LINH
– Trời mà xuống được đất gọi là Thiên linh
– Đất mà bao bọc được trời gọi là Địa linh
– Thần mà tương tác được với nhân gian gọi là Thần linh
– Đền người trần xây mà giúp gặp được thần gọi là đền linh
Có thể thấy, chữ linh trong tiếng Việt rất giống với chữ “link” trong tiếng Anh.
THIÊN LINH LINH, ĐỊA LINH LINH
Dạo này trên mạng đang lan truyền bài hát Trung Quốc, có cả bản Việt tên là Thiên linh linh, Địa linh linh.
– Thiên linh linh Địa linh linh là Trời xuống được đất liên tục và Đất bao được trời liên tục và đồng thời
– Thiên địa linh linh là trời đất liên tục kết nối được với nhau, trong đó Trời và Đất đều có đủ tính âm và tính dương
THIÊN ĐỊA MINH MINH
“Thiên linh linh, Địa linh linh” là một câu niệm của Đạo giáo. Thực ra câu niệm này là “Thiên minh minh, Địa minh minh”.
Thiên địa minh minh là trời đất liên tục giao hoà được với nhau để sinh ra trạng thái thứ ba. Minh là trạng thái thứ ba sinh ra từ kết nối âm dương hai chiều liên tục của Thiên địa linh linh.
Để có được trạng thái Thiên Địa Minh Minh
– Trời phải có đủ âm dương Mẹ Cha
– Đất cũng phải có đủ âm dương Mẹ Cha
Nếu hiểu được như vậy, trên ban thờ gia tiên, chúng ta phải khấn “Cha Trời Đất, Mẹ Đất Trời”, thay vì chỉ khấn “Cha trời, Mẹ đất”
Minh tạm gọi là trạng thái con sinh ra từ trạng thái giao hoà của âm dương trời đất của cha mẹ, như vậy để có minh trước hết phải có cha mẹ trời đất và cha mẹ trời đất phải giao hoà.
CA DAO : THIÊN MINH MINH, ĐỊA MINH MINH
Ca dao có một số bài về “Thiên minh minh, Địa minh minh”
Thiên minh minh, địa minh minh
Có con không gả cho mình
Mai sau trồng bí mình rình dứt dây
Bầu bí là biểu tượng về kết nối khác giống loài, dựa trên vùng đất sinh sông. Dây là công cụ để kết nối, cắt dây là mất linh, mà mất mình thì cũng chẳng còn minh.
Thiên minh minh, địa cũng minh minh
Ai có con không gả cho mình
Mai sau lửa cháy kêu mình, mình đốt thêm
Lửa cháy là quá hoả thiếu thuỷ, mà lại còn bị đốt thêm nữa thì sẽ càng mất linh. Mất linh thì đương nhiên không có minh.
Chiếc chiếu treo là ngãi
Chiếc chiếu trải là tình
Thiên minh minh, địa cũng minh minh
Họ xa kệ họ, hai đứa mình đừng xa
Bài này ngược với hai bài trên, hai người yêu nhau nhắn nhủ sẽ giữ linh (không xa), thì lúc đó nhất định sẽ có Thiên minh minh, địa minh minh
Thiên minh minh, địa cũng minh minh
Họ xa kệ họ, hai đứa mình đừng xa
Tính linh không nhìn thấy được, vì linh có nghĩa là không mà là có, có mà như không, ví dụ 102 được đọc là một linh hai. Số 0 được viết ra là dương hình, thì “linh” được đọc lên là bóng âm. Nhưng trong ngôn ngữ, thực ra âm mới là cái gốc, cho nên số 0 được viết ra là cái bóng hay hình chiếu của trạng thái linh.
Khi hai thái cực âm dương là “bóng” và “hình” đạt được “thái hoà”, sẽ sinh ra trạng thái thứ ba là “minh”.
Minh đạt được khi chiếu hình ra bóng và chiếu bóng lại ra được hình.
