TẾT NGUYÊN ĐÁN LÀ GÌ ?

Loading

TẾT LÀ GÌ ?

Tết là tết dây, sợi chỉ, sợi tóc … thành quai thao, túi lưới, bím tóc….
Tết Nguyên đán là
– Tết các sợi dây năm niên. Tất cả sợi dây mùa vụ, khí tiết, ngày đêm, ban buổi, thời khắc. Thậm chí Tết cả chu kỳ thập kỷ, kỷ nguyên, công nguyên của Trái đất
– Tết những sợi dây nhạc điệu theo các chu kỳ của con người như chu kỳ bữa ăn, giấc ngủ, sinh lão bệnh tử, đầu thai, luân hồi … Các chu kỳ này cũng có thể của cấp nguyên tử, tế bào, mô tạng trong cơ thể con người. Các chu kỳ này cũng có thể là các chu kỳ đầu thai luân hồi của các linh hồn trong gia đình và dòng họ
Tết bóng vào gôn (tiêng Anh : goal) là hành động của một cầu thủ dẫn dắt quả bóng và sút hoặc đánh đầu quả bóng vào gôn và đường đi của bóng chính là một sợi dây mà khi sợi dây này vào được gôn nghĩa là nó đã được tết thành công.
Chúng ta là chắc chắn một cầu thủ. Vậy vào Tết Nguyên Đán, chúng ta cần
– đá quả bóng nào ?
– trong đội hình nào ?
– sút vào gôn nào ?
– với sợi dây nào ?

ĐÁN LÀ GÌ ?

Đán là một âm trong bộ âm Đán – Đàn – Đạn – Đản – Đan – Đãn, trong đó
– ĐÀN là trạng thái dây, trạng thái sóng, trạng thái âm thanh còn ĐẠN là trạng thái hình, trạng thái hạt, trạng thái dương hoả.
– ĐAN mang nghĩa linh đan, luyện đan, đan điền là một dạng hạt/huyệt hoả thổ, đối xứng với ĐÃN
– ĐẢN đối xứng với ĐÁN
Hôm nay là ngày Phật Đản. Ngày Phật Đản không tương đương với ngày Phật sinh, vì Đản là một trạng thái sinh cực kỳ trọn vẹn, tổng hợp và cân bằng với tử. Cơ bản mọi trạng thái sinh gắn liền với trạng thái từ, sinh cái này là bắt buộc tử cái kia, không tử được thì cũng không sinh được. Ví dụ muốn sinh ra năm mới thì bắt buộc phải chết đi năm cũ, cái nào của năm cũ chết được thì cái đó của năm mới sinh được, cái nào của năm cũ không chết được thì cái đó của năm mới không sinh được. Nhưng đản là trạng thái sinh cực kỳ đặc biệt khi cả hai đầu sinh đều là trạng thái tử xác định cực kỳ rõ ràng về cả không thời gian. Nghĩa là thời khắc Phật Thích Ca ra đời thì ngài đã xác định rõ ràng trước khi sinh về tinh thần ngài là ai và sau khi sống, ngài cần tử ở trạng thái tinh thần và thân thể nào, và như vậy tiến trình cuộc sống của ngài là một sự trung dung tuyệt đối giữa sinh và tử, tinh thần và thân thể. Đó chính là con đường trung đạo.
Tháng tư âm lịch có thể coi là tháng của Phật khi có ngày Phật Đản và cũng có ngày giỗ Bụt.
Con ơi mẹ bảo con nghe
Tháng tư giỗ Bụt, cúng chè đậu xanh
Con ơi con hãy nhớ ghi
Tháng tư giỗ Bụt thì đi lễ chùa
Phật sinh ra trong đời thì trụ trong đời và chết thì nhập vào Niết Bàn, còn Bụt thì ẩn hiện và tương tác linh hoạt giữa tất cả các cảnh giới. Phật là trạng thái định còn Bụt là trạng thái chuyển hoá, cho nên trong tháng tư có ngày sinh Phật thì cũng có ngày giỗ Bụt luôn. Kết hợp ngày sinh Phật và ngày giỗ Bụt, mới có ngày Phật Đản mà cũng là ngày Đán của Bụt.
Sự tích ông bà Đầu nhau cùng nhảy vào lửa và hoá chính là Đồng sinh và Đồng tử, hay Nguyên Đán. Nguyên Đán là Tết đồng sinh và đồng tử của cả bộ ông bà Đầu nhau, mà đức Phật chỉ là một trong các hiện thân của ông Công và đức Chúa là một trong các hiện thân của ông Táo.
Cơ bản tất sự ra đời của chúng ta đều là đồng sinh và đồng tử, nghĩa là lúc em bé ra đời thì đồng thời rất nhiều thứ khác như hào quang, hồn phách, tiếng khóc cũng ra đời, mà đồng thời rất nhiều thứ khác như nhau, rốn, ối lại cùng đồng tử với thai nhi, để kết thúc trạng thái bào thai.
Chia sẻ:
Scroll to Top