TỨ BẤT TỬ & BỌC TRĂM TRỨNG

Loading

BỌC TRĂM TRỨNG : ĐỒNG BÀO & ĐỒNG SINH
Âu Cơ & Lạc Long Quân sinh ra bọc trăm trứng. Dân tộc Việt gốc là từ bọc trăm trứng ấy, nên gọi nhau là đồng bào.
Đồng bào nghĩa là cùng trong một bào thai, một bọc thai và cùng một bọc ối, một ối bào, mà chính là bể máu, biển máu gốc của bào thai.
Bên trong bọc bào thai lại có các bọc khác
– Bọc điều hay bao điều : Đứa bé sinh bọc điều nằm trong cùng bao với ối thân, rốn thân và bao thân (chính là bao điều), các bộ phận còn lại của bào thai nằm ngoài bọc điều là nhau, rốn nhau, ối nhau, ối rốn.
– Bao la : Nhau, rốn nhau, ối nhau thuộc về bao la
– Bao rốn : Bao rốn chứa rốn trung tâm (chính là điểm cắt rốn) và ối rốn
Tích và huyền sử về việc sinh ra của các vị Thánh, Thần, Chúa Phật khắp nơi trên nước ta đều là trạng thái sinh bào, vì đây là trạng thái gốc của dân tộc Việt.
Ví dụ sự tích thánh Tam Giang : Thánh Tam Giang là Trương Hống, Trương Hát là hai trong năm anh em, bốn trai, một gái, sinh ra trong cùng một bọc. Ba người còn lại trong gia đình là Trương Lừng, Trương Lẫy, và người con gái là Trương Đạm Nương. Năm anh em sinh ngày 15, tháng Giêng, năm Nhâm Ngọ (502), người làng Vân Mẫu, xã Vân Mẫu, huyện Quế Dương, quận Vũ Ninh, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Hai Vân, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh). Mẹ là con gái họ Phùng, tên hiệu là Từ Nhan, sinh năm Quý Hợi 483 thời Nam Bắc Triều. Theo cuốn thần phả hiện được lưu giữ tại đền Vân Mẫu, thôn Hai Vân, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh: Năm Phùng Từ Nhan 18 tuổi, vào đêm rằm tháng 11 năm Canh Thìn (500), nàng nằm chiêm bao thấy Thần Long quấn mình trên sông Lục Đầu, sau đó nàng mang thai. Sau 14 tháng mang thai, ngày 5 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (502) Phùng Từ Nhan lên chùa lễ phật trở về đến xứ Cửa Cữu, làng Vân Mẫu thì trở dạ, sinh ra một bọc năm con. Thánh Tam Giang chính là người đầu tiên đã hát lên bài quốc ca của nước Nam là Nam quốc sơn hà, nam đế cư.
—o—o—o—
BÁCH VIỆT : ĐỒNG NHÂN & ĐỒNG TỬ
Những bọc khác nhau của bào thai chứa những nhân khác nhau, tạo nên trạng thái đối xứng với Đồng Bào là Đồng Nhân. Bọc trăm trứng là Đồng bào và Bách Việt Đồng nhân.
Ví dụ sự tích thánh Tam Giang : 5 anh em phải sinh cùng trứng, thì mới có thể trong cùng bọc bào thai, vậy 5 anh em chính là 5 cái nhân của bọc thai, tương đương 5 cái hạt của cùng một quả. 5 anh em là Đồng Nhân và họ là thân nhân của nhau.
– Trương Đạm Nương là thân
– Trương Lẫy : bào, ở cùng Trương Đạm Nương, vì đã chuyển hoá thành trường năng lượng hồn phách hồn vía, đi theo thân, Trương Lẫy nghĩa là hào quang
– Trương Lừng : ối, ở cùng Trương Đạm Nương, chuyển hoá thành trường năng lượng hồn vía hồn phách, đi theo thân, Trương Lừng nghĩa là âm cung, đi đôi với Trương Lẫy, là hào quang
– Trương Hống : rốn, đầu quân cho Triệu Việt Vương, đóng ở đầm Dạ Trạch
– Trương Hát : nhau, đầu quân cho Triệu Việt Vương, đóng ở đầm Dạ Trạch
Kết thúc sự tích này là tất cả cùng tự tử.
