TẾT ĐOAN NGỌ LÀ GÌ ?

Loading

THỜI GIAN CỦA TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ là một ngày Tết quan trọng cùng với Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu. Tết Đoan Ngọ là một trong những cái Tết lớn nhất sau Tết Nguyên Đán.
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 âm lịch nên có câu
Mùng 5 ngày Tết
Chính thức từ sau Đoan Ngọ trời sẽ không còn gió lạnh nữa.
Chưa ăn bánh tết Đoan Dương
Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm
Tháng sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng bảy ngày rằm, xá tội vong nhân
Tháng tám chơi đèn kéo quân
Trở về tháng chín chung chân buôn hồng
Tháng mười buôn thóc, bán bông
Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.
Tết Đoan Ngọ còn đối xứng với Tết Nguyên Đán ở một điểm nữa là hai Tết đều có một thời khắc chính xác và quan trọng
– Tết Nguyên Đán có Giao Thừa giờ Tý
– Tết Đoan Ngọ có Chính Ngọ giờ Ngọ
NGHĨA CỦA TÊN ĐOAN NGỌ
Tết mùng 5 tháng 5 âm lịch có hai tên là Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương
Đoan & Ngọ là gì ?
– Đoan về cấu trúc là một cái lòng, đoan về vận hành là tiếng lòng và luồng lòng
– Ngọ về thời gian là canh giờ đứng bóng nắng trưa, mặt trời lúc đó giống như xuyên qua lòng của cái cây
Đoan Ngọ là cái lòng chứa mặt trời đứng bóng giữa trưa, ví dụ
– Hố giun nối Bầu trời – Trái đất/Mặt trăng/Sao Kim – Mặt trời
– Một con sâu bị nắng chiếu xuyên người từ miệng đến đít
Lỗ giun
Vào ngày tết Đoan Ngọ, khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là gần nhất. Vì thế, thái dương cực thịnh, đỉnh điểm mạnh nhất là giờ Ngọ (từ 11h đến 13h). Con người và vạn vật trong ngày này hấp thụ được khí Dương, nhờ vận hành của Đoan âm. Cho nên ngày này mới có tên là Đoan Dương hay Đoan Ngọ.
NGÀY NƯỚC QUAY & BẮT ĐẦU MÙA LŨ
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung, ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch còn gọi là ngày “nước quay”, vì cứ theo lệ hàng năm, nước sông Mê Kông từ thượng nguồn đổ về đến hạ nguồn Cửu Long thì trở thành màu đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của mùa mưa và những mùa lũ hàng năm. Do nước đục và có xoáy, cá tôm bị “quay” không thấy đường hoặc không thể nào di chuyển chuyển một mạch như các ngày khác nên rất dễ mắc lưới. Ngày nước quay do đó được ngư dân chờ đợi cả năm để quăng lưới đánh cá. Ngày này thường bội thu tôm cá và ngư dân trả được nợ nần.
