QUỶ – MỘT DÒNG MÁU CỔ XƯA

Loading

XÍCH QUỶ

Tháng chín âm lịch có năng lượng của Mặt trăng đen, liên quan đến Huyền Vũ với biểu tượng Quy Xà, là sự kết hợp về cấu trúc và vận hành của rắn và rùa. Thời gian này ở phương Tây có lễ Holloween, mà có thể hiểu là lễ hội của thần, thánh, quỷ, ma.

Quỷ là một âm trong bộ Quy gồm Quy – Quỷ – Quý – Quỳ – Quỵ – Quỹ, và cũng là một năng lượng vận hành trong tháng chín âm lịch.

Quỷ là một tử cổ, liên quan đến
– Xích Quỷ là tên nước Việt cổ thời Kinh Dương Vương. Xích Quỷ được cho là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời.
– Sao Quỷ, Quỷ Tú hay Quỷ Kim Tinh, mà trong chiêm tinh học là Cự Giải (Cancer), với tinh chủ là Mặt trăng

Cự Giải (Cancer) vốn là bạn của Trường xà Hydra. Câu chuyện về chú cua này xuất hiện trong truyền thuyết về mười hai kì công của Hercules. Thời kỳ chàng phải làm nô lệ cho Eurystheus, vì phạm tội giết vợ con mình trong một cơn điên do nữ thần Hera gây nên, Hercules buộc phải giết Hydra ở vùng Lerna. Vào lúc quái vật có nhiều đầu Hydra xông tới và quấn lấy Hercules, lần lượt từng cái đầu bị Hercules chém cụt cho đến khi không còn cái đầu nào. Nhìn người bạn của mình liều lĩnh mãi trong tuyệt vọng, chú cua bật khóc “Bạn Hydra của ta khổ quá!” và gan góc dùng những chiếc càng tấn công Hercules, và cũng bi chết theo. Nhìn thấy tình bạn này, các vị thần rất cảm động và đã đưa cả ba nhân vật này lên thành một chòm sao trên thiên đàng.

Sự kết hợp của Hydra nhiều đầu và Cự Giải nhiều tay chân tương tự như là sự kết hơp của Quy Xà trong biểu tượng Huyền Vũ, với cua Cự giải là rùa và rắn chính là trường xà.

QUỶ LA SÁT

Thực thể nhiều đầu, nhiều tay, nhiều chân được tao ra do sự kết hợp của Trường xà và Cự giải, chính là biểu tượng của Quỷ La Sát.

Biểu tượng Quỷ La Sát trong Phật giáo nguyên thuỷ và các tôn giáo cổ phương nam là một nhiên thần nhiều đầu nhiều tay chân, rất giống với hình tượng Bồ tát Quán âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên đài sen nghìn cánh.

