THÁC LÀ THỂ PHÁCH, CÒN LÀ TINH ANH

Loading

—o—o—o—
THỂ PHÁCH TRONG TRUYỆN KIỀU : THÁC LÀ THỂ PHÁCH, CÒN LÀ TINH ANH
Trong truyện Kiều, đoạn đối thoại sau khi Kiều khóc trước nấm mộ hoang của Đạm Tiên viết rằng
Vân rằng : Chị cũng nực cười
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa
Rằng : Hồng nhan tự thủa xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
Nỗi niềm tưởng đến mà đau
Thấy người nằm đó biết sau thế nào ?
Quan rằng : Chị nói hay sao
Mỗi lời là một vận vào khó nghe
Ở đây âm khí nặng nề
Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa
Kiều rằng : Những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh
Dễ hay tình lại gặp tình
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ
Một lời nói chửa kịp thưa
Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay
Thuý Vân cho rằng chị mình dư nước mắt khóc người dưng, Kiều đáp lại rằng người dưới mộ là hồng nhan bạc phận.
Vương Quan cho rằng đường xa, cần về sớm, không nên ở lại thêm ở chỗ nhiều âm khí này nữa, Kiều đáp lại rằng cái mất đi là thể phách, còn lại còn tinh anh, rồi bảo chờ xem hiển linh, thế là một “trận gió cuốn cờ đến ngay”.
Ở bãi tha ma, thể phách của người vừa mất tán ra tạo nên lân tinh. Khi còn sống, tinh huyết của thể phách được vận hành bởi vì có tinh anh linh hồn. Tinh anh ở người sống tạo hoà quyện và bao bọc chặt chẽ thân xác tạo nên trường sinh khí gọi là phách thể. Sau khi chết, tinh anh rút ra nên phách tan rã.
Ở mộ Đạm Tiên, Kiều cho rằng tinh anh của Đạm Tiên vẫn còn đâu đây và có thể hiển linh, dù phách đã tán.
—o—o—o—
THỂ PHÁCH TRONG TRUYỆN KIỀU : PHÁCH QUẾ HỒN MAI
Truyện Kiều còn hai câu nữa cũng nói về Đạm Tiên và thể phách
Mơ màng phách quế hồn mai,
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa.
“Phách quế hồn mai” liên quan đến “Hồn ma bóng quế”, trong đó
– Phách quế cũng là bóng quế, vì thể phách là thể bóng so với thể xác là thể hình và thể phách có mùi thơm, là hương của cây quế.
– Hồn mai là hồn siêu thoát ra khỏi thân đi tiếp về ngày mai, trong khi thân xác để lại với ngày hôm qua
Mơ màng phách quế hồn mai : “Phách quế hồn mai” là trạng thái xuất hồn, thoát xác của Kiều, đã gặp được “phách tán hồn siêu” của Đạm Tiên. Đây là trạng thái mơ màng ở giữa hiện thực và chiêm bao, thân trụ ở hiện thực và hồn vào chiêm bao.
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa : Khi Kiều ở trạng thái “phách quế hồn mai” để gặp Đạm Tiên, thì Đạm Tiên ở trạng thái ngược lại để gặp được Kiều.
Có thể hiểu một ẩn ý trong hai câu này của Truyện Kiều là Đạm Tiên chính là “phách quế”, quá khứ, tiền kiếp của Kiều, còn Kiều là hồn mai, tương lai, hiện tại của Đạm Tiên.
Quỳnh hoa công chúa, Quế hoa công chúa là hai vị hầu cận bên Mẫu thượng thiên, còn gọi là Chầu Quỳnh và Chầu Quế.