Nước lại xoáy và dâng lên và tôm cá loại bị quay bởi vì có hiện tượng đa đoan và xoáy đoan, hay những dạng cấu trúc phễu tạo xoáy nước đổ vào dòng chảy của sông, mà chúng ta có thể quan sát được dễ dàng nhất trong mô hình bọt biển.
Bọt biển
Nàng Venus, biểu tượng tính nữ được cho là được sinh ra từ Bọt Biển
Bức tranh Sự ra đời của thần Vệ Nữ
Bà Po Nagar, mẹ Xứ Sở được thờ khắp trên các vùng đất của người Chăm đặc biệt tại Tháp Bà Po Nagar Nha Trang cũng được sinh ra từ bọt biển.
Tháp bà Ponagar, Nha Trang
ĂN TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ ăn gì ?
– Đồ ngọt :
– – – Rượu nếp,
– – – Bánh gio chấm mật
– – – Bánh ú nước tro
– – – Bánh khúc
– – – Chè trôi nước
– – – Chè kê và bánh đa kê
– – – Hoa quả đủ loại của mùa hè
– Đồ mặn : cúng nem, cúng đồ thuỷ hải sản, cúng đồ ăn thông thường gia đình ăn …
Có thể nói Tết Đoan Ngọ là Tết đồ ngọt hoành tráng nhất của năm, đối xứng với Tết Nguyên Đán là Tết đồ mặn hoành tráng nhất của năm. Giống như bánh chưng của Tết Nguyên Đán, các bánh của Tết Đoan Ngọ chủ yếu dùng đồ nếp và đỗ xanh.
TẾT GIẾT SÂU BỌ
Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ. Xung quanh sâu bọ có rất nhiều câu hỏi khó.
Sâu bọ này là gì ?
– Sâu vật lý là sâu ăn lá, sâu đục thân (sâu đuông) … sống trong lòng cây
– Sâu vật lý là giun kim, giun sán … sống ở lòng ruột, lòng người
– Sâu bọ, côn trùng sống trong lòng khí, lòng biển, lòng đất
– Sâu năng lượng sống ở các lòng vật lý nêu trên
– Sâu năng lượng sống ở các lòng năng lượng và lòng tinh thần, như lòng cha, lòng mẹ, lòng con … người bị sâu lòng tương tự với tình trạng người bị vong nhập.
– Sâu hồn thân ví dụ Trương Ba là một dạng sâu hồn nhập vào thân hàng thịt, tạo nên hiện tượng “hồn Trương Ba da hàng thịt”
Sâu sống ở đâu ? Ở đoan, ở lòng
– lòng thân cây, cành cây
– lòng sông, lòng suối, lòng biển, lòng đất …
– lòng tuỷ răng, lòng ruột
– lòng cha, lòng mẹ, lòng con …
Cây bị sâu bọ ăn là gì ? Là các không gian sự sống có cấu trúc cây, cấu trúc nhánh, cấu trúc ống, cấu trúc lòng
– cây cối như cây đa, cây bưởi, cây rau cải, cây rau muống …
– cây trong cơ thể như cây niêm mạc, hay còn gọi là lòng …
– cây gia đình, cây dòng họ, cây giống loài, cây sự sống
Giết sâu bọ để làm gì ?
– Để cứu thân cây và cứu cả cái cây
– Để cứu hệ tiêu hoá và cứu cả cơ thể
– Để cứu tiếng lòng, để khôi phục tinh thần của mỗi con người, mỗi dòng tộc, mỗi xứ sở
Loại sâu bọ nào cần giết và loại nào không cần, không được giết
– Sâu bọ ăn hại cần diệt
– Sâu bọ tự nhiên và đặc trưng gắn liền với cái cây không cần diệt.