Theo https://giacngo.vn/quy-la-sat-post22601.html
– Một trong La Sát hướng thiện nổi tiếng trong truyền thống Phật giáo, trở thành đối tượng tôn kính phổ biến là Quỷ Tử Mẫu hay Quỷ Tử Mẫu Thần gốc từ tiếng Phạn: Hariti, Hán âm: Ha-lợi-để, Ca-lợi-đế, Ha-lị-đế mẫu. Hán dịch: Ái tử mẫu, Thiên mẫu, Công đức thiên. Người ta gọi bà là Quỷ Tử Mẫu vì bà sanh ra 500 quỷ con. Quỷ Tử Mẫu là một La Sát nữ, vợ của Pandaka, được gọi Đại quỷ thần vương. Bà có 500 đứa con, bà thích ăn thịt con nít của người. Người ta đến thưa với Phật. Đức Thích Ca bèn chuyển thần lực, bày phương tiện mà giáo độ bà. Bà quy y Phật pháp, tu chứng quả La-hán. Bà có nguyện đi hộ trợ hàng phụ nữ trong cơn sanh sản, nên những kẻ tại gia thường hay trì niệm tên bà khi hữu sự. (kinh Phật thuyết Quỷ Tử Mẫu/ Đại chánh tạng, tập 21).
– Tỳ-nại-da tạp sự, quyển 31 có kể chi tiết câu chuyện này như sau: Thưở xưa, tại thành Vương-xá, có một vị Độc Giác ra đời, mới thiết đại hội. Trong ngày đại hội, có 500 người nghe biết, cùng nhau tới dự. Đi dọc đường, họ gặp một người đàn bà chửa chăn bò, bưng thùng sữa. Họ rủ bà đi dự hội. Bà ấy đi theo. Tới nơi, thấy sự vui vẻ, bà ra múa giúp vui, không ngờ bị trụy thai. Thấy vậy, những người kia bỏ đi, để một mình bà chịu đau đớn. Bà liền tìm bán thùng sữa, mua được 500 trái am-ma-la. Ngay lúc đó, vị Độc Giác tới thăm hỏi, an ủi bà. Bà đảnh lễ, dâng trái am-ma-la cúng dường. Bà phát thệ nguyện: “Tôi nguyện sau đây sanh vào thành Vương-xá này, ăn thịt hết những đứa con của những kẻ ở đây”.
– Do lời nguyện ấy, sau bà sinh ra làm con gái của quỷ Sa-la-dược-xoa trong thành Vương-xá, kết hôn với Bàn-xà-ca (Pandaka) Dược-xoa. Bà sanh được 500 con. Hàng ngày, bà rình bắt những con trai, con gái ở thành Vương-xá mà ăn thịt. Một hôm, Đức Phật dùng phương tiện giấu một đứa con của quỷ nữ ấy. Bà buồn rầu, đi tìm con. Biết con đang ở bên Phật, bà vào xin Phật. Đức Thế Tôn bảo: “Nhà ngươi có 500 đứa con, mất một đứa còn thương tiếc. Huống chi những người khác chỉ có một, hai đứa mà bị mất con, há chẳng đau xót sao?”.
– Phật khuyên quỷ nữ bỏ việc sát sanh. Ngài truyền Ngũ giới cho bà. Bà thành Ưu-bà-di. Bà bạch rằng: “Từ nay tôi không ăn thịt trẻ con, thì phải làm sao?”. Phật dạy: “Nhà ngươi đừng lo. Từ nay trở đi, nơi nào có Thanh văn đệ tử của ta, mỗi khi ăn cơm, đều gọi vời đến tên mẹ con ngươi, chúng ngươi sẽ được no đủ. Nhưng đối với giáo pháp của ta, mẹ con ngươi phải hết lòng bảo hộ, ủng hộ già lam và các Tăng Ni”. Mẹ con bà Ha-lỵ-đế vui vẻ phụng hành.
– Do đó, chương Thọ trai quỷ tắc, Nam Hải ký qui nội pháp truyện 1, các chùa ở Tây Vực luôn giữ tập tục cúng tế Quỷ Tử Mẫu ở trước cửa nhà hoặc bên cạnh nhà ăn, đắp hoặc cho vẽ hình người mẹ bế một đứa con thơ, bên dưới có 3 hoặc 5 đứa bé. Mỗi ngày ở trước hình họa này bày cơm ra cúng. Lại có tục nếu có bệnh tật hoặc không sinh con được, xin cơm cúng đó mà ăn thì được toại nguyện. Hình dáng Quỷ Tử Mẫu là hình thiên nữ tay bắt ấn kiết tường.

Quỷ Mẫu Tử là một quỷ la sát được nhắc đến trong Phật giáo nguyên thuỷ, có biểu tượng người bụng to, ôm đứa bé trong lòng hoặc nhiều đứa bé vây quanh. Đây cũng là biểu tượng của Quán Âm Tổng Tử và Hương Vân Cái Bồ Tát mẹ Kinh Dương Vương người lập Sa môn giáo, một tôn giáo cổ xưa trong Huyền sử Hồng Bàng Bách Việt.

Lưu ý rằng Phật giáo nguyên thuỷ và các truyền thuyết, đức tin cổ xưa không phân biệt đẳng cấp, chỉ phân biệt giống loài giữa thiên thần, nhiên thần, quỷ thần, thiên ma, thiên sứ, quỷ sứ, yêu tinh, Bồ tát và Phật, theo đúng bản chất của các dạng sống này.