Ví dụ sự tích Hai Bà Trưng : Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, mẹ là bà Man Thiện (Trần Thị Đoan), bố là ông Hùng Định (Tu Định). Trong bọc bào thai, luôn có nhiều người, ở trạng thái đồng sinh cùng bọc, mà có người ẩn người hiện, trong đó Hai Bà Trưng, với trưng nghĩa là trưng ra, trưng lên chỉ là hai người hiện
– Trưng Trắc tự tử ở cửa Hát Môn của sông Đáy. Cửa Hát Môn chính là cửa nhau và sông Đáy là dấu tích cổ của dòng ối nhau khi sinh ra đất Việt. Trưng Trắc là thân.
– Trưng Nhị tự tử trên dòng sông Nhị Hà. Nhị Hà là dấu vết của rốn trung tâm, mà chia hai ngả. Trưng Nhị phần trưng ra đi cùng với Trưng Trắc. Trưng Nhi là rốn thân.
– Ả Lã Nàng Đê tự tử trên sông Đáy và được thờ dọc sông Đáy, có cùng cha mẹ với Trưng Trắc. Bà là ối thân vì lã là nước nền hay ối.
– Hồ Đề tự tử trên sông Cầu. Bà là ối nhau.
– Bát Nàn tư tử trên sông Luộc. Bà là rốn nhau
– Lê Chân tự tử trên sông Đáy. Bà là nhau.
– Chu Tước giữ đền Trình của đền Hai Bà Trưng Hạ Lôi và đền riêng của bà ở Miếu Môn, bờ Tây sông Đáy. Bà là bào.
Tất cả các nhân vật trên là đồng nhân và đồng tử với nhau.
—o—o—o—
ĐỒNG SỐNG : ĐỒNG TRỨNG & ĐỒNG VỊ
Ví dụ sự tích Phật Tổ Man Nương : Truyền thuyết kể rằng thuở xưa bà là một người con gái rất sùng đạo, năm 10 tuổi đến theo học đạo ở chùa Dâu, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tại chùa có thiền sư Khâu Đà La là một vị cao tăng đầu tiên sang Việt Nam truyền đạo tại đây. Một hôm, thiền sư đi vắng và dặn Man Nương trông coi chùa cẩn thận. Tối đến Man Nương ngủ ở thềm, Khâu Đà La về và bước qua người, sau đó bà thụ thai. Cha mẹ Man Nương trách cứ thì Khâu Đà La dặn rằng đó là con Phật, không phải lo phiền. Hai mươi tháng sau, Man Nương sinh hạ một người con gái vào ngày 8 tháng Tư (âm lịch), đem đến chùa trả lại Thiền sư. Ông dùng cây tầm xích (gậy tích trượng) gõ vào cây Dung Thụ (dâu ) ở cạnh chùa; cây dâu tách ra, thiền sư để đứa trẻ vào trong, cây lại khép vào. Khâu Đà La trao cho Man Nương cây gậy và dặn khi nào hạn hán thì đem gậy cắm xuống đất để cứu nhân dân. Khi vùng Dâu bị hạn hán ba năm liền, nhớ đến lời dặn của ông, Man Nương đã đem cây gậy thần cắm xuống đất. Ngay lập tức nước phun lên, cây cối, ruộng đồng lại tươi tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán. Tiếp đó có trận mưa to, cây dâu bị gió bão quật đổ xuống sông Thiên Đức (sông Dâu) rồi trôi về Luy Lâu. Khi đó, Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân lính vớt lên để làm nóc điện Kính Thiên, nhưng không ai lay chuyển nổi. Man Nương đi qua liền xuống sông, buộc dải yếm vào và bảo “Có phải con mẹ thì đi lên theo mẹ” lập tức kéo cây lên dễ dàng. Sĩ Nhiếp thấy thế kính sợ, tuyển mười người họ Đào tạc tượng Tứ pháp là Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện tượng trưng cho Mây, Mưa, Sấm, Chớp để thờ. Bốn bức tượng phật đó được đặt ở bốn ngôi chùa khác nhau ở trên cùng một khu vực là Chùa Dâu, Chùa Đậu, Chùa Dàn, Chùa Tướng. Khi thợ tạc tượng gặp trong thân cây một khối đá bèn vứt xuống sông. Đến đêm thấy lòng sông rực sáng, Sĩ Nhiếp cho người vớt nhưng không tài nào vớt được. Man Nương liền đi thuyền ra giữa sông thì khì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng. Khối đá ấy được gọi là Thạch Quang Phật (Phật đá tỏa sáng).