Sâu bướm
Chuyện gì xảy ra khi chúng ta mất tiếng lòng, trong lòng chúng ta chỉ có sâu ? Chúng ta phải giết sâu bọ trong lòng mình chứ không phải là oán bố, thù mẹ, đổ tội cho xã hội hay tự phủ nhận bản thân. Đó là ý nghĩa của Tết giết sâu bọ
CA DAO, TỤC NGỮ VỀ SÂU BỌ & GIẾT SÂU BỌ
Rất ít ca dao tục ngữ về tiếng tim, tiếng thở, tiếng vang, tiếng vọng nhưng ca dao tục ngữ về tiếng lòng thì nhiều lắm. Điều này đủ cho thấy tiếng lòng quan trọng ra sao.
Sâu và cây là một cặp, sâu chỉ ăn những loại cây phù hợp mà thôi.
Rau nào sâu nấy
Sâu muống thì đen, sâu giềng thì trắng
Rau nào sâu nấy, mía sâu từng đốt
Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi
Tui thấy vui tui tới tui chơi
Ai ve các chị mà làm hơi quá chừng
Uổng tiền mua giống mía sâu
Để dành đi cưới con dâu mà nhờ
Tiếc tiền mua lóng mía sâu
Tiếc bạc đi cưới con dâu ăn hàng
Tiếc cây nứa tốt có sâu
Tiếc người lịch sự trên đầu có tang
Tang chồng thì bỏ tang đi
Tang cha tang mẹ ta thì tang chung
– Tang cha tang mẹ trên đầu
Lẽ nào em dám bán sầu mua vui
Ca dao, tục ngữ nói gì về giết sâu bọ
Vạch lá tìm sâu
Bọ nẹt đã có dẻ cùi
Con sâu làm rầu nồi canh
Lắm bướm thì đẻ nhiều sâu
Tàn phá hoa màu, làm hại nhà nông
Nàng về ngâm nhựa xương rồng
Gánh ra đem tưới cho bông cho cà
Sâu non cho chí sâu già
Hòng chi sống sót mà ra phá màu
CÁC TỤC CỦA TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ có nhiều tập tục trong đó có nhiều tập tục liên quan đến cây như
– Tục ăn cái rượu liên quan đến cây lúa nếp
– Tục biếu tặng quà, thường là sản vật tự nhiên
– Tục khảo cây : Dân gian cho rằng vào lúc chính Ngọ ra khảo cây xin bói quả thì sang năm cây sẽ ra trái trĩu trịt.
– Tục đổ bệnh cho cây
– Tục xâu lỗ tai
– Tục nhuộm móng tay
– Tục hái thuốc : Đông y cho rằng vào ngày này, nhằm giờ Ngọ mà thu hái thuốc nam thì sẽ rất tốt vì lúc đó cây thuốc đã hấp được vượng khí cực dương để cho chất thuốc tự nhiên tốt nhất.
– Tục làm bánh tro.
– Tục bôi rượu hùng hoàng lên ngực và thóp thở trẻ em…
– Tục hái lá : Cần hái đủ 12 loại lá cây để sắc uống trong ngày và những ngày tiếp theo để trị rôm sảy, sẩn ngứa, an thần, mát gan, lợi tiểu: Bồ công anh, ngải cứu, cà gai, kim ngân, lá vối, cây vòi voi, mã đề, lá dâu, dây tầm bốp, dây lạc tiên.
TỤC KHẢO CÂY & TIẾNG LÒNG
Tết Đoan Ngọ có tục gì ? Tết Đoan Ngọ có nhiều tục nhưng có một tục quan trọng là tục khảo cây.
– Các cây bị khảo là cây không ra hoa ra trái, nói cách khác là cái cây vô sinh