Ca dao về quỷ la sát

Khi nào lửa bén mái tranh
Tư tờ vô bộ tên anh đứng đầu
– Anh về rạch gió lên mây
Theo ông Đại Thánh, theo thầy Đường Tăng
– Em về làm bạn với tiên
Cùng bà La Sát bắt liền không tha

Trong bài ca dao trên
– em làm bạn với tiên và bà La sát đại diện cho giới nữ, bên âm
– anh đi cùng Đại thánh mà cũng là thần thú Tôn Ngộ Không, và Đường Tăng đại diện cho bên Phật đại diện cho giới nam, bên dương

Ước gì anh lấy được nàng
Để anh thu xếp họ hàng đón dâu
Ông sấm ông sét đi đầu
Thiên Lôi, La Sát đứng hầu hai bên
Cầu vồng, mống cái bày lên
Hai họ ăn uống, có tiên ngồi kề
Trăng vàng sao bạc bốn bề
Kỳ lân, sư tử đưa về tận nơi
Sắm xe sắm ngựa nàng chơi
Ngựa thời bằng gió, xe thời bằng mây
Nàng thời má đỏ hây hây
Ước gì anh được đón ngay nàng về

Trong bài ca dao trên, ông La Sát đối xứng với ông Thiên Lôi, giữ cấu trúc trái phải, còn ông Sấm, ông Sét giữ vận hành trước sau.

QUỶ DẠ XOA

Phật giáo nguyên thuỷ có nói về các Quỷ la sát đắc đạo rất cao, giữ vai trò trọng yếu trong cấu trúc và vận hành hiện thực, tương tự với Quỷ dạ xoa.

Theo https://giacngo.vn/post-21679.html, Dược-xoa (dịch ý: chiến thắng bệnh tật, uy đức), Duyệt-xoa, Dã-xoa và được dịch: Khinh tiệp, Dũng kiện, Năng đạm, Quý nhân, Oai đức, Từ tế quỹ, Tiệp tật quỷ. Ý của từ Dạ Xoa là Quỷ Năng Đạm (Quỷ cám dỗ), Quỷ Tiệp Tật (Quỷ thoắt hiện thoắt ẩn), Khinh Tiệp (nhanh như chớp), Dũng Kiện (khỏe mạnh).

Quỷ dạ xoa hay dược xoa có rất nhiều loài với nhiều tên gọi khác nhau, xin lưu ý rằng
– Quý – Quỹ – Quỷ đều có thể là Dạ xoa như Quý nhân, Từ Tế Quỹ, Tiếp Tiệp Quỷ. Chúng ta hay dùng Quý nhân để chỉ người người tốt hay thánh nhân, nhưng đó cũng là tên của quỷ doạ xoa. Tương tự với Từ Tế Quỷ.
– Từ “quỷ quyệt” mà chúng ta quen dùng rất có thể chính là từ quỷ duyệt xoa hay quỷ dạ xoa.
– Từ quỷ quái chúng ta dùng có thể ghép từ “quỷ” và “yêu quái” hoặc “quái thú”.

Quỷ dạ xoa, quỷ la sát đôi khi cũng được gọi là chằn tinh, hoặc bà chằn nếu là yêu tinh nữ. Vậy yêu tinh và quỷ cũng là các giống loài khác gần gũi với nhau.

Trong huyền sử, Mô Mẫu, vợ thứ 4 của Hiên Viên Hoàng Đế, người cực kỳ xấu nhưng có nhiều công lao giúp chồng đánh giặc có thể là quỷ dạ xoa.

Sự tích về Đèo Mụ Dạ (nằm ở tình Quảng Bình, biên giới với Lào) là sự tích về mụ dạ xoa

Ở phía tây – nam của nước Văn Lang có nước Tiết Hầu, là một nước lớn, có rất nhiêu đôi núi. Dân cư của nước ấy cũng khá đông đúc và có lắm của cải, nhất là các sản vật về rừng. Bên nước Văn Lang, đồi núi cũng khá nhiều, nhưng khác hơn nước Tiết Hầu, ngoài đồi núi, còn có cả đồng bằng, và các vùng ven biển. Chỗ tiếp giáp giữa hai nước là một miền đồi núi, trong đó núi liền núi, sông liền sông, không thể phân biệt được. Vì vậy, việc tranh chấp đất đai vẫn cứ xảy ra liên miên. Để chấm dứt chiến tranh, tin sứ hai nước đã nhiều lần thương lượng nhưng cũng chẳng có kết quả gì. Bên này đưa ra điều kiện này thì bên kia lại đưa ta điều kiện kia, thế rồi to tiếng cãi nhau, không bên nao chịu phần thiệt.

