PHÂN BIỆT CÂY NGẢI THEO TÁC DỤNG “TIÊU”

Loading

Cây ngải có tác dụng tiêu trừ, xả bỏ, ngược với cây lương thực, thực phẩm có tác dụng bồi bổ, dưỡng nuôi.
Như vậy tất cả các cây có chức năng tiêu trừ xả bỏ đều có thể gọi là cây ngải, cụ thể
– Cây thuốc :
– – Cây thuốc, đặc biệt thuốc trị độc
– – – độc nhiễm từ động vật (độc rắn cắn, độc ong đốt, sốt rét do muỗi đốt, dại do chó cắn …),
– – – độc nguồn gốc thực vật (độc nấm, độc cây cối do ăn hay tiếp xúc),
– – – độc từ môi trường như khí độc (cảm hàn, say nắng), nước nhiễm độc
– – Cây thuốc trị u bướu
– – Cây thuốc trị viêm nhiễm
– – Cây thuốc trị trướng bụng, đầy hơi, không tiêu
– – Cây thuốc thông tắc các loại mạch như mạch máu, mạch khí, mạch dịch …
Số lượng cây lương thực, cây thực phẩm không nhiều nhưng có thể nói gần như cây dại nào cũng là cây thuốc, chỉ là có biết dùng hay không bởi vì
– mỗi loại nhựa cây là một loại máu khác nhau
– cây có độc mà biết dùng vẫn chữa được loại bênh phù hợp với nó
– Cây dùng để gội đầu
– – – Bồ kết
– – – Hương nhu
– – – Cỏ mần trầu
– – – Chanh trái
– – – Vỏ bưởi
– – – Nha đam
– – – Sả
– – – Gừng
– – – Cây xài đất
– – – Cây cứt lợn
– – – Cỏ xước
– – – Tía tô
– – – Trầu không
– – – Ngải cứu
– – – Lá dứa
– – – Lá chè xanh
– – – Lá vối
– – – Lá bàng
– Cây để tắm
– – – Trầu không
– – – Ngải cứu
– – – Lá tre
– – – Lá ổi
– – – Lá bàng
– – – Lá khế
– – – Lá tía tô.
– – – Kinh giới
– – – Lá lốt
– – – Cỏ sữa
– – – Trà xanh
– – – Mướp đắng
– – – Lá đinh lăng
– – – Lá lốt
– – – Cây ngải dại
– – – Cây sài đất
– – – Cây bèo cái
– – – Lá đơn đỏ
– – – Hành lá
– – – Cỏ mần trầu
– – – Lá đu đủ
– – – Rau má
– Cây dùng để xông hơi
– – – Ngải cứu
– – – Tía tô
– – – Kinh giới
– – – Cúc tần
– – – Lá lốt
– – – Hương nhu
– – – Sả
– – – Chanh
– – – Bạc hà
– – – Khuynh diệp
– – – Long não
– – – Gừng
– Cây giã ra đắp lên người để trị đau đầu, đau khớp, sưng tấy, bầm tím, viêm nhiễm, mụn nhọt …
– – – Lá lốt
– – – Ngải cứu
– – – Long não
– – – Dâu
– Cây dùng để giặt rửa
– – – Bồ hòn
– Cây dùng để tẩy giun
– – – Sử quân tử
– Cây rau sống không giống rau thường, rau thường để dưỡng còn rau sống chủ yếu là để tiêu
– – – Tía tô
– – – Kinh giới
– – – Mùi tàu
– – – Mùi ta
– – – Húng
– – – Bạc hà
– – – Diếp cá
– – – Rau má
– – – Hành
– – – Răm
– Cây gia vị cơ bản cũng không giống rau thường, mà chủ yếu là để tiêu
– – – Hành
– – – Ớt
– – – Tiêu.
– – – Màng tang
– – – Móc mật
– – – Lá dổi nước
– – – Tỏi
– – – Gừng
– – – Giềng
– – – Nghệ
– Cỏ mọc trên mộ
Nhóm cây có chức năng “tiêu” cuối cùng chính là loại cỏ mọc tự nhiên trên mộ.
Mồ xanh cỏ
Phủ Quỳ đi có về không
Mồ xanh vợ để tang chồng là đây
Thành ngữ mồ xanh cỏ, ý nói là chết lâu rồi.
Mộ không có cỏ mọc nghĩa là mộ không được an, và người đã khuất cũng không an.
Đất không có cỏ mọc có thể nói là đất chết. Đất chết không hợp với người chết, đất cũng cần sống, người đã mất cũng cần chuyển hoá, cần siêu thoát. Cỏ trên đất là biểu hiện cho khả năng hô hấp của đất, đất hô hấp được là đất sống.
Cỏ mọc trên mộ nên là cỏ dải, đất như thế nào sẽ mọc lên loại cỏ dại đó.
Trên cùng một cánh đồng, mà mộ nào sớm xanh cỏ, thì mộ đó sẽ lành hơn, người đã khuất trong ngôi mộ đó sẽ được an hơn so với những người đã khuất trong những ngôi mộ ít cỏ, cỏ heo hắt, cỏ lúc sống lúc chết rụi.
Mộ mà mọc lên cây to cũng không ổn, vì người mất sẽ không “tiêu”, không chuyển hoá, không siêu thoát được, khi bị giam trong cấu trúc cây to lớn này. Người đã khuất chưa đi hết chu kỳ sống của mình, chưa kết thúc được cuộc đời của mình (chưa siêu thoát), thì đã bị cuốn vào cuộc đời của cái cây, chu kỳ của cái cây, thì người mất sẽ rất khó siêu thoát. Trồng cây to trên mộ do đó là việc tối kỵ, bởi vì nó đi ngược lại nguyên tắc tiêu, mà gắn với tử.
—o—o—o—
Chia sẻ:
Scroll to Top