– Khảo cây thế nào ? Là đánh cái cây, là hỏi cái cây vì sao mày không ra hoa ra trái.
– Khảo cây để làm gì ? Nếu cái cây khi được hỏi, nói lên được tiếng lòng của nó, thì năm sau cái cây sẽ ra hoa trái được
Chuyện gì xảy ra nếu bên trong lòng cái cây có con sâu đục thân to đùng ? Thế thì chúng ta sẽ cần giết sâu bọ cho cái cây, bởi vì cái cây lúc đó còn tiếng lòng, còn sức lực đâu mà nói gì với chúng ta nữa.
Tưởng tượng mình là cái cây, không ra hoa kết trái, mình ở đâu và đi đâu cái mặt cũng không nở ra được bông hoa, mình làm việc gì cũng không ra kết quả, bao gồm mình không vui vẻ trong cuộc sống gia đình và không sinh dưỡng được con. Khả năng trong lòng mình có con sâu đục thân to đùng ?
Mục đích của mình cũng như của cái cây bị sâu đục thân là phải khôi phục tiếng lòng, là phải cất lên tiếng lòng mình trong Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ. Tết Đoan ngọ là Tết khôi phục tiếng lòng.
Sâu lòng là con vật ăn bám, con vật ký sinh trong lòng. Làm sao mình tìm ra nổi cái con sâu này, chứ đừng nói đến việc giết nó ? Uống thuốc trừ sâu ? Thế thì chúng ta chết. Uống thuốc tẩy giun ? Thế thì chỉ có giun chết, con sâu tiếng lòng không giết được bằng tẩy giun.
Cách giết sâu tốt nhất là giết sự thói ăn bám, sự ký sinh của chúng ta vào người nhà, của người khác vào chúng ta và sự dựa dẫm của chúng ta vào người ngoài
– Đừng ăn bám cha mẹ, đừng ăn bám anh chị, đừng ăn bám người thân họ hàng…; gia tiên, để gia tiên còng lưng ra đỡ chúng ta
– Đứng cho con cái, người thân, người dưng sống kiểu ăn bám và dựa dẫm vào mình
– Đừng dựa dẫm vào dich vụ bên ngoài cho những thứ thuộc trách nhiệm của chúng ta như sức khoẻ hay cuộc sống của gia đình, ngôi nhà : dich vụ ăn uống, dịch vụ tắm gội, dịch vụ giặt là, dịch vụ tang lễ, dịch vụ sinh nhật, dịch vụ thờ cúng
Dọn sâu lòng không dễ, vì bản năng của sâu là bám vào cái cây và ăn cái cây. Hãy nhận ra và giết chết thói quen ăn bám bên trong chính mình và hãy xây dựng tinh thần tự làm tự chịu ở trong chính mình trước. Một lần nữa Tết Đoan Ngọ lại đối xứng với Tết Nguyên Đán khi Tết Nguyên Đán là dịp dọn dẹp lớn nhất của năm cũ để đón năm mới, còn Tết Đoan Ngọ là dịp giết sâu bọ, giết sự ký sinh, giết sự ăn bám mạnh mẽ và triệt để nhất trong năm.
TẾT ĐOAN DƯƠNG LÀ NGÀY CỦA CÁC QUỐC MẪU
Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Mẹ Việt Thường Văn Lang là mẹ Âu Cơ. Cái tên Âu Cơ có nghĩa là bầu đất, là cái âu bằng cơ, để dưỡng nuôi các hạt mầm sự sống,