Người dân nước Tiết Hầu vốn sống bằng nghề trồng lúa nương và săn bắn. Đất nước của họ đồi núi trập trùng lắm khe nhiêu suối và rừng cây rậm rạp. Tù lúc còn tấm bé cho đến tuổi trường thanh, rồi tuổi già, hễ bước chân ra khỏi nhà ai củng phải leo đèo lội suối. Vì vậy, cả đãt nước cùa họ ai củng đi bộ giỏi. Người nào người nấy đều có bàn chân, bắp chân to, rất chắc và khỏe, đi lại nhanh thoăn thoắt. Họ rất tự hào vê điêu đó, và tụ coi không có nước nào sánh kịp.

Ho cùng thừa biết dân nước Văn Lang, một đất nước tuy cỏ đồi núi nhưng không nhiều bằng họ, hơn nữa, đất nước này lại có nhiều đầm lầy, đồng ruộng. Chân chuyên lội trong bùn thì thử hỏi đi lại làm sao mà nhanh đuợc? Trong lần thương lượng cuối cùng, sứ giả Tiết Hâu đưa ra điêu kiện đi bộ để định cương vực giữa hai nước. Trái với các lần trước, lần này sứ giả Văn Lang vui vẻ nhận lời, vì coi đỏ là danh dự quốc gia cần phải bảo vệ.

Điều kiện đặt ra cho cuộc thi mỗi nước cử ra một người đi bộ giỏi nhất, tùy theo cách lựa chọn cùa mình. Hai người xuất phát từ hai kinh đô của mỗi nước, vào cùng một ngày, một giờ, và đi chéo chiều nhau theo hai con đường đã định sẵn, đến vùng ranh giới nơi đang xảy ra tranh chấp. Chỗ gặp nhau sẽ là địa giới của mỗi nước. Thời gian để chuẩn bị là một tháng, và ở mỗi bên sẽ đặt những trạm kiểm soát chung, để phòng ngừa sự gian lận.

Ỏ bên nước Tiết Hầu, người ta náo nức chuẩn bị cho cuộc thi, coi như đã nắm chắc phần thắng. Họ rất dễ dàng tìm ra một người đi bộ giỏi nhất trong số những người đi bộ giỏi của cả nước. Những cuộc thi ở cấp huyện, cấp phủ, rồi cuối cùng ở cấp quốc gia, thật tưng bừng náo nhiệt.

Còn ở bên phía Văn Lang, vua Hùng đã truyền lệnh đi khắp cả nước, các tay thiện xạ lừng danh đã về tụ tập tại kinh đô để thi thố tài năng, mà nhà vua vẫn cứ lắc đầu chưa chấp nhận. Thời gian chuẩn bị cho cuộc thi cũng chỉ còn mấy ngày, nhưng nhà vua vẫn phái sứ giả đi tiếp, đến những nơi xa xôi hẻo lánh nhất, để tìm cho ra một người di bộ thật xứng đáng với tài danh siêu đẳng.

