TỔ LÀ GÌ ?
—o—
Ở nhà chúng ta có ban thờ tổ tiên, ở quê có mộ tổ và nhà thờ tổ. Ở chùa có ban tổ và chùa gốc của sư tổ lập ra được gọi là tổ đình. Vậy tổ là gì ?
1. Tổ là một không gian dành cho cá nhân, cặp đôi và bầy đàn sinh sống
Tổ côn trùng
– Tổ mối có mối chúa, tổ ong có ong chúa, tổ kiến có kiến chúa
– Bướm không làm tổ mà đẻ trứng trên lá cây, trứng nở ra sâu, sâu làm kén chính là tổ cá nhân của chúng trước khi lột xác thành bướm
Tổ chim : có thể làm trên ngọn cây, trên cành cây, trên cá cây, trong thân cây, dưới gốc cây, trên mặt đất, trên mặt cát, trên vách đất, trên vách đá, bằng chất liệu cành cây, lá cây, rơm rạ, dây dợ, vải, lông chim, đất, bùn … hoặc từ dãi dớt và dịch do chính chúng tiết ra
– Mượn tổ : Chim không làm tổ mà đẻ trứng vào tổ của con khác, Ví dụ
– – – Chim tu hú
– Tổ đơn : Chim cái làm tổ để đẻ trứng và chăm sóc con một mình
– Tổ đôi : Chim làm tổ theo cặp đôi, chim bố và chim mẹ, để sinh trứng và nuôi dưỡng chim non. Ví dụ
– – – Chim sẻ
– – – Chim chích
– Tổ đơn – đôi : Một con chim có thể làm nhiều tổ, để thu hút nhiều bạn tình. Ví dụ
– – – Để thu hút bạn tình, chim thợ dệt mình vàng thường xây từ 3 đến 5 chiếc tổ trong mùa ghép đôi. Mỗi tổ cần tới 15 tiếng để xây xong.
– Tổ đàn có con đứng đầu : Ví dụ
– – – Hàng chục chiếc tổ của chim vàng anh Montezuma treo lủng lẳng trên một thân cây – tất cả do một con chim đực đầu đàn thống trị và nó có quyền chọn con cái.
– Một đàn không có con đứng đầu : Các đôi chim của một đàn chim có thể làm tổ gần nhau trong một khu vực dành cho cả đàn. Ví dụ
– – – Loài chim thợ dệt sống ở Nam Phi, Namibia và Botswana nổi tiếng với chiếc tổ lớn nhất Trái Đất. Đây là nơi cư ngụ của hàng trăm gia đình chim.
– – – Những chiếc tổ bằng bùn đất do chim sẻ lò xây có dạng hình vòm và thường xếp chồng lên nhau.
– Tổ đàn gồm nhiều tổ đôi do các cặp chim trong đàn tự xây dựng gần nhau trong khu vực sinh sống của cả đàn. Ví dụ
– – – Chim yến
Tổ (ổ) thú : Nơi thú sinh con và con chăm sóc con gọi là tổ, nơi thú sinh sống bình thường gọi là hang hay lãnh địa của thú.
– Tổ chuột : có thể có hơn hai thế hệ
– Tổ thỏ
Tổ cá
Vậy có một số loại tổ
– tổ đàn có chúa, ví dụ kiến, mối, ong
– tổ đàn có trưởng đàn
– tổ đàn không có trưởng đàn, ví dụ các đàn chim
– tổ đàn hai thế hệ xuất phát từ tổ đôi, ví dụ tổ chuột
– tổ đôi đơn lẻ của gia đình gồm có cha mẹ và con, ví dụ tổ chim
– tổ đơn, kén chỉ có cá nhân, ví dụ bướm và ngài
2. Tổ : Sinh vật ký sinh
Tổ đỉa
Tổ giun móc
Làm tổ là giai đoạn mở đầu của giai đoạn bào thai của thai kỳ. Khi một cái phôi làm tổ trên thành tử cung của mẹ, nó sẽ được cung cấp máu để phát triển thành bào thai.
Tương tự, đỉa hay giun móc làm tổ trên vật chủ, là để hút máu của vật chủ để sống, và chúng bám rất chắc.
Trường hợp thứ 1 là sinh sản của động vật có vú qua mang thai, trường hợp thứ 2 là ký sinh.
