dạy dỗ, nói cách khác khiêng con cháu, nhưng khi ông bà cha mẹ nằm xuống di thì từ đám ma đến các ngày Tết, con cháu là người khiêng ông bà, như một cách báo hiếu và trả nợ lại cha mẹ, ông bà.
—o—
Ba mươi anh không đi tết
Rạng ngày mồng Một, anh không đi đến lạy bàn thờ
Hiếu trung mô nữa mà biểu em chờ uổng công
– Hôm Ba mươi anh mắc lo việc họ
Sáng mồng Một anh bận việc làng
Ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi!
Đi Tết là mời ông bà về ăn Tết và ba mươi là thời hạn cuối cùng.
—-o—-
Ba mươi được ăn, mồng một tìm đến
Ba mươi Tết chúng ta không nên đi ăn uống tất niên với bạn bè và hàng xóm. Bữa cơm tất niên chỉ dành cho người thân trong gia đình.
Đặc biệt với những đối tượng mà chúng ta cần vạch ranh giới rõ ràng, công tư, nợ nần, ân oán, đường biên nhà cửa, trách nhiệm công việc thì tuyệt đôi không đến nhà họ ăn ngày 30 dù có được mời cũng từ chối khéo. Mình cũng không mời họ đến nhà mình ăn, muốn thể hiện tình cảm thân thiết thì biếu quà Tết thôi.
Mùng một có thể về vật lý họ không xông vào nhà của mình, việc của mình, nhưng về mặt năng lượng và tinh thần, ba mươi Tết mình ăn cùng họ hay cho họ cơ hội ăn mình cách này cách khác thì quanh năm họ sẽ không biết điều, họ coi là họ là người thân của mình để khuyên bảo, can thiệp, hỏi han, xăm soi việc riêng của mình.
Tóm lại cả năm đã không đóng được cổng thì ba mươi càng phải đóng tuyệt đối với các đối tượng không phải người thân và có xu hướng không biết giữ giới hạn.
—o—
Thừa con gả cho hàng tờ
Đến ba mươi Tết phất phơ ngoài đường.
Hàng tờ là hàng bán tranh Tết. Những người bán hàng Tết mà chưa hết hàng thường phải cố bán đến tận ba mươi vì sau đó đồ ăn, hoa quả hỏng hoặc không còn giá trị như trước. Tranh Tết là trường hợp đặc biệt vì không bị hỏng, nhưng cả năm không ai mua tranh Tết cả nên 30 Tết còn tranh là phải cố bán.
Bài ca dao này có liên hệ với chúng ta ở điểm là ngày 30 Tết nói chung nên ở nhà, không được phất phơ ngoài đường, trừ trường hợp quên mua một số thứ tối cần thiết thì phải đi mua và mua xong thì về luôn.
30 Tết là ngày chốt năm, ngày đóng cổng, chúng ta nên ở nhà với gia đình, không cố mua bán gì thêm, không nên lượn ngoài đường, không nên sang nhà người khác cũng chẳng nên mời người khác đến nhà kể cả hàng xóm, trừ khi đi ăn tất niên ở nhà người thân.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, chả phải hàng tờ hàng tiếc, chả ế ẩm gì mà dân tình đổ ra đường đêm 30 : xem bắn pháo hoa, xem ca nhạc, uống cà phê, uống bia. Càng gần giao thừa một số điểm càng đông đến mức đôi khi chen nhau tắc đường và tai nạn.
Thế mới bảo bây giờ đón Tết cổ truyền kiểu đạp lên cổ truyền.
—o—
30 TẾT ĐÓNG CỔNG GÌ ?
Cổng năm cũ, cổng thời gian đóng lại để mở cổng năm mới sau Giao thừa : Điểu này ai cũng biết
Cổng nhà đất, cổng địa chi : Điều này mọi người không biết nhưng không gian và thời gian là một cặp đôi âm dương. Nhà phải đóng cổng thì sau giao thừa việc xông đất mới có ý nghĩa.
Cổng thân thể cả không gian, thời gian và dòng máu.
Tóm lại cái gì tồn tại mà chúng ta nhận thức được và không nhận thức được đều sẽ đóng. Cổng sẽ được mở lại với khóa mã mới sau Giao thừa.
Hiểu về bộ chữ Đóng giúp chúng ta hiểu về vận hành ngày 30 Tết
– Đóng gạch : xây nhà, giữ đất, giữ chỗ, giữ suất bằng tiền, bằng vật chất và các hành động rất chắc chắc
– Đóng thuyền : để đi sông, đi biển, đến bến nước mới, thường liên quan đến các chu kỳ máu
– Đóng đinh : cố định và lắp ghép các bộ phận và thiết bị có tín mộc
– Đóng giầy, đóng guốc : thường đóng bằng đinh
– Đóng tiền : đóng tiền trước để giữ suất, giữ chỗ hoặc đóng tiền để thanh toán hàng hóa dịch vụ đã mua
– Đóng cửa : bất kỳ không gian có chủ nào đểu phải có cửa
– Đóng chu kỳ : các lễ Tết bao gồm Tết Nguyên Đán đều là các ngày đóng chu kỳ
– Đóng tim : tim chúng ta có đóng vào giao thừa không. Chắc chắn