1. PHƯƠNG
PHƯƠNG HƯỚNG
Phương là một cách định hướng cho vận hành cụ thể trong không gian và thời gian của một đối tượng bằng cách đi theo môi trường, đi theo hoàn cảnh của đối tượng ấy từng thời điểm, trong đó có việc đi theo tác động của các đối tượng khác
– ngửi mùi trong gió mà đi
– nhìn dấu chân thú để lại trên đường lại mà đi
– cứ có đường quang là đi
– phương Đông : cứ theo hướng mặt trời mọc mà đi
Hướng là một định hướng vận hành cụ thể, đi từ bản thân ví dụ “tôi có hướng giải quyết vấn đề a, b, c, d …”
Hướng mang tính dương mà phương mang tính âm.
– Phương thì cụ thể, linh hoạt, đáp ứng từng bài toán khách quan, là từng phương trình, là từng lời giải. Cho nên có muôn phương và vô phương
– Hướng thì nhất quán cho cả lộ trình với điểm xuất phát và đích hơn, hướng chủ quan hơn
Về lý thuyết thì đi thẳng đến phương A là hướng đi nhanh nhất. Đi thẳng sẽ nhanh trong trường hợp chúng ta là nam. Nếu chúng ta đi kiểu nữ, thì bắt đầu đi kiểu gì cũng được, miễn sao phải giữ được tâm hoặc vận hành chu kỳ vòng tròn, thù chúng ta không chỉ đến được A mà còn vận hành được cả con đường đến A và từ A đi.
Trong mọi trường hợp phương luôn đi cùng hướng mới cho ra một vân hành hiệu quả
– Phương không hướng là “tha phương cầu thực”
– Hướng không phương là “hướng nội chết đơ”
CÁC LOẠI PHƯƠNG HƯỚNG
– Phương xa vời vợi
– Phương trời, phương đất là hai phương bất kỳ đối xứng về cấu trúc
– Tiền phương, hậu phương là hai phương bất kỳ đối xứng về vận hành và cấu trúc
– Chính phương, đối phương là hai phương bất kỳ đối xứng về vận hành
– Đia phương, viễn phương
– “Bốn phương” nếu lấy theo mặt trời là phương Đông, Tây, Nam, Bắc mà nếu lấy theo chính mình là phương hướng trước, sau, trái phải. Tuy nhiên “bốn phương” hoàn toàn không cần lấy theo mặt trời, mà bốn phương là chữ thập đăt ở điểm bất kỳ và nhờ có bốn phương điểm này trở thành tâm. Nếu điểm này là chúng ta sẽ có bốn phương dương và nếu điểm này ngoài chúng ta sẽ có bốn phương âm.
– Bốn phương tám hướng : khi đã có bốn phương thì ta sẽ có tám hướng đi từ tâm là 4 hướng ly tâm về 4 phương và 4 hướng hướng tâm về bốn phương. Một ví dụ của vân hành “bốn phương tám hướng” là số 8 vô cực hay chong chóng 4 cánh hay hoa 4 cánh.
– Bà chúa năm phương quản lý ngũ phương âm là năm phương liên kết với nhau như ngôi sao năm cánh, hay bông hoa năm cánh.
– Ngũ phương dương có bốn phương xung quanh và một phương trung tâm là kiểu lấy phương dương VD ngũ phương phẳng là tứ giác có tâm
– Ngũ phương âm dương là hình khối 5 đỉnh, nếu không đỉnh nào là tâm sẽ là ngũ phương âm, còn biến 1 đỉnh thành đỉnh và 4 đỉnh còn lại là đáy để tạo KTT tứ giác thì có ngũ phương dương.
– 5 phương trời 10 phương đất : 5 phương trời là ngũ phương dương với một phương trung tâm và 4 phương xung quanh. 10 phương đất là 10 phương âm tao thành bằng 2 ngũ phương âm.
– Tây phương cực lạc : là phương vượt quá điểm mặt trời lặn, phương nằm ở phía bên kia đường chân trời, là phương của bầu trời đêm và/hoặc phương của âm thanh.