3. Các không gian tổ của người
– Tổ quốc
– Đất tổ : Quê cha đất tổ
– Tổ đình, Đình tổ, Đình thờ tổ
– Chùa tổ
– Đền thờ tổ
– Nhà tổ
– Nhà thờ tổ
– Miếu Tổ
– Thái Tổ Miếu
– Mộ tổ
4. Tổ là một cá thể mở đầu cho một dòng máu giống loài
Tiên tổ
Thị tổ
Tị tổ
Tiền tổ
Thuỷ tổ
Thỉ tổ
Tằng tổ
Viễn Tổ
Cao Tổ
Nội Tổ
Cụ tổ
Ông Tổ
Bà Tổ
Mãnh Tổ : Tổ của các ông Mãnh
Bà cô Tổ : Tổ của các bà Cô
Thất tổ : Cửu huyền thất tổ
Lục Tổ : Lục tổ huệ năng
Ngũ Tổ
Tứ Tổ
Tam Tổ
Nhị Tổ
Nhất Tổ
Tổ
Tổ tiên
Tổ tông
Tổ mẫu
Tổ phụ
Tổ cô
Mẫu Tổ : Mẫu Địa Tiên
Tiên Tổ
Yêu tổ
Ma Tổ : Ma Tổ Tây Vương Mẫu, La Hầu Ma Tổ
5. Tổ nghề
Tổ sư
Tổ nghề : tổ nghề rèn, tổ nghề thêu …
Tổ thuật
Đình Kim Ngân hay Đình Hạ (phố Mã Mây)
– Thờ thần Hiên Viên
Đình Trương Thị hay Đình Thượng (phố Mã Mây)
– Thờ thần Hiên Viên
Đình Hoa Lộc Thị (90A phố Hàng Đào)
– Thờ vọng tổ nghề nhuộm vải
Đình Lò Rèn (số 1 phố Lò Rèn)
– Thờ tổ sư nghề Rèn
Đình Phả Trúc Lâm (số 40 ngõ Hàng Hành)
– Thờ 4 vị Tổ nghề làm giày
Đình & Đền Hài Tượng (16 ngõ Hài Tượng)
– Thờ tổ sư nghề Da Giầy
Đình Xuân Phiến Thị (số 4 phố Hàng Quạt)
– Thờ tổ sư nghề Quạt
Đình Thuận Mỹ (phố Hàng Quạt)
– Thờ tổ sư nghề sơn.
Đình Hà Vĩ (11 Hàng Hòm)
– Thờ tổ sư nghề sơn.
Đình Vũ Du (42 Hàng Da)
– Thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1606-1661)
Đình Tú Thị (2A ngõ Yên Thái)
– Thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1606-1661)
Đình Kiếm Hồ
– Thờ tổ sư nghề vôi.
Đình Tranh Lâu
– Thờ tổ sư nghề mộc.
Đình Nhị Khê
– Thờ tổ sư nghề tiện.
Đình Phúc Hậu
– Thờ tổ sư nghề gương.
Đình Đình Đông Thổ Cổn Y hay đình Hàng Thiếc (số 2 phố Hàng Nón)
– Ông tổ nghề thiếc
Đình Hoa Lộc Thị
– Thờ tổ sư nghề nhuộm.
Đình làng Cựu Lâu (phố Hàng Khay) đã bi phá. Cựu Lâu từng có ngôi đình thờ thành hoàng Nguyễn Kim, người được cho là ông tổ nghề khảm trai đất Thăng Long đời vua Lê Hiển Tông (1740-1768).
– Nguyễn Kim, tổ nghề khảm trai
Đền Thờ 6 vị tổ nghề ở Tiên Sơn (núi Hồng Lĩnh), Hà Tĩnh
6. Tổ Đạo
Phật Tổ : Phật Tổ Như Lai
Sư tổ
Đạo Tổ
Lão Tổ : Hồng Quân Lão Tổ, Bành Tổ
Thánh Tổ
Mẫu Tổ
Bàn Tổ
7. Vua tổ
Quốc Tổ
Thái Tổ
Thế Tổ
Thánh Tổ
Liệt Tổ
Vua Tổ
– Thái Tổ – Thái Tông : Vua mở đầu các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn đều có miếu hiệu Thái tổ và vua đời thứ hai, con của vua Thái Tổ là Thái tông.