Ở vùng Nam Bộ thì ngày mùng 5 tháng Năm còn được gọi là ngày “Vía Bà”, Linh Sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen hay núi Sam. Có ba bà Đen, trụ các ngọn núi khác nhau rải từ Bắc xuống Nam như
– Bà Đinh Thị Đen mẹ Tản Viên thờ ở đền Lương Sương, Thanh Thuỷ, Phú Thọ và Bà Ma Thị Cao Sơn mẹ nuôi của Thánh Tản, thờ núi Tản Viên, cả hai đền đều nằm ở xứ Đoài của Thăng Long
– Po Nagar hay Thiên Y A Na, Mẫu Xứ Sở của Người Chăm
– Bà đen núi Sam ở An Giang

Bà Đen được mô tả trong các bức tượng với màu đen đỏ, đen hồng, đen đồng. Đây là màu đất và màu cơ thịt. Bà Đen là Mẫu Địa, Mẫu Xứ Sở, Mẫu Đất Nước và Mẫu Trái đất. Vậy mùng 5/5 là ngày giỗ Mẫu Đất, Mẫu Địa, Mẫu Địa Cầu mà đại diện là Mẫu mẹ Âu Cơ, Po Nagar, Bà Đen núi Sam.

Vào Tết Đoan Dương không thể không nói về hai vị Quốc Mẫu, đều là nhân vật lịch sử có thật, đứng chữ Dương và chữ Đoan.
– Vị Quốc Mẫu đứng chữ Đoan là bà Man Thiện, mẹ của Trưng Trắc – Trưng Nhị mà có tên thật là Trần Thị Đoan. Đền thờ bà năm bên bờ sông Hồng, khá gần đền Hai Bà Trưng Hát Môn. Bà Man Thiện là mẫu Địa, Trưng Nhị là mẫu Thượng Thiên đối xứng với bà Man Thiện và chính chuyển hoá của bà Man Thiện, Trưng Trắc là mẫu Ngọc.
– Vị Quốc Mẫu “Một vai gánh vác cả đôi sơn hà” đứng chữ Dương là bà Dương Vân Nga. Bà Dương Vân Nga được tạc tượng với sắc da đen đỏ y hệt tượng của Thiên Y A Na hay chúa bà núi Sam, nghĩa là bà là Mẫu Địa

Vậy 3/3 là ngày của Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh, người đã đi từ trời xuống và chuyển hoá 3 lần thành Mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng Ngàn và mẫu Thoải. Đây là trạng thái Ba Bà, hay là Tam Toà Thánh Mẫu. Trong ca dao tục ngữ, có rất nhiều bài về Ba Bà trong đó tiêu biểu là bài

Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon ton chạy về
Bà bà đi bán lợn xề
Bán đi chẳng được chạy về lon ton
Tiếp theo trạng thái Bốn Bà gọi là Tứ Phủ Chầu Bà, gồm Chầu Đệ Nhất, Thượng Thiên, Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Chầu Đệ Tam Thoải Cung, Chầu Đệ Tứ, Địa Cung. Biểu tượng của Trầu Bà là lá trầu không ăn với cau và vôi. Trầu cau là biểu tượng của tình yêu và hôn nhân.

Đôi ta như trầu với cau
Vừa vôi, môi đỏ tìm đâu cho bằng

Trầu vàng ăn với cau sâu
Lấy chồng thua bạn thêm sầu mà hư

Cuối cùng 5/5 là ngày Giỗ của Quốc Mẫu Âu Cơ và ngày vía của Phật Bà Núi Sam, đại diện của Mẫu Địa.

Như vậy, từ mùng 3/3 đến mùng 5/5, Mẫu đã đi được một vòng trời đất, hay một vòng Thượng – Đế. Trạng thái vận hành vòng tròn của tính âm qua quán chiếu với tính dương Thượng – Đế gọi là Quán Âm.

Trong chữ Đoan Dương, Đoan là trạng thái Âm và Dương là trạng thái Dương, và vào Chính Ngọ ngày 5/5, hai trạng thái này là đồng tâm, đồng trục, đồng lòng, đồng vang và đồng vọng.

