TÊN ĐI CẢ BỘ : CỐNG

Loading

CÔNG – CỘNG – CỐNG – CỒNG – CỔNG – CỖNG

CONG – CỌNG – CÓNG – CÒNG – CỎNG – CÕNG

CƠNG – CƠNG – CỚNG – CỜNG – CỞNG – CƠNG

KÔNG – KỘNG – KỐNG – KỒNG – KỔNG – KỖNG

KONG – KỌNG – KÓNG – KÒNG – KỎNG – KÕNG

KƠNG – KƠNG – KỚNG – KỜNG – KỞNG – KƠNG

CÔN – CỘN – CỐN – CỒN – CỔN – CỖN

CON – CỌN – CÓN – CÒN – CỎN – CÕN

CƠN – CƠN – CỚN – CỜN – CỞN – CƠN

KHÔNG – KHỘNG – KHỐNG – KHỒNG – KHỔNG – KHỖNG

KHONG – KHỌNG – KHÓNG – KHÒNG – KHỎNG – KHÕNG

KHƠNG – KHƠNG – KHỚNG – KHỜNG – KHỞNG – KHƠNG

CỐNG

CỐNG :

– Cống là một luồng vật chất tổng hợp đi ra khỏi đối tượng sinh ra nó để chuyển sang một đối tượng khác

– – – Kinh nguyệt

– – – Tinh trùng

– – – Con

– Cống là đường ngầm để cho luồng người, vật, nước đi qua

– – – Cống ngầm

– – – Cầu cống

– – – Cống xả

– – – Cống rãnh : không ra cái thể thống cống rãnh gì

– – – Cống cửa sông

– – – – – – Cống Đáy

– – – – – – Cống Hữu Bị (sông Châu Giang, Ký Nhân, Hà Nam)

– – – Cống các đoạn ngầm của sông

– – – – – – Cống Kim Ngưu, Cống Tô Lịch

– – – Cống cửa sông ngăn mặn, ngăn triều

– – – – – – Cống Cái Lớn – Cái Bé, nối huyện Châu Thành và huyên An Biên, Kiên Giang 

– – – – – – Cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành tại tỉnh Tiền Giang

– – – – – – Cống Vàm Kênh (Tiền Giang)

– – – – – – Cống Vĩnh Kim (Trà Vinh)

– – – – – – Cống Sơn Đốc 2 (Bến Tre)

– – – – – – Cống Ông Đa (Bến Tre)

CỐNG : ĐỘNG TỪ

– Cống nạp

– Cống tiến

– Cống hiến

– Tự cống

CỐNG :

– Tắc ống,

– Thông cống

– Sa cống

– Tuột cống

CỐNG (ÂM NHẠC)

– Hồ, xự, xang, xế, cống.

CỐNG (sinh vật)

– Chuột cống

– Ruồi cống

CỐNG

– Ông Cống

– Cống sĩ

– – – Đỗ Trọng Vỹ

– – – Cao Xuân Dục

– – – Nguyễn Thiện Thuật

– – – Đào Tấn

– – – Hoàng Hữu Xứng

– Hương cống

– Cống sinh

– – – Cống sinh Trần Công Sĩ : Đền thờ nàng Bình Khương nằm cách cổng phía đông thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá)

CỐNG (dân tộc)

– Dân tộc Cống : Người Cống ở Việt Nam được gọi là người Xá, Màng, Cống Bó Khăm, Xắm, Khống, Mằng Là, Hà Nhì, Bạch Kông… cư trú tập trung ở khu vực Tây Bắc, chủ yếu là Lai Châu và Điện Biên. Người Cống ở Trung Quốc được xếp vào dân tộc Hà Nhì, có tên gọi là Bạch Kông. 

CỐNG (thần)