– Chầu Quế là người giữ trạng thái “phách quế hồn mai”
– Chầu Quỳnh là người giữ trang thái đối xứng tạm gọi là “Đạm Tiên người xưa”
– Mẫu Thượng Thiên giữ vị trí cân bằng giữa hồn và phách, người và tiên, quá khứ và tương lai, chính là hiện tại
—o—o—o—
THỂ PHÁCH
Thể phách là thể phân cực âm dương và có rất nhiều tên gọi
Khi không xác định giới tính, thể này gọi là :
– thể phách vì nó giữ nhịp phách cho thể xác, đặc biệt là nhịp thở
– thể sinh khí vì thể này giữ trường sinh khí cho thể xác và sinh khí tạo ra do hơi thở, mà bản chất lượng tử của hơi thở chính là luồng vận hành của electron
– thể giới tính vì tinh huyết của một người mà sau này sinh ra những đứa con của người ấy (trứng và tinh trùng) vận hành trên thể này
– thể điện từ vì cặp electron và proton, mang điện tích trái dấu chạy trên thể này
– tinh thể anh với tinh là tinh bào; anh là hạt proton, đi cùng hạt photon ánh sáng
– thể tinh cung : tinh là proton hạt dương nằm ở trung tâm, và cung là trường tạo ra bởi quỹ đạo vận hành của hạt âm electron
– thể điện ngọc với điện là proton và ngọc là cấu trúc tạo nên bởi vận hành của electron
Ở người nam, thể này gọi là :
– cung điện : cung điện là nơi ở và làm việc của điện hạ, với điện hạ là hạt proton ở trung tâm mang điện dương, cung là vỏ tạo nên bởi quỹ đạo vận hành của hạt electron mang điện âm
Ở người nữ, thể này gọi là :
– tấm thân (tính mộc)
– thể hài (tính mộc thuỷ)
– ngọc thể (tính mộc)
– thể huyết ngọc (tính mộc) : vì thể này vừa tạo huyết dạng trứng gọi là châu ngọc
– thể ngọc phách (tính mộc) : vì phách ở người nữ tính mộc kết tinh theo dạng ngọc
– thể phác ngọc (tính mộc) : vì phác cũng là phách
– thuỷ cung (tính kim thuỷ)
– thuỷ tinh cung (tính kim)
Phách thể là sự kết tinh của nước theo cấu trúc lưới tinh thể nằm trong bao cầu .
– Nước kết tinh theo lưới tinh thể tính mộc gọi là ngọc
– Nước kết tinh theo lưới tinh thể tính kim gọi là thuỷ tinh hoặc thuỷ tinh cung
– Nước kết tinh theo cả tính kim và tính mộc gọi là ngọc thuỷ tinh
Ngọc thể liên quan đến sức khoẻ
– Nên chúng ta cần “Giữ thân như ngọc”
– Khi một người ốm, người ta là nói là “Ngọc thể bất an”
“Tấm thân ngọc ngà” là tấm thân ngọc và tấm thân ngà, trong đó
– thân xác trắng như ngà bên trong
– thân ngọc hay thân sinh khí bao bọc
“Răng trắng như ngọc” là
– ngà răng trắng bên trong
– trường sinh khí ngọc bọc ngoài
Thỏ ngọc trên cung trăng
– cung trăng là thể vía, trường vía
– thỏ ngọc là thể phách, thể ngọc
Thể phách gọi là tấm thân. Bóng của tấm thân là bóng ngọc. Bóng ngọc là trường tiếp xúc và tương tác của một con người con gái, không phải xác thân trắng trẻo như ngà. Bóng ngọc sẽ tạo nét quyến rũ và thu hút của nụ cười tỏa ra từ hàm răng ngọc ngà, chứ không phải ngà răng.
Trong chuyện Tấm Cám, Tấm Cám có tính Mộc, vì Tấm Cám sinh ra từ hạt gạo của cây lúa.
– Tấm đứng tấm thân
– Cám đứng xác thân.
Nguyên Phi Ỷ Lan quê ở làng Như Quỳnh, khi gặp vua bà đứng dựa cây lan và bà dạy dân nuôi tằm dệt vải. Đền thờ của Nguyên Phi Ỷ Lan gọi là đền bà Tấm.
“Hình hài” hoặc “hình hài tấm thân” là từ để chỉ cả thể xác và thể phách với
– Thể hình chính là thể xác
– Thể hài chính là thể phách mà có tính thuỷ mộc đất với hài là chiếc giầy bệt nữ có hình con thuyền mà cho phép tiếp xúc mềm mại như sóng nước với đất.
Chiếc hài của Tấm bị rơi chính là biểu tượng của thể hài của Tấm mà đã giao hoà nhịp nhàng với thể phách hoàng tử, nên chiếc hài đó mới rơi vào tay hoàng tử và hoàng tử sẽ nhận ra Tấm. Không ai có thể đi vừa hài của Tấm bởi vì “mỗi người một phách”.
Truyện Lọ Lem cũng chính là phiên bản phương Tây của truyện Tấm Cám. Lọ Lem cũng vẫn là Tấm, nhưng Lọ Lem có tính Kim, nên Lọ Lem đi giầy thuỷ tinh thay vì đi hài lụa thêu tính Mộc như Tấm. Giầy thuỷ tinh phản ánh thể phách có tính kim thuỷ của người nữ, mà rất dễ rơi vào tình trang “hồn bay phách lạc” khi quá sợ hãi. Phách lạc làm hơi thở bị đứng lại, chết chân và cả người cũng chết đứng, trong khi hồn thì bay mất ra khỏi thân, thế là thân càng chết đứng.