TẾT ĐOAN NGỌ & CÁC NGHI LỄ CỔNG SỰ SỐNG
=== === ===
Bất kỳ không gian sự sống nào cũng có cổng để có sự trao đổi tinh thần và vật chất. Nếu cổng tắc hay chỉ còn vận hành một chiều, sự sống sẽ chết.
CỔNG CƠ THỂ
Cổng đầu của cơ thể
– Mồm (vị giác)
– Mũi (khứu giác)
– Mắt (thị giác)
– Tai (thính giác)
– Má (xúc giác)
Cổng đít của cơ thể
– Niệu đạo (đối xứng mũi)
– Hậu môn (đối xứng mồm)
– Âm vật (đối xứng mắt)
– Âm hộ (môi lớn, môi nhỏ), âm đạo (đối xứng tai)
– Đáy cơ thể (đối xứng má)
Cổng toàn thân của cơ thể
– Rốn : rốn trước sau trên dưới trái phải giữa, các đường rốn thân, rốn nhau, rốn ối (mà chính là rốn rụng)
– Tim : tim trước sau trên dưới trái phải giữa, xương tim, buồng tim, van tim, màng tim, dịch màng tim, máu tim,
– Da (ngoại bì) :
– – – Lỗ chân lông, nang lông tóc
– – – Tuyến mồ hôi, tuyến dịch, tuyến bã.
– – – Cổng móng tay, móng chân,
– – – Các đường vân da, các đường chỉ tay, các đường hoa tay
– Da cổng (trung bì ngoại) : môi mép, mi mày, vành tai, bình tai, cánh mũi, viền mũi, má
– Niêm mạc (nội bì) :
– – – Niêm mạc dẫn từ các cổng vào cơ thể và dẫn từ trong cơ thể ra cổng như niêm mạc ruột, niêm mạc hô hấp, niêm mạc bài tiết, niêm mạc sinh dục …..
– – – Niêm mạc mạch máu,
– – – Niêm mạc mạch thần kinh
– – – Niêm mạc tuyến như mạch dịch tuỵ, dịch mật
– Mạc trung bì
– – – Mạc cơ
– – – Mạc xương, mạc sụn
– – – Mạc bao hoạt dịch
– – – Mạc tạng như mạc tim, mạc phổi, mạc gan ….
Các cổng nêu trên là cổng chính của thân cơ thể, hay thân 3D, thuộc về thế giới 3D. Mỗi cơ quan, bộ phận của cơ thể 3D lại có cổng riêng mở vào xứ sở 3D của cơ thể 3D, nếu cổng không hoạt động chúng sẽ chết. Cơ thể 3D có rất nhiều cổng của các bộ phận, với khoá vào ra và tinh thần chủ dành cho mỗi cổng của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận.
Còn có các cổng trên thế giới 2D, của thân tế bào. Thực tế bất kỳ tế bào nào cũng phải có cổng, để ăn, để thở … không thì tế bào sẽ chết. Cơ thể 2D chúng ta có rất nhiều tế bào, nhưng không phải vô số mà số lượng tế bào luôn được xác định rất rõ ràng với khoá vào ra và tinh thần chủ dành cho mỗi tế bào.
Còn có các cổng trên thế giới 1D, thế giới hạt và thế giới lượng tử, của thân thế vật chất. Tương tự tế bào, bất kỳ không gian sống lượng tử, nguyên tử, nào cũng có cổng để vận hành sự sống bên trong nó.
Còn có các cổng của các thế giới mà giác quan 3D của chúng ta không nhìn được như 4D, 5D, 6D, 7D nằm trên các thể ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía của chúng ta (chính là các trường hào quang âm cung) mà ví dụ là kinh lạc và luân xa.
Một phần rất lớn trong các nghi lễ của tết Đoan Ngọ là của mẹ dành cho con nhỏ, chưa kết thúc lễ dứt căn 12 tuổi. Mẹ cùng con chăm sóc và bảo vệ các cổng trên thân thể của con nhỏ để con nhỏ có ý thức về các cổng xuất nhập trên cơ thể mình. Con nhỏ làm các nghi thức này cùng mẹ để có ý thức bảo vệ các cổng, không cho các dạng ăn bám đi vào cổng, thì con nhỏ mới có ý thức về bảo vệ chủ quyền cơ thể. Muốn chặn người lạ vào nhà, muốn chặn sâu bọ vào cơ thể thì phải chặn từ cổng, chứ để sâu bọ vào tận bên trong mới biết để xử lý là đã muộn rồi.
Một số nghi lễ bảo vệ cổng của Tết Đoan Ngọ