– Tha phương cầu thực
– Vô phương, đơn phương, song phương, đa phương, muôn phương
CÁC LOẠI PHƯƠNG CẤU TRÚC
– Phương thức
– Phương trình
– Phương pháp
– Phương án
– Phương diện
– Phương tiện
– Phương châm
– Phương sai
CÁC LOẠI PHƯƠNG VẬN HÀNH
– Chân phương : là phương nằm ở chân của mình, cứ đi sẽ đến
– Bình phương, lập phương, …. vô số phương theo số mũ vô tận
===
2. PHƯỢNG
PHƯỢNG HỒNG
Hồng loan là hồng lan, hồng lang, hồng loang, hồng hoang, với nghĩa của từ hồng là mọi vân hành moi nơi chốn mọi thời khắc (everything everywhere all at once). Hồng loan là một dạng vân hành biến hoá khôn lường theo hoàn cảnh, lúc là chim, lúc là thú, lúc là hoa, lúc là cây, từ loài này chuyển sang loài nọ, vô cùng ảo diệu và linh hoạt.
Phượng liễn loan nghi : Một trong các hình tướng của hồng loan chính là phượng hồng, mà có thể trở thành chim phượng hoặc/và cây hoa phượng.
CÂY PHƯỢNG
– hoa phượng
CON PHƯỢNG
Chim phượng
– chim phượng có rất nhiều màu, chứ không chỉ có phượng hồng và phượng hoàng là một trong số các loài chim phượng
– chim phượng hoàng : phượng hoàng vừa là loài chim có thực vừa là loài chim chỉ có trong huyền sử. Trong huyền sử, phương hoàng là loài chim có thể tái sinh trong lửa, thực chất chim phượng hoàng có thể chuyển sang vô cơ rồi lại quay về trạng thái hữu cơ
Chim phượng đi đôi với công
– Nem công chả phượng
Chim phượng đi đôi với long
– Long phượng sum vầy
– Rồng bay phượng múa
Chim phượng trong tứ linh
– Long Ly Quy Phượng/Phụng
===
3. PHƯỜNG
Phường xã (phường không gian, cấu trúc)
– phường là địa chỉ trung gian, mà chứa địa chỉ chính xác cần đến, nhưng lại không phải địa chỉ chính xác cần đến, phường là tính định phương chung chung về đích cần đến
– không đưa phường vào địa chỉ cũng chẳng sao, nhưng nếu biết phường ở đâu thì đến chỗ cần đến nhanh hơn,
– nếu hỏi đường từ quá xa nên hỏi phường chứ đừng hỏi địa chỉ chính xác, vì đi từ xa cần phương chứ không cần lộ trình cụ thể, nhưng ở xa, chẳng chẳng mấy người biết về phường để mà chỉ cho, chỉ có dân địa phương mới biết về phường của họ ở là gì. Đấy là vấn đề định hướng bằng phường
Phường vận hành
– phường hội
– phường chèo : một tổ chức khá linh hoạt, lỏng lẻo tuỳ hoàn cảnh, khác với gánh chèo là một tổ chức cụ thể hơn
– phường hát
Phường bát âm : Bát âm có 8 loại nhạc là
Thạch- Thổ- Kim- Mộc- Trúc- Bào- Ti- Cách.
tương ứng với Bát quái:
Cấn- Khôn- Đoài- Chấn- Khảm- Tốn- Ly- Càn.
– Thạch là các nhạc khí chế tác bằng đá như đàn đá, biên khánh.
– Thổ là các nhạc khí làm bằng đất như trống đất
– Kim là nhạc khí bằng kim loại như cồng chiêng, trống đồng
– Mộc là các nhạc khí bằng gỗ như song lang, mõ.
– Trúc là nhạc khí dùng hơi thổi, chế tác từ cây trúc như tiêu, sáo.
– Bào là nhạc khí làm bằng vỏ quả bầu như đàn tính, đàn bầu.
– Ti là nhạc cụ dây, dùng cho các loại đàn dây như đàn tranh,…
– Cách là da, dùng gọi các loại trống mặt bịt bằng da như trống cái, trống đế, trống chầu.
4. Phướng
5. Phưởng
6. Phưỡng