Đó là khi sứ giả đến truyền tin tại một làng xa xôi, đèo heo hút gió, thì có một người đàn bà cực kỳ khòe mạnh và nhanh nhẹn, đã ra nhận lời. Bà có vóc dáng cao gấp rưỡi nguời bình thường, đôi bắp chân thon dài, lại cực kỳ săn chắc, và khi bước đi thì tựa như đang bay trên mặt đất. Bà sống một mình, trong một ngôi nhà nhỏ ỏ ven rừng, chuyên vào núi kiếm củi rồi gánh đi chợ bán. Đã nhiều lần bà gặp thú dữ. nhưng chi cần vài gậy đánh trúng đầu con thú là chúng phải bỏ chạy. Hoặc cũng nhiêu khi bà cặp lũ quét, thế là chi cần vài bước nhày, bà đã thoát ra khỏi cơn lũ an toàn. Tính tình bà lại hết sức hào hiệp, độ luợng. Thấy ai làm điều sai trái, bà ngăn cản. Nếu có hành vi bất thiện, bà trừng trị. Còn ai gặp rủi ro hoặc khốn khó thi bà đều giúp đỡ, cưu mang. Chưa có ai xứng đôi vừa lứa với bà, nên bà vẫn ở một mình, vui vè làm nghề kiếm cùi. Tuy vậy ai cũng kính trọng bà, tôn sùng bà như một vị thủ linh, và mọi việc quan trọng đêu đến để hỏi ý kiến của bà. Để biểu thị cho lòng kính trọng đó, mọi người trong vùng đều gọi bà là mụ Gia

Sứ giả hết sức vui mừng vội đưa ngay mụ Dạ về kinh đô. Sau lễ triều kiến, chi cần mụ Dạ đi vài bước thì từ nhà vua cho đến các đại thần và mọi người có mặt, đều hết sức hân hoan, phấn chấn.

Theo lệnh nhà vua. suốt ngày đêm hôm ấy nội cung phải lo cơm nước và chuẩn bị các thứ cho mụ Dạ, vì sáng sớm mai đã là là giờ khỏi hành. Tuy nhiên, đấy chi là do nhà vua trọng thị nên đã ra lệnh như thế, chứ thực ra, mụ Dạ cũng chẳng cần gì nhiều. Bà chuẩn bị qua loa rồi đi ngủ thật sớm để lấy sức, vậy thôi.

Khi những chú gà trống trong kinh thành thi nhau gáy đổ hồi. báo hiệu một ngày mới, thì mụ Dạ bật dậy. Trong chớp mắt, bà chải đầu, vấn tóc, súc miệng, rồi ăn một chút lót dạ, xong, là bước lên đường ngay. Lúc ấy, có đông đủ nhà vua, triều thần Văn Lang và địa diện triều đình Tiết Hầu, cũng đều chứng kiến. Mụ Dạ đi nhanh thoăn thoắt, như gió thổi chim bay. Chi một thoáng, đã biến ra ngoài kinh thành, rồi một thoáng nữa, lại biến ngay vào làng mạc, đồng ruộng. Một chặng đường ngắn của bà là vài khúc sông, mấy cánh đồng. Một chặng dường dài của hà là một vùng trung du và nhiêu cánh rùng bát ngát… Ở các trạm kiểm soát, đại diện của triều đình Tiết Hâu xanh xám mặt mày, lắc đầu thè lưỡi thán phục. Còn mụ Dạ thì vẫn thản nhiên, bước đi lại càng nhanh thoăn thoắt. Núi cao, rừng thẳm, dốc ngắn, dốc dài,… tất thảy đều nhu bỗng nhiên lùi lại, sau mỗi bước chân cửa bà. Chưa hết buổi sáng, bà đã vượt được cả hàng ngàn dặm đất.

Đến giữa trưa, bàn chân bà đã đặt trên đỉnh dẫy núi Giăng Màn. Tạm dừng lại ăn nắm cơm lót dạ và uống vài ngụm nước, xong, bà lại nhanh nhẹn bước tiếp. Chẳng mấy chốc, bà đã có mặt ở con đèo phía nam của dẫy núi này nhưng vừa lúc ấy, người của nước Tiết Hâu cũng thấy xuất hiện. Cuộc thi kết thúc, và từ đó trở đi, ngọn đèo đã trở thành biên giới của hai nước.

Kể ra, người của nước Tiết Hâu cũng xứng đáng là người đi bộ giỏi nhất của đất nước họ. Tuy nhiên, so với mụ Dạ thì cũng chi bằng già một phần nửa. Quãng đường từ kinh đô hai nước đến chỗ giáp ranh, đã chứng minh cho điều đó. Để mãi mái ghi nhớ công lao của người đàn bà tài năng đã làm vẻ vang cho đất nước, theo lệnh của vua Hùng và cũng là ý nguyện của toàn dân, ngọn đèo ranh giới ấy được mang tên là đèo Mụ Dạ.