Chiếc giầy của Tấm như một chiếc thuyền trên biển, trôi theo nước đến bến bờ là chàng hoàng tử, sau đó nó đưa Tấm vào trong cung. Ngược lại, chiếc giầy của Lọ Lem đi ra từ cung điện của hoàng từ và đứng lại trên bậc thềm của cung điện, bởi vì nó đã tìm ra bến bờ rồi, thì không muốn rời xa nữa, và thế là nó đứng lại luôn.
Ở nước ta có một loạt đền và miếu thờ Thuỷ Tinh Công Chúa, mà có tích chết đuối hoặc rơi xuống nước, vì cha của các nàng công chúa đó đều là Long Vương, nên các nàng ấy thực ra có rơi xuống nước cũng không chết đuối, chỉ là người trần không thấy được các nàng ấy đi về cảnh giới nào khi rơi xuống nước mà thôi.
Công Chúa Cả chết đuối ở sông Thiên Đức và được ông hoàng Lệ Mật vớt xác lên trong sự tích về Thập Tam Trại của Thăng Long cũng là con gái của Long Vương, nhưng Công Chúa Cả mang tính Mộc, nên không được gọi là Thuỷ Tinh Công Chúa Đền của bà nằm cạnh giếng đình làng Lệ Mật, dưới tán cây đa, chữ “Cả” trong tên bà chính là “cây cao bóng cả”. Lệ Mật cũng là một cái tên mang tính Mộc. Thập Tam Trại xưa là khu mộc nằm ở biên của Hoàng thành Thăng Long, mang tính kim. Thập Tam Trại là nơi có làng trồng hoa, trồng lúa và làng thuốc nam. Bây giờ khu vực ấy vẫn có tính mộc. Cuối đường Thuỵ Khê là chợ Bưởi và gần đó làng Hồ Khẩu với đền mẫu Thăng Long, đối xứng với vua cha khu Hoàng Thành Ba Đình. Đầu đường Hoàng Hoa Thám Bách Thảo và cuối đường có chợ cây cảnh.
—o—o—o—o—
PHÁCH LÀ GÌ ?
Phách
– Phách thể : Phách thể là khuôn cấu trúc cho thể xác (phách thân), tạo nhịp (đặc biệt là nhịp thở) và điều hành tất cả các chu kỳ nước của cơ thể như chu kỳ dịch, chu kỳ máu, chu kỳ kinh nguyệt
– Phách thân : “Mỗi người một phách” nghĩa là mỗi người một khuôn và mỗi người một nhịp
– Phách vía : Phách vía làm khuôn cho thể vía và giữ nhịp sóng âm thanh ánh sáng
– Phách tán :
– – – Hồn siêu phách tán : nói về trạng thái sau khi chết của một người
– Phách lạc :
– – – Hồn bay phách lạc : nói về trạng thái quá sợ hãi của một người. Sợ quá, sợ đến mức hồn bay mất. Sợ quá, sợ đến mức đứng cả tim, ngừng cả thờ, nên phách lạc.
– – – Phách lạc hồn bay
– – – Phách lạc hồn kinh
– – – Phách lạc hồn xiêu
– Thể phách :
– Cự phách : Mạnh về tinh huyết của phách thân
– Khí phách : Mạnh về khí huyết của phách vía
– Ngọc phách là thể phách của người nữ, dùng với ý là rất đẹp, đôi khi còn được nói tắt là ngọc thể
– – – Ngọc thể bất an
– – – Tấm thân ngọc ngà
– – – Cành vàng lá ngọc
Phách : Phách nhịp, phách nhạc & nhạc cụ gõ phách
– Nhịp phách
– Chèo phách : Chèo ở mũi thuyền. Vì mũi giữ nhịp thờ, nên giữ nhịp thờ và định trong nhịp thở chính là chèo phách.
– Gõ phách : gõ để giữ nhịp
– Lạc phách : lạc nhịp
– Phách gỗ, tre : Là nhạc cụ gõ làm bằng tre, gỗ để giữ nhịp
– Phách tiền : Phách tiền là loại nhạc cụ gõ độc đáo của người Việt gồm 3 thanh gỗ quí (cẩm lai…), trên có gắn những đồng tiền xưa bằng đồng được sử dụng uyển chuyển với âm thanh réo rắt trong các sinh hoạt âm nhạc hoặc múa.