– – – Lý Thái Tổ
– – – Trần Thái Tổ
– – – Lê Thái Tổ
– – – Mạc Thái Tổ
– – – Nguyễn Thái Tổ
– Liệt Tổ : Lê Liệt Tổ (Lê Trang Tông hay còn gọi là Chúa Chổm) liên quan đến thời Lê Trung Hưng.
– Thế Tổ – Thánh Tổ
– – – Dòng chúa Trịnh mở đầu bằng Thế Tổ (Trịnh Kiểm), sau 7 đời chùa mới đến Trịnh Thánh Tổ Trịnh Sâm
– – – Dòng vua Nguyễn mở đầu bằng Thế Tổ (Nguyễn Ánh), tiếp theo là Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng)
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn
—o—
Kỳ này lúa mọc xanh đồng
Giỗ vua Thái Tổ, Thái Tông mưa rào.
—o—
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế, con dắt, con bồng, con mang
Bò đen húc lộn bò vàng
Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông
Thằng bé chạy về bảo ông
– Bò đen ta ngã xuống sông mất rồi!
Danh sách các vua Thái Tổ – Thái Tông, Thế Tổ, Thánh Tổ, Liệt Tổ của nước ta
– Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) – Lý Thái Tông, con của vua Lý Thái Tổ
Nghìn năm còn mãi sử xanh
Vua Lý Thải Tổ dời thành lập đô
Về Thăng Long dựng cơ đồ
Thiên thu bền vững thủ đô Lạc Hồng
—o—
Năm một nghìn không trăm mười
Vua Lý Thái Tổ cho dời thành xưa
Về Thăng Long dựng kinh đô
Muôn dân chung dựng cơ đồ ông cha
Lâu đài thành quách nguy nga
Có phố, có chợ thật là đông vui
Có sông Hồng thuyền tới lui
Có hồ nước mát thoảng mùi hương sen
Cửa ô, xóm phố nối liền
Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông
Vua Lý đã chọn đất rồng
Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kì
– Trần Thái Tổ (Trần Thừa) – Trần Thái Tông (Trần Cảnh), con của vua Trần Thái Tổ
– Lê Thái Tổ (Lê Lợi) – Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long)
– Lê Liệt Tổ (Lê Trang Tông)
Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh
– Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) – Mạc Thái Tông (Mặc Đăng Doanh)
– Trịnh Thế Tổ (Trịnh Kiểm) được xem là vị chúa đầu tiên của gia tộc họ Trịnh
– Trịnh Thánh Tổ (Trịnh Sâm) là chúa thứ 8
– Nguyễn Thái Tổ (Nguyễn Hoàng) được gọi là Chúa Tiên, là vị Chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho Nguyễn Phúc tộc và triều đại nhà Nguyễn, tiếp theo Nguyễn Thái Tông (Nguyễn Phúc Tần) được gọi là Chúa Hiền
– Nguyễn Thái Tổ (Nguyễn Huệ)
– Nguyễn Thế Tổ (Gia Long)
– Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng)
8. Tổ chức
– Tổ đội, tổ nhóm
– Tổ viên, tổ trưởng
– Tổ sản xuất, tổ học tập
– Tổ dân phố
– Tổ phụ lão
9. Tổ hợp
10. Tổ : Trạng từ
– Chỉ tổ : Chỉ tổ rách việc
– Thấy tổ : Mệt thấy tổ
11. Tổ : Chửi
– Tổ cha mày
– Tổ mẹ mày
– Tổ bố
– Tổ cô nhà mi
– Tổ sư
12. Tổ : So sánh
– Rách như tổ đỉa
– Ai biết tổ con chuồn chuồn
– To tổ bố
– Bự tổ chảng
13. Tổ : Vật chất
– Vật tổ
– Bánh tổ
– Xơ tổ
– Lót tổ
14. Tổ : Cây
– Cây thị tổ
– Cây đa tổ
– Cây nhãn tổ
15. Tổ : vận hành, hành động
– Chiếm tổ
– Bái tổ
– Giỗ tổ
– Lạc tổ
– Làm tổ
– – – Chim làm tổ
– – – Phôi làm tổ trong thành tử cung
– Lìa tổ
– Mượn tổ
– Tìm tổ
– Xa tổ
– Xây tổ
16. Tổ ấm.