Bất kỳ không gian sự sống nào cũng có cổng để có sự trao đổi tinh thần và vật chất. Nếu cổng tắc hay chỉ còn vận hành một chiều, sự sống sẽ chết.
CỔNG CƠ THỂ
Cổng đầu của cơ thể
– Mồm (vị giác)
– Mũi (khứu giác)
– Mắt (thị giác)
– Tai (thính giác)
– Má (xúc giác)
Cổng đít của cơ thể
– Niệu đạo (đối xứng mũi)
– Hậu môn (đối xứng mồm)
– Âm vật (đối xứng mắt)
– Âm hộ (môi lớn, môi nhỏ), âm đạo (đối xứng tai)
– Đáy cơ thể (đối xứng má)
Cổng toàn thân của cơ thể
– Rốn : rốn trước sau trên dưới trái phải giữa, các đường rốn thân, rốn nhau, rốn ối (mà chính là rốn rụng)
– Tim : tim trước sau trên dưới trái phải giữa, xương tim, buồng tim, van tim, màng tim, dịch màng tim, máu tim,
– Da (ngoại bì) :
– – – Lỗ chân lông, nang lông tóc
– – – Tuyến mồ hôi, tuyến dịch, tuyến bã.
– – – Cổng móng tay, móng chân,
– – – Các đường vân da, các đường chỉ tay, các đường hoa tay
– Da cổng (trung bì ngoại) : môi mép, mi mày, vành tai, bình tai, cánh mũi, viền mũi, má
– Niêm mạc (nội bì) :
– – – Niêm mạc dẫn từ các cổng vào cơ thể và dẫn từ trong cơ thể ra cổng như niêm mạc ruột, niêm mạc hô hấp, niêm mạc bài tiết, niêm mạc sinh dục …..
– – – Niêm mạc mạch máu,
– – – Niêm mạc mạch thần kinh
– – – Niêm mạc tuyến như mạch dịch tuỵ, dịch mật
– Mạc trung bì
– – – Mạc cơ
– – – Mạc xương, mạc sụn
– – – Mạc bao hoạt dịch
– – – Mạc tạng như mạc tim, mạc phổi, mạc gan ….
Các cổng nêu trên là cổng chính của thân cơ thể, hay thân 3D, thuộc về thế giới 3D. Mỗi cơ quan, bộ phận của cơ thể 3D lại có cổng riêng mở vào xứ sở 3D của cơ thể 3D, nếu cổng không hoạt động chúng sẽ chết. Cơ thể 3D có rất nhiều cổng của các bộ phận, với khoá vào ra và tinh thần chủ dành cho mỗi cổng của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận.
Còn có các cổng trên thế giới 2D, của thân tế bào. Thực tế bất kỳ tế bào nào cũng phải có cổng, để ăn, để thở … không thì tế bào sẽ chết. Cơ thể 2D chúng ta có rất nhiều tế bào, nhưng không phải vô số mà số lượng tế bào luôn được xác định rất rõ ràng với khoá vào ra và tinh thần chủ dành cho mỗi tế bào.
Còn có các cổng trên thế giới 1D, thế giới hạt và thế giới lượng tử, của thân thế vật chất. Tương tự tế bào, bất kỳ không gian sống lượng tử, nguyên tử, nào cũng có cổng để vận hành sự sống bên trong nó.
Còn có các cổng của các thế giới mà giác quan 3D của chúng ta không nhìn được như 4D, 5D, 6D, 7D nằm trên các thể ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía của chúng ta (chính là các trường hào quang âm cung) mà ví dụ là kinh lạc và luân xa.
Một phần rất lớn trong các nghi lễ của tết Đoan Ngọ là của mẹ dành cho con nhỏ, chưa kết thúc lễ dứt căn 12 tuổi. Mẹ cùng con chăm sóc và bảo vệ các cổng trên thân thể của con nhỏ để con nhỏ có ý thức về các cổng xuất nhập trên cơ thể mình. Con nhỏ làm các nghi thức này cùng mẹ để có ý thức bảo vệ các cổng, không cho các dạng ăn bám đi vào cổng, thì con nhỏ mới có ý thức về bảo vệ chủ quyền cơ thể. Muốn chặn người lạ vào nhà, muốn chặn sâu bọ vào cơ thể thì phải chặn từ cổng, chứ để sâu bọ vào tận bên trong mới biết để xử lý là đã muộn rồi.