– Phách lối : phách lối là cứ xử như thể mình là người tạo nhịp cho người khác vận hành, nói cách khác là coi mình là nhịp tim, nhịp thở của người khác
– Phách lắm : tương tự phách lối
– Phách lạc : là sai nhịp
– Phách hộ : Huyệt thuộc đường túc thái dương bàng quang kinh, ở dưới mỏm gai đốt sống lưng 3, sang ngang mỗi bên 3 thốn, chuyên chữa viêm phế quản, hen suyễn, viêm hung mạc, nôn mửa, đau xương bả vai, lao phổi.
Phách : hành động
– Rọc phách : “Rọc phách bài thi” là cắt tờ giấy thi ra làm đôi, phần thân tờ giấy là nơi thí sinh ghi chép bào, phần phách là nơi ghi tên và số báo danh của thí sinh. Tương tự với thân thể con người, phách là nơi vận hành dòng máu linh hồn và nơi chứa đựng tinh thần của một người, còn xác thể chỉ là cấu hình của người ấy.
– Hợp phách : Hợp nhất phách và bài thi chính sau khi đã chấm điểm xong
– Ghép phách : Tương tự như hợp phách
– Làm phách : Làm phách là tỏ vẻ ra đây một mình một nhịp, một lối riêng không thèm theo bọn mày hoặc theo số đông
– Nói phách : Nói một mình một phách, không ăn nhập với hiện thực, nói cách khác là bốc phét
– Đánh phách : Đánh phách là đánh nhịp, phách là kiểu nhịp thở, nghĩa là có vào và có ra.
Kể chuyện ông huyện về quê
Có hai hòn ngọc kéo lê dọc đàng
Bà huyện cứ tưởng hòn vàng
Đánh trống đánh phách cả làng ra khênh
Kể chuyện ông huyện về quê : về quê là đi ra đồng, nơi giao hoà âm dương
Có hai hòn ngọc : Hòn ngọc là tinh hoàn, nơi sinh tinh của đàn ông.
Kéo lê dọc đàng : Tinh xuất ra và vận hành theo các lưới và mạch. Đàng là trường ẩn, như địa đàng hay thiên đàng, nên hiện tượng xuất tinh này chỉ thể hiện trên trường phách thôi, mắt thường không thể nào nhìn thấy được.
Bà huyện cứ tưởng hòn vàng : Bà huyện là người giao hoà âm dương với ông huyện, khi ông huyện về quê gặp bà huyện ở làng. Hòn vàng là hòn duy nhất ở trung tâm thay vì hòn ngọc ở hai bên
Đánh trống đánh phách : Đánh nhịp tim của thể xác và đánh nhịp thờ của thể phách
Cả làng ra khênh : Câu này nói về kinh nguyệt của phụ nữ
Cả bài ca dao này nới về thay đổi tinh huyết định kỳ ở thể giới tính của người nam và người nữ
– Ông Huyện chính là ông tinh anh giữ thể phách và thể xác của người nam. Hai câu đâu nói về hiện tượng thay đổi tinh huyết định kỳ này ở người nam
– Bà Huyện chính là bà Tấm giữ tấm thân ngà ngọc của người nữ. Hai câu sau nói về hiện tượng thay đổi tinh huyết định kỳ này ở người nữ, đối xứng với người nam
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thời cầm bút cầm nghiên
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa
Thằng Cuội chết tối hôm qua
Đánh trống, đánh phách đưa ma ra đồng
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa : Cây đa là thể vía chứa khí huyết và khí phách nam. Cuội ngồi gốc cây đa, biểu tượng của thể xác nam trước tuổi dạy thì.
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời : Con trâu chính là biểu tượng của thể phách, phân cực giới tính. Cuội là biểu tượng của thể xác. Nhịp của thể xác là nhịp tim. Trước dạy thì, Cuội đi chăn trâu vì thể phách chưa có nhịp riêng, đi theo thể xác.
Cha còn cắt cỏ trên trời : Cha cắt cỏ trên trời là Cha trời, cỏ có tính mộc khí. Đến tuổi dạy thì thể phách vùng lên, tự vận hành theo nhịp riêng : nó đi ăn lúa. Thể xác Cuội không thể nào chăn dắt nổi con trâu đó, thế là Cuội phải cầu cứu Cha trời.
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên : Cầu cứu cha không được, Cuội cầu cứu mẹ, nhưng mẹ còn đi mời quan viên, vì mẹ Cuội là mẹ đất, giữ cấu trúc viên đất, đối xứng với Cha trời.
Ông thời cầm bút cầm nghiên : Đây là quan viên giữ tâm trí, liên quan đến thể trí.