– Chiếu hình ra bóng là trạng thái “chiếu treo”
– Chiếu bóng ra hình là trạng thái “chiếu trải”
Cho nên bài ca dao này mới mới có câu
Chiếc chiếu treo là ngãi
Chiếc chiếu trải là tình
Muốn chiếu được hai chiều mà khớp được bóng và hình, để sinh ra được trạng thái minh cần có một cái gương bát quái ở chính giữa. Nói cách khác, gương bát quái là gương có khả năng đối chiếu được bóng và hình.
Gương bát quái chính là một đạo cụ có tính biểu tượng của Đạo Giáo.
ĐẠO TRẦN – TỤC ĐỔI CHIẾU Ở ĐỀN KIẾP BAC
Khi soi vào một chiếc gương bình thường, chúng ta sẽ thấy bóng hình của mình trong gương. Gương bình thường thì bóng sẽ phản ánh hình dáng bên ngoài. Gương bát quái sẽ chiếu tiếp cái bóng ngược về cái hình, liên tiếp chiếu và đổi chiếu như vậy, thì qua bóng sẽ tìm được chân tướng của hình hay cái hồn ẩn trong hình.
Gương bát quái khác gương bình thường là vì gương bình thường là chiếc gương soi một chiều phiến diện còn gương bát quái lại có khả năng chiếu và đổi chiếu.
Trong phong thuỷ, chúng ta thường biết đến gương bát quái như là một cái gương chiếu yêu, mà thường được đặt trước cửa nhà để trấn trạch, bởi vì gương bát quái chính là gương chiếu yêu.
Nhưng gương bát quái cũng dùng để quán chiếu chính bản thân mình. Ai như Tôn Ngộ Không chiếu đâu cũng ra yêu quái nhưng chẳng nhận ra chính mình cùng cả đội của mình toàn là yêu quái thì cũng chỉ là Tôn Không Ngộ.
Tại đền Kiếp Bạc, có tục đổi chiếu mới lấy chiếu cũ. Việc đổi chiếu này có nhiều tác dụng, trong đó có tác dụng chữa bệnh “phạm nhan”.
Tại trận Bạch Đằng lịch sử, quân ta của Trần Hưng Đạo đã bắt được nhiều tướng giặc trong đó có Phạm Nhan. Hưng Đạo Vương sai lấy chỉ ngũ sắc trói chặt Phạm Nhan lại. Khi mang ra pháp trường thấy vôi, phân gà sáp và bồ hóng đã được bôi lên lưỡi kiếm hắn sợ hãi vô cùng. Khi biết chắc là chết, hắn xin được nói lời cuối cùng : Xin được mở rộng lượng khoan dung, hãy chém hắn thành 3 đoạn, một đoạn vứt xuống sông, một đoạn vứt lên bờ còn một đoạn vứt lên rừng. Tương truyền sau này đoạn xác của Phạm Nhan vứt xuống sông biến thành đỉa, đoạn vứt lên bờ biến thành muỗi, đoạn vứt lên rừng biến thành vắt. Nay mỗi khi gặp những con vật đó, nhân dân ta thường gọi là giặc Phạm Nhan.
Theo truyền thuyết, Phạm Nhan sinh ở Đại Việt, bố người Tầu, mẹ người Việt. Hắn bỏ sang Tầu xin nhập vào đội quân xâm lược nhà Nguyên Mông. Biết được nguồn gốc xuất thân của hắn, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt tin dùng, phong làm tướng phù giúp cho con trai là Thái tử Thoát Hoan đi xâm lược Đại Việt.
Cách đền Kiếp Bạc 1km về phía bắc, bên dòng sông Thương có môt ngôi nghè. Theo truyền thuyết ngôi nghè đó thờ bà hàng cơm đã có công hiến kế bắt giặc Phạm Nhan.
Khi quân Nguyên Mông tràn sang, bà chủ quán được Hưng Đạo Vương tin cậy giao cho việc theo dói, quan sát các đội binh thuyền của giặc và sự di chuyển hoạt động của chúng qua những binh lính vào ăn quà, uống rượu, rồi mật báo để người kip thời đối phó. Một hôm có một người ăn vận đồ xanh, tướng mạo hung dữ vào ăn hàng, uống rượu. Bà dò hỏi tên tuổi, được biết đó là tên tướng giặc Phạm Nhan.