Một số nghi lễ bảo vệ cổng của Tết Đoan Ngọ
– Lễ đeo bùa ngũ sắc trước ngực – cổng tim
– Lễ bôi hùng hoàng, bôi dầu vào rốn – cổng rốn
– Lễ tắm rửa – cổng da
– Lễ ngắt các loại lá thơm, lá xông, là trà cũng để xông hơi và tắm rửa và để uống – cổng mạc toàn thân
– Lễ nhỏ mắt – cổng mắt
– Lễ nhuộm móng tay – cổng móng tay
– Lễ tết lá ngải cứu thành con vật địa chi của năm và địa chi của tuổi trẻ – cổng thân
– Lễ mặc áo bùa – cổng ba hồn bảy vía, cổng các lễ tuổi của chu kỳ vòng đời
===
CỔNG NHÀ & ĐẤT
Cổng cửa cho người nhà :
– Cổng ngõ,
– Cổng nhà (vào sân vườn)
– Cửa nhà
– Cửa buồng
Cổng trời đất
– Móng nhà
– Mái nhà
Cổng tường, vách, hàng rào
Cổng cửa cho các dạng năng lượng vận hành trong nhà
– Cửa sổ cho khí, cho nắng và cho thanh âm
– Giếng trời cho khí, cho mưa, cho nắng và cho thanh âm
– Giếng nước cho nước và cho thanh âm
– Đường điện : vào nhà (vào công tơ), vào cầu dao tổng, vào các phòng và các khu vực trong nhà như sân và cầu thang
– Đường cấp nước : vào nhà (vào công tơ), vào bể chứa và máy bơm, đường nước đến nhà xí, nhà vệ sinh, nhà bếp, đến sân vườn, đến sân thượng
– Đường gom nước mưa : sân vườn, sân thượng, giếng trời – Đường thoát nước của nhà xí, nhà vệ sinh, nhà bếp, đến sân vườn, đến sân thượng
– Đường bể phốt của nhà xí
Cổng thiết bị điện tử :
– Ti vi
– Điện thoại
– Camera giám sát
– Cổng và moderm internet
– Các dạng chịp điện tử trên tất cả các thiết bị và các loại thẻ cá nhân
Cổng cho thần linh, gia tiên và người sống trong nhà
– Ban thờ
– Giường ngủ
– Mâm cơm
Cổng khác trong nhà
– Bát hương cũ, ban thờ cũ, trong nhà và trên đất
– Bùa trú, trấn yểm trong nhà và trên đất
– Các loại tượng hay đồ có tinh thần lạ xâm nhập trong nhà
Cổng sinh vật trong nhà
– Người lạ sống trong nhà và trên đất của mình
– Vật nuôi
Cổng sinh vật sống trong nhà và trên đất
– Cây
– Sinh vật trên đất
Cổng sinh vật chết trên đất và trong nhà
– Mộ
– Xác người và sinh vật trên đất
Thực tế trong nhà và trên đất của chúng ta có rất nhiều cổng.
===
CỔNG TẾT ĐOAN NGỌ
Cổng là một nơi có luồng ra hoặc vào một gian, một giới, một xứ. Các luồng này gọi là đoan.
Phụ nữ bản chất là cổng đoan, là Thị Đoan. Phụ nữ giữ cổng sinh của dòng họ nhà mình và dòng họ nhà chồng. Muốn vậy phụ nữ phải đứng ở nơi kết hợp dòng máu của hai họ. Phụ nữ đa đoan là cổng đa luồng, nghĩa là nhận máu từ hơn một cổng dòng họ, ví dụ nhiều sinh con cho nhiều chồng, con có nhiều bố. Phụ nữ đoan chính là cổng có luồng chính. Phụ nữ cực đoan là cổng có đoan đi theo hai cực âm dương như từ trường nam châm.
Đoan Dương là luồng dương. Đoạn Ngọ là luồng ngọ. Hai đoan này không thực sự trùng khớp. Phụ nữ giữ đoan máu kết hợp giữa các dòng họ và đàn ông giữ luồng đoan dương, là dòng máu đặc trưng của mỗi dòng họ.
Lễ sêu của Tết Đoan Ngọ liên quan đến phong tục chàng rể mang quà vịt đất cho bố vợ, người sinh ra con gái vịt giời cho mình.
Tết Đoan Ngọ là Tết đa dạng các nghi lễ liên quan đến các dạng sống khác như cây và con nhất trong các nghi lễ của năm, bởi vì Tết Đoan Ngọ là Tết chuyển cổng cho các dạng sống khác nhau, các dòng máu khác nhau và các cảnh giới khác nhau của sinh giới, cho nên trong Tết này các đường tiến hoá khác nhau mới có thể nói chuyện với nhau, ví dụ
– Tục khảo cây