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa : Đây là quan viên giữ bản năng thân thể và xúc cảm giới tính. Lá đa liên quan đến thể vía và thể phách, làm nhiệm vụ quang hợp và hô hấp cho cây đa.
Thằng Cuội chết tối hôm qua : Thằng Cuội giữ thể xác và thể phách nam trước lễ dứt căn mà cũng là sự kiện dạy thì ở nam. Thằng Cuội chết chính là thời điểm kích hoạt thân thể giới tính, hay lễ dứt căn.
Đánh trống đánh phách : Cơ thể có hai nhịp chính là nhịp tim và nhịp thở. Nhịp tim là nhịp trống, chủ về nhịp điệu của thể xác và nhịp thở là nhịp phách, chủ về nhịp điệu của thể phách.
Đánh trống đánh phách đưa ma ra đồng : Phụ trách thằng Cuội (mà đã bị đưa ma) chính là ông Huyện, người đánh phách nhịp thở) và đánh trống (nhịp tim).
Lễ dứt căn của người nữ được mô tả trong truyện Tấm Cám là sự kiện Tấm đi chăn trâu đồng xa, trong khi đó ở nhà Cám giả giọng Tấm bắt mất cá Bống ăn thịt. Lễ dứt căn bên nữ có diễn biến rất khác bên nam dù cho ra cùng kết quả là kích hoạt vận hành giới tính trên thể phách
– Nữ : Cá Bống, giữ thể vía là nhân vật bị chết (Nam : Thằng Cuội, giữ thể xác)
– Cá Bống bị đưa từ đồng vào giếng, vào sân làm thịt, vào bếp nấu nướng và vùi tro, rồi cuối cùng vào chân giường (Nam : Thằng Cuội bị đưa ma ra đồng)
– Cám giữ thể xác là người thưởng thức món cá Bống (Ông Huyện giữ cả thể xác và thể phách là người tiếp quản thằng Cuội).
Để thực hiện được chuyển hoá ở tuổi dạy thì ở nữ
– Tấm giữ vị trí cân bằng ở giữa của mẫu Thượng Thiên
– Bống giữ vị trí của chầu Quỳnh : Đạm Tiên người xưa, mà nay còn đâu, chỉ còn mỗi xương cá Bống
– Cám giữ vị trí của chầu Quế : vận hành hồn mai bóng quế
—o—o—o—o—
PHÁC LÀ GÌ ?
Phác ngọc : Chất của phách thể (sinh khí)
Phác ngọc hồn kim : thường được hiểu là còn trinh trắng, hoàn toàn tốt đẹp, chưa bị nhiễm thói xấu, phàm tục, ví như ngọc còn trong đá, vàng còn trong quặng, còn nguyên chất, chưa qua tinh luyện. Phác ngọc là thân ngọc mang tính mộc mang tính mộc đất, đẹp nhưng mộc mạc và hoà nhập với môi trường. Hồn kim là hồn tính kim hoàn toàn thuần khiết, trinh nguyên, không pha tạp và phân biệt rõ ràng với bên ngoài.
Phác ngọc tối trân, quân nghi vi thạch
Cao dương tuy mỹ, chúng khẩu nan điều
Thế gian chuyện ít, họ muốn xít ra nhiều,
Oan em anh cũng rõ, lỡ chiều anh phải theo.
Phác ngọc tối trân : Phác ngọc là ngọc tuy bề ngoài chất phác mạc, nhưng trân quý vô cùng
Quân nghi vi thạch : Người quân tử sẽ không hoài nghi, nhầm lẫn ngọc ấy là đá thường
Cao dương tuy mỹ : Cái dương ra cho người khác thấy là đẹp
Chúng khẩu nan điều : Miệng thế gian không từ điều gì mà không nói được
Oan em anh cũng rõ : Oan ức của em anh cũng rõ,
Lỡ chiều anh phải theo : Chiều hướng hiện tại đã lỡ như vậy, anh phải theo
Phác cây : Nguyên cây đủ rễ thân cành, nhổ từ đất lên và còn sinh khí, nên có khả năng sống nếu được trồng lại
Phác đồ
Phác (tính từ)
– Chất phác
Yêu em không phải em giòn
Yêu em chất phác, việc làm siêng năng
– Phác thực : ví dụ bác nông dân phác thực
– Hậu phác
– Thuần phác
Phác (động từ) : Phác (ra) một cử chỉ, một sơ đồ, một kế hoạch, một ý tưởng
– Tính phác
– Vẽ phác
– Phác thảo : Thảo dạng ý chính
– Phác hoạ : Hoạ dạng khuôn với các nét chính chính
Chia sẻ:
Scroll to Top