Khi đã tiếp rượu cho tên tướng giặc uống say, bà chủ quân mới lựa lời dò hỏi : “Nghe nói Tướng quân tài giỏi có nhiều phép mầu có phải không ạ ?”
Trong lúc say rượu tên tướng giặc khoe khoang về tài nghệ của mình, hắn nói :” Ta có ngũ phép (5 phép) thần thông, đang to khỏe hoá nhỏ không dây nào trói được, chém đầu này mọc đầu khác”.
– Tướng quân tài giỏi như vậy còn sợ ai chém nữa ?
– Muốn trói ta phải trói bằng chỉ ngũ sắc, ta sẽ không hóa nhỏ được, song muốn chém đầu ta và không cho mọc đầu khác thì phải dùng vôi tôi trộn với phân gà sáp và bồ hóng mà bôi lên lưỡi kiếm.
– Tướng quân đang chỉ huy thuyền nào ?
– Tên tướng giặc Phạm Nhan chỉ xuống chiếc thuyền to nhất đậu ở phía bên sông : Trong thuyền có nguyên soái Ô Mã Nhi và ta chỉ huy.
Nắm được bí mật đó, bà chủ quán đã kịp thời báo ngay về quân doanh cho Trần Hưng Đạo biết.
Sách Công dư tiệp ký (quyển 3) của Tiến sỹ Vũ Phương Đề chép rằng : “Miếu Phạm Nhan ở xã An Bài, huyện Đông Triều, nằm ngay bên bờ sông Thanh Lương. Tục truyền, thần của miếu này người họ Nguyễn tên là Linh. Cha của thần vốn người Quảng Đông (Trung Quốc), di cư sang nước ta, cư ngụ ở xã An Bài, lấy vợ ở đó và sinh được người con trai, đặt tên là Bá Linh. Lớn lên, Bá Linh lại về Trung Quốc, thi đỗ Tiến sỹ và làm quan cho nhà Nguyên. Y có biết chút ít phép thuật phù thủy nên được phép vào trong cung đình để chữa bệnh. Nào dè vào đó, y thông dâm với bọn cung nữ, bị khép vào tội phải chết. Khi y sắp sửa bị đem ra hành hình thì nhà Nguyên xua quân sang xâm lược nước ta, y liền xin được làm kẻ hướng đạo cho quân Nguyên để lập công chuộc tội. Nhà Nguyên chấp thuận. Nhưng rồi vì bị đại bại ở trận Bạch Đằng, Bá Linh cùng bọn Ô Mã Nhi… đều bị Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bắt sống. Bá Linh lại một lần nữa, bị khép vào tội phải hành hình. Lần này, y xin được về chết ở quê mẹ, vì thế Hưng Đạo Đại Vương cho đem hắn về chém tại xã An Bài rồi quăng xác xuống sông”.
Uất hận, Phạm Nhan hóa làm tà thần đi khắp nơi quấy nhiễu dân lành, nhất là phụ nữ và trẻ nhỏ… Ai bị giặc này quấy rối đều khó trị, dân gian gọi đó là “bệnh Phạm Nhan”.
Ở địa phương ai mắc bệnh này đều đến Vạn Kiếp cầu cứu Hưng Đạo Đại vương. Tiếng lành đồn xa, người dân khắp nơi đều biết. Sau khi ngài mất, người bị bệnh ở muôn phương vẫn tìm về đền Kiếp Bạc làm lễ cầu xin Đức Thánh giải trừ.
Người đi lễ ra chợ hội Kiếp Bạc mua một manh chiếu mới rồi đem vào đền làm lễ xin đổi lấy chiếu cũ đã trải ở đền.
Đối chiếu với bài ca dao
– Chiếu cũ là chiếu trải
– Chiếu mới là chiếu treo