Trong ca tao tục ngữ, Mụ Gia là bà già hoặc bà sui gia (mẹ chồng hoặc me vợ)

—o—

HIỆN TƯỢNG ĐA GIỐNG LOÀI & LAI GIỐNG LOÀI

Trong bộ Ma – Quỷ – Thần – Tiên – Thánh – Yêu
– Quỷ đươc biết đến nhiều với năng lượng hoả và có nhiều loại quỷ đực, quỷ cái, quỷ vương, quỷ sái, ngạ quỷ, quỷ dạ xoa, quỷ la sát …
– Ma cũng có rất nhiều loại từ thiên ma, địa ma, ma vương, ma trơi, vong ma, ma đói, ma nhát gan …
– Tiên mang năng lượng khí thuỷ và cũng có thiên tiên, địa tiên, thuỷ tiên, tiên khí …
– Thần mang năng lượng thổ hơn, và có rất rất rất nhiều loại thần

“Quỷ” là một dạng sống đa hành, như tứ hành hay ngũ hành, với nghĩa gốc không xấu hay tốt, không âm hay dương. Ví dụ
– Ngũ hành có âm và dương, quỷ đực vận hành ngũ hành dương và quỷ cái vận hành ngũ hành âm, cũng có ngũ hành âm dương lưỡng tính và âm dương trung hòa. Ngũ hành không thuận hay không nghịch mà mọi vận hành đều cần đầy đủ thuận nghịch
– Tứ hành có tứ hành xung, tứ hành tuần, tứ hành triệt, tứ hành cũng có đủ âm dương

Rồi lại có các dạng kết hợp
– quỷ ma
– quỷ thần
– quỷ quái
– tiên quỷ
– thần tiên
– thần thú
– thần thánh
– tiên thánh
– tiên yêu
– thánh nhân
– người thú
– yêu ma
– yêu người

Các dạng kết hợp này có thể dung hoà rất tốt với đường tiến hoá con người

Thần tiên chứng giám
—o—
Thần thánh phù hộ độ trì

Quỷ Cốc Tiên Sinh, Quỷ Cốc Tử, đạo hiệu Huyền Vi Tử là một đấng huyền môn có vị trí cực kỳ cực kỳ cao. Tên của Quỷ Cốc Tiên Sinh nghĩa là ông vừa người, vừa là Quỷ, vừa là Tiên.
– Ông được coi là tổ phái Tung hoành gia, thày của Bàng Quyên, Tôn Tẫn, Tô Tần, Trương Nghi. Như vậy ông rõ ràng là người được thờ ở Võ Miếu (Trung Liệt Miếu), quận Đống Đa Hà Nội, đối xứng với Khổng Tử và các học trò được thờ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
– Ông là thày của Chúa Nguyệt Hồ, Chúa Đệ Nhị trong bộ Tam Vị Chúa Mường.

Các dạng người kết hợp này cũng có thể được gọi là ngợm, khi có sự chập cheng, mất cân bằng, cho nên có câu

Người không ra người ngợm không ra ngợm

ĐỒNG ĐẲNG GIỐNG LOÀI

Ca dao thể hiện một tư tưởng đồng đẳng giữa các giống loài rất rõ. Cơ bản, không có sự phân biệt xấu tốt cũng như cao thấp giữa Quỷ với Quỷ thần, giữa Thần và Thiên Ma, mà chỉ có sự phân biệt về cấu trúc và vận hành.

Tục ngữ xếp quỷ và thần tương đương nhau

Xuất quỷ, nhập thần

Thần nói chung có năng lượng nhập định và trụ, còn Quỷ có năng lượng xuất, biến hoá.

—o—

Quỷ khóc, thần sầu

—o—

Mưu thần chước quỷ.