– Lễ đeo bùa ngũ sắc trước ngực – cổng tim
– Lễ bôi hùng hoàng, bôi dầu vào rốn – cổng rốn
– Lễ tắm rửa – cổng da
– Lễ ngắt các loại lá thơm, lá xông, là trà cũng để xông hơi và tắm rửa và để uống – cổng mạc toàn thân
– Lễ nhỏ mắt – cổng mắt
– Lễ nhuộm móng tay – cổng móng tay
– Lễ tết lá ngải cứu thành con vật địa chi của năm và địa chi của tuổi trẻ – cổng thân
– Lễ mặc áo bùa – cổng ba hồn bảy vía, cổng các lễ tuổi của chu kỳ vòng đời
===
CỔNG NHÀ & ĐẤT
Cổng cửa cho người nhà :
– Cổng ngõ,
– Cổng nhà (vào sân vườn)
– Cửa nhà
– Cửa buồng
Cổng trời đất
– Móng nhà
– Mái nhà
Cổng tường, vách, hàng rào
Cổng cửa cho các dạng năng lượng vận hành trong nhà
– Cửa sổ cho khí, cho nắng và cho thanh âm
– Giếng trời cho khí, cho mưa, cho nắng và cho thanh âm
– Giếng nước cho nước và cho thanh âm
– Đường điện : vào nhà (vào công tơ), vào cầu dao tổng, vào các phòng và các khu vực trong nhà như sân và cầu thang
– Đường cấp nước : vào nhà (vào công tơ), vào bể chứa và máy bơm, đường nước đến nhà xí, nhà vệ sinh, nhà bếp, đến sân vườn, đến sân thượng
– Đường gom nước mưa : sân vườn, sân thượng, giếng trời – Đường thoát nước của nhà xí, nhà vệ sinh, nhà bếp, đến sân vườn, đến sân thượng
– Đường bể phốt của nhà xí
Cổng thiết bị điện tử :
– Ti vi
– Điện thoại
– Camera giám sát
– Cổng và moderm internet
– Các dạng chịp điện tử trên tất cả các thiết bị và các loại thẻ cá nhân
Cổng cho thần linh, gia tiên và người sống trong nhà
– Ban thờ
– Giường ngủ
– Mâm cơm
Cổng khác trong nhà
– Bát hương cũ, ban thờ cũ, trong nhà và trên đất
– Bùa trú, trấn yểm trong nhà và trên đất
– Các loại tượng hay đồ có tinh thần lạ xâm nhập trong nhà
Cổng sinh vật trong nhà
– Người lạ sống trong nhà và trên đất của mình
– Vật nuôi
Cổng sinh vật sống trong nhà và trên đất
– Cây
– Sinh vật trên đất
Cổng sinh vật chết trên đất và trong nhà
– Mộ
– Xác người và sinh vật trên đất
Thực tế trong nhà và trên đất của chúng ta có rất nhiều cổng.
===
CỔNG TẾT ĐOAN NGỌ
Cổng là một nơi có luồng ra hoặc vào một gian, một giới, một xứ. Các luồng này gọi là đoan.
Phụ nữ bản chất là cổng đoan, là Thị Đoan. Phụ nữ giữ cổng sinh của dòng họ nhà mình và dòng họ nhà chồng. Muốn vậy phụ nữ phải đứng ở nơi kết hợp dòng máu của hai họ. Phụ nữ đa đoan là cổng đa luồng, nghĩa là nhận máu từ hơn một cổng dòng họ, ví dụ nhiều sinh con cho nhiều chồng, con có nhiều bố. Phụ nữ đoan chính là cổng có luồng chính. Phụ nữ cực đoan là cổng có đoan đi theo hai cực âm dương như từ trường nam châm.
Đoan Dương là luồng dương. Đoạn Ngọ là luồng ngọ. Hai đoan này không thực sự trùng khớp. Phụ nữ giữ đoan máu kết hợp giữa các dòng họ và đàn ông giữ luồng đoan dương, là dòng máu đặc trưng của mỗi dòng họ.
Lễ sêu của Tết Đoan Ngọ liên quan đến phong tục chàng rể mang quà vịt đất cho bố vợ, người sinh ra con gái vịt giời cho mình.
Tết Đoan Ngọ là Tết đa dạng các nghi lễ liên quan đến các dạng sống khác như cây và con nhất trong các nghi lễ của năm, bởi vì Tết Đoan Ngọ là Tết chuyển cổng cho các dạng sống khác nhau, các dòng máu khác nhau và các cảnh giới khác nhau của sinh giới, cho nên trong Tết này các đường tiến hoá khác nhau mới có thể nói chuyện với nhau, ví dụ
– Tục khảo cây
Chia sẻ:
Scroll to Top