Đối chiếu với một ca sinh bình thường
– Man Nương bước qua Khâu Đà La ở trong chùa là sự kiện cha mẹ xứ sở gặp nhau. Cha mẹ xứ sở là cha mẹ bào.
– Đứa bé gái được Man Nương sinh ra là trứng. Man Nương là mẹ trứng.
– Gậy tầm xích của Khâu Đà La là tinh trùng. Khâu Đà La là cha tinh trùng. Cha mẹ trứng và tinh trùng là cha mẹ ối
– Khâu Đà La lấy gậy tầm xích gõ vào cây dung thụ, cây mở ra. Khâu Đà La đặt đứa bé vào đó. Cây dung thụ khi mở ra là cha mẹ mang thai.
– Vùng dâu bị hạn hán ba năm liền là thời kỳ bào thai (tam cá nguyệt) và bào thai rút nước của vùng Dâu đưa vào bào thai
– Man Nương đã đem cây gậy thần cắm xuống đất. Ngay lập tức nước phun lên, cây cối, ruộng đồng lại tươi tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán. Đó là sự kiện chuyển dạ.
– Tiếp đó có trận mưa to, cây dung thụ bị đổ xuống sông Dâu trôi về Luy Lâu. Đó là sự kiện vỡ ối.
– 5 đứa trẻ sinh ra từ cây dung thụ là đồng nhân của bào thai
– – – Thạch Quang Phật : Thân
– – – Pháp Vân, mây : Bào
– – – Pháp Vũ, mưa : Rốn
– – – Phối Lôi, sấm : Ối
– – – Pháp điện, sét : Nhau
5 đứa trẻ 1 trai 4 gái sinh ra bởi Phật Tổ Man Nương đối xứng của bào thai 5 đứa trẻ Tam Giang 1 gái 4 trai
– Thạch Quang Phật là thân nam, đối xứng với Trương Đạm Nương là thân nữ
– Pháp Vân, mây là Bào nữ, đối xứng với Trương Lừng là thân hào quang nam
– Pháp Vũ, mưa là Rốn nữ, đối xứng với Trương Lẫy là thân Âm Cung nam
– Phối Lôi, sấm là Ối nữ, đối xứng với Trương Hống là rốn nam
– Pháp điện, sét là Nhau nữ, đối xứng với Trương Hát là nhau nam
– Bà Keo là rốn bào, tại điểm làm tổ, đối xứng với mật mã Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
—o—o—o—
TỨ BẤT TỬ : ĐỒNG SINH TỬ & ĐỒNG HOÁ
Đồng bào chia thành các nhóm khác nhau là đồng loại, cụ thể là bốn nhóm lớn, đại diện bởi Tứ Bất Tử
– Đồng tâm (thân) : Vua Hùng
– Đồng huyết (ối) : Chử Đồng Tử
– Đồng khí (rốn) : Tản Viên
– Đồng thanh (nhau) : Thánh Gióng
Liễu Hạnh đại diện cho trạng thái đồng hoá
Chia sẻ:
Scroll to Top