—o—

Quỷ thần thiên địa

—o—

Dưới có Diêm vương thập điện
Trên có Thiên tri quỷ thần

Tục ngữ xếp quỷ và ma tương đương nhau

Ma đưa lối, quỷ dẫn đường

—o—

Ma chê quỷ hờn

—o—

Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn ba mươi

Tục ngữ cũng xếp người và ma, quỷ tương đương nhau trong một số trường hợp

Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò

—o—

(Người) nghịch như quỷ

—o—

Tục ngữ cũng xếp người và thần, thú tương đương nhau trong một số trường hợp

Đạn đâu mà bắn chim trời
Lưới đâu mà thả những nơi cá thần
Một mai thiên hạ xoay vần
Con chim trời anh cũng bắn, con cá thần anh cũng câu.

QUỶ THIỆN HAY ÁC ?

Khi bị mất cân bằng, trở nên quá dương hoặc quá âm, hoặc bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn quỷ có thể tấn công người. Đó là quỷ đói, quỷ ác hay quỷ sống theo bản năng thông thường của chúng … mà chúng ta biết trong dân gian hay trong huyền sử, ví dụ như Quỷ Xương Cuồng.

Quỷ cũng như mọi dạng sống, đều có trạng thái cân bằng và trạng thái mất cân bằng, và đều phải ăn giống loài khác để sống. Thần hay ma hay người cũng như vậy mà thôi. Thú tấn công người khi đói, người cũng tấn công thú khi đói. Người với người thường xuyên tấn công nhau. Nếu có quỷ đói, quỷ ác, ma đói, ác ma … thì cũng có người đói, người ác thôi.

Cho nên, lấy tiêu chí thiện ác mù mờ của con người ra để đánh giá các giống loài là điều rất thiển cận.

Nếu chúng ta có nhận thức vừa mù mờ vừa định kiến kiểu “không biết quỷ là gì, không biết có nhiều loại quỷ, mà cứ quỷ là xấu xa hay nguy hiểm này nọ, chúng ta cũng không biết quý là gì, có nhiều loại quý, mà cứ quý là quý báu, quý giá ….”, thì sự lệch lạc nằm ở chính chúng ta.

ĐA CHỦNG TỘC BÁCH VIỆT

Nếu như đa hành là đặc trưng cơ bản của quỷ, thì Bách Việt là những đứa con của bọc trăm trứng sinh ra bởi Âu Cơ và Lạc Long Quân, hai giống loài khác xa nhau chắc chắn có tính đa hành, nói cách khác là có tính Quỷ. Thế thì đất nước của người Việt Cổ của Kinh Dương Vương, cha của Lạc Long Quân tên là Xích Quỷ có gì là đáng ngạc nhiên.

Xích Quỷ có một nghĩa là ngôi sao quỷ đỏ. Cự Giải là chòm sao quỷ với tinh chủ là Mặt trăng. Nếu lấy Mặt Trời, Thái dương, Thượng đế là tiêu chí để đánh giá, thì con cua bò ngang, Mặt Trăng, Thái âm là quỷ. Quỷ chẳng có gì xấu xa, chỉ là không phải là Mặt trời, Thượng dế, Thái dương thôi, mà vũ trụ đương nhiên chẳng thể chỉ có Mặt trời, Thái dương và Thượng đế.

Đến bây giờ nước Việt vẫn có 64 dân tộc, cùng sinh sống trên dải đất chữ S, với đặc trưng “5 người 10 ý”, vậy không phải đa hành thì là gì ? Người Việt vẫn giữ được đăc trưng rõ nét của đất nước Xích Quỷ ngày xưa.

Đạo Mẫu mà chắc chắn nói về nguồn gốc dòng máu của người Việt thể hiên tính đa hành thật quá rõ ràng
– Tam phủ, tứ phủ
– Tam toà thánh mẫu
– Tứ vị chầu bà
– Bốn vị vua cha
– Ngũ vị tôn ông
– 12 bà mụ 13 ông thày
– Các ông hoàng sáu, bảy, tám, chín, mười …
– Các cô bé, cậu bé

Đức tin về Sơn Trang và Chúa Mường, một dòng đạo Mẫu Cổ, cũng thể hiện rõ tính đa hành. Chúa Mường Nguyệt Hồ là hoc trò của Quỷ Cốc Tiên sinh, một vị Tiên Quỷ, thì chúa Nguyệt Hồ là chúa, là tiên, là quỷ hay tất cả các giống loài này là ?