– Cống Lễ (đền Dực Thánh, Thụy Khê, Tây Hồ) : Xưa vào đời Hùng Vương thứ 18, ở châu Bố Chánh sinh động thánh. Lê Quốc Công hiệu là Tín Phệ, làm quan trong triều, vâng sắc lệnh làm quản lãnh Lục bộ sự, được vua gả con gái là Cẩn Nương công chúa. Sau này nhân công chúa mất sớm không có con, ông dâng sớ xin đích thân ngắm tìm phong cảnh, chọn được đất lành ở địa phận bản ấp tức phường Hồ Khẩu, huyện Hoàn Long, phủ Hoài Đức làm nhà ở, sau lấy bà Thục Nương, tức Thánh Mẫu. Do chậm có con, nên ông bà thường đi chơi hồ Tây, cầu tự tại các đền chùa. Một hôm bà ứng mộng Xích Giáp – Long thần hồ Tây mà có thai. Sau sinh ra cái bọc, bọc vỡ thành hai cậu bé khôi ngô tuấn tú. Cậu lớn gọi là Cống Lễ, cậu bé gọi là Cá Lễ. Hai cậu lớn lên, dung mạo khác thường, tài năng cái thế. Vua Hùng vừa nhìn thấy biết ngay là Long thần giáng thế, phong anh cả là Tả Chưởng quan, em là Hữu Chưởng quan, nắm giữ thủy binh của triều đình. Lúc này vua Thục đem quân đến xâm lược, hai ông cùng Tản Viên Sơn Thánh đã đánh cho quân Thục tơi bời. Khi thuyền của hai ông từ bờ sông Nhĩ Hà vào sông Tô Lịch đến ấp Hồ Khẩu, chỗ Đền Vệ Quốc hiện nay thì hai vị cũng bay về trời. Tin này đến tai vua Hùng, vua ban sắc cho ấp Hồ Khẩu lập đền phụng thờ hai ông. Giáp Bắc lập đền thờ Cống Lễ gọi là Dực Thánh từ, Giáp Đông lập đền thờ Cá Lễ gọi là Vệ Quốc từ. Thái Tổ đem quân đi đánh Chiêm Thành đã vào đền cầu đảo. Vua được âm phù, nên đại thắng quân Chiêm, đã gia phong cho hai vị là Phụ quốc tế thế. Trần Nhân Tông chống quân Nguyên đã sai Trần Quốc Tuấn đến cầu đảo ở đền, lại được anh em âm phù nên đại thắng quân giặc ở sông Bạch Đằng. Vua Trần lại gia phong Hiển ứng uy linh. Thời Lê, hồng thủy uy hiếp đê Yên Phụ, vua cho người đến đền cầu đảo lại được âm phù làm cho nước rút. Từ đấy về sau, hai thần thường hiển linh giúp cho quốc thái dân an.

CỐNG : ĐỊA DANH

– Nông Cống huyện của tỉnh Thanh Hoá

– Hà Nội

– – Phường Cống Vị (thuộc Thập Tam Trại) : thờ đức Quảng Hồng Đại Vương

– – Cống Yên (thuộc Thập Tam Trại) : thờ đức thánh Lệ Mật

– – Cống Chéo Hàng Lược, Hoàn Kiếm

– – Cống Trắng là cổng sông Sét nối với hồ Bảy Mẫu, thuộc quần thể đền Kim Liên Trấn nam

– – Ngõ Cống Trắng (Trung Phụng, Đống Đa)

– – Cống Thần, Cầu Cống Thần (xã Minh Đức) thờ Quảng Bác, Quảng Xung, Quảng Tế, Quảng Hoá, Quảng Xuyên Đại Vương

– Thôn Cống Khê, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa.

– – Ngõ Cống Đá, Phúc Mậu, Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội

– – Ngõ Cống Tán, Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội

– – Thôn Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội

– – Cống Ngưu, Yên Mỹ, Thanh Trì

– Bắc Giang

– – Thôn Cống Luộc, Lục Ngạn, Bắc Giang

– – Thôn Cống, Lục Ngạn, Bắc Giang

– – Thôn Cống, xã Thái Đào, huyện, Lạng Giang

– Cống Tranh, khu cầu Tranh, Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên

– Cống Than, Diêm Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình

– Chợ Cống, Xã Ngọc Hòa, Huyện Chương Mỹ

CỐNG : Nhân vật

– Cống Lễ, Cá Lễ (đền Dực Thánh, Quận Tây Hồ)

CỐNG – CA DAO, TỤC NGỮ

Một giỏ ông đồ,
Một bồ ông cống,
Một đống ông nghè,
Một bè tiến sĩ,
Một bị trạng nguyên,
Một thuyền bảng nhãn

—o—

Dạy đĩ vén xống
Dạy ông cống vào tràng
Dạy bà lang bốc thuốc

—o—

Không ưa Cống, gả cho Nghè
Sao con bạc ác lấy dè thầy tu

—o—

Không tham cống, nỏ tham nghè
Thương thầy chuông mõ mà nghe điệu đàn

—o—

Lấy chồng ông cống, ông nghè
Lấy chồng ông phỗng cũng khoe lấy chồng!

—o—

Năm voi anh đúc năm chuông
Năm cô anh đóng năm giường bình phong
Còn một cô bé chửa chồng
Lại đây anh kén cho bằng lòng cô
Một là ông Cống, ông Đồ
Hai là ông Bát, ông Đô cũng vừa
Giả tên bà Nguyệt, ông Tơ
Sớm đi cầu Thước, tối mơ mộng hùng
Rồi ra, cửa lại treo cung
Để cho cô đẻ, cô bồng cô ru
Ru rằng: con bú, con nô
Con lẫy, con bò, con chững, con đi
Ngày sau con lớn kịp thì
Con học, con viết, con thi cùng người

—o—

Muốn lấy con tao
Bắc cầu qua bể
Làm rể cho lâu
Nuôi lợn mười năm
Chăn tằm mỏi gối
Nhà ngói năm gian
Bức bàn cho rộng
Ông Cống, ông Nghè
Dù che ngựa cưỡi
Dâu về nhắn nhủ:
Các cô hàng xóm láng giềng
Quét sân dọn cỏ, tháng giêng dâu về
Dâu về dâu chả về không
Ngựa bạch tới trước, rượu nồng tới sau

Chia sẻ:
Scroll to Top