Sơn Tinh là Tản Viên Sơn Thánh, người cưới được con gái vua Hùng Vương thứ 18. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh chắc gì đã khác Chằn tinh, là một loài quỷ dạ xoa, hay khác các loài yêu tinh khác.

Thánh Gióng vị thánh giúp vua Hùng Vương thứ 6 đánh giặc Ân, có sự tích kỳ bí, như hầu hết các vị thánh thần siêu đa dạng được thờ cúng ở từng làng xã trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Thánh Gióng có thể là nòi giống quỷ gốc của dòng máu Hồng Bàng, đất nước Xích Quỷ. Ông sinh ra không biết nói năng cho đến lúc ba tuổi thì đột ngột ăn rất khoẻ, vươn mình to lớn, nhổ tre đằng ngà, đi đánh giặc, rồi đánh giặc xong thì bay luôn lên trời. Hành tung của ông gọi là “xuất quỷ nhập thần” hay “quỷ khóc thần sầu”

Theo https://giacngo.vn/post-21679.html,
– Tín niệm Dạ Xoa là tùy tướng/thuộc hạ của Tỳ-sa-môn Thiên Vương – vị thần Hộ quốc và là thần Tài Lộc – xuất hiện ở xứ ta thông qua truyền thuyết Thánh Gióng/Phù Đổng Thiên Vương với nhiều tình tiết “lịch sử hóa” đã làm khuất lấp đi tín niệm nguyên bản. Theo ghi chép trong Việt điện u linh, vị Thiên vương này được thờ làm thần Thổ Địa chùa Kiến Sơ; và sau đó, được Lý Thái Tổ sai thợ đắp tượng thần và lại “sai đắp 8 pho tượng đứng hầu”. Đây chính là 8 đại tướng Dạ Xoa, bộ hạ lưu xuất của Vaisravana. Nói cách khác, đây là chứng tích về sự có mặt của tín niệm Dạ Xoa – thuộc hạ của Tỳ-sa-môn Thiên Vương ở xứ ta vào trước thời nhà Lý.

CHÚNG TA LÀ AI ?

Trong tác phẩm Tây Du Ký, khó mà biết rõ và phân biệt được tường minh ai là người, là quỷ, là yêu, là thú, là người, là tiên, là Phật. Ví dụ
– Trư Bát Giới mặt lợn thân người và cũng có pháp danh là Tịnh Đàn (Đàng) Sứ Giả Bồ Tát
– Hồng Hài Nhi, là con trai của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến công chúa hay Bà La Sát ngụ ở Hỏa Vân Động, khe Khô Tùng, thuộc núi Hiệu Sơn. Cha là ma vương, mẹ là quỷ la sát, Hồng Hài Nhi nghịch như quỷ, nhưng rõ ràng là một đứa bé xinh đẹp bao bậc cha mẹ người mong ước sinh ra chẳng được.

Phong thần diễn nghĩa cũng y như vậy. Tác phẩm này mô tả trận chiến giữa các giống loài, mà trong đó loài người chỉ là một mà thôi. Tác phầm này cũng đưa ra các quan điểm khác nhau về việc tổ chức một xã hội đa chủng tộc. Cơ bản đám quỷ ma, yêu tinh thời kỳ đó không muốn chuyển thành thần, mà bị phong thần khi đánh nhau thua.

Các tác phầm huyền sử hiện đai như Games of Thrones, Harry Potter và The Lords of The Ring cũng mô tả một thế giới đa chủng tộc cổ xưa mà dường như đã mất hoặc vẫn đang tồn tại ở tình trạng ẩn dấu.

Có thể chúng ta cũng chưa chắc biết mình ai, “người Việt” nói riêng “loài người” nói chúng là cái gì. Có thể có nhiều loại “chúng ta”, nhiều loại “người Việt”, và nhiều loại “người” y như nhiều loại quỷ, ma, thần, thánh mà thôi.

==================

 

Chia sẻ:
Scroll to Top