Núi ở trung tâm Thăng Long

Loading

Các ngọn núi trong nội thành Hà Nội mà đều tập trung quanh Hồ Tây, đặc biệt quận Ba Đình, tuy bé nhưng là các ngọn núi rất cổ, mạch chân rất sâu và rộng, nối với các long mạch, quyết định quan trọng cho việc giữ Thăng Long – Hà Nôi là kinh đô của nước Việt trong hơn một nghỉn năm qua.
  • 1. Núi Cung cao 18m, ở trong ngõ 189 Hoàng Hoa Thám (cạnh khách sạn Khăn Quàng Đỏ). Tên là núi Cung, vì trên núi này đã từng có cung điện của công chúa Cả, người đã bị chết đuối ở gần Đuống và được vớt xác bởi ông Hoàng Lệ Mật, và để trả công vua Lý đã cho ông Hoàng Lệ Mật thành lập Thập Tam Trại.
  • 2. Cụm gò của trại Vĩnh Phúc Hạ của Thập Tam Trại nơi có đình Vĩnh Phúc Hạ (Vĩnh Phúc 3), chùa Vĩnh Phúc (Vĩnh Khánh Tự) và am Trạng Trình. Vĩnh Khánh Tự nằm trên một cái gò, nay vẫn còn nhìn thấy rất rõ. Am Trạng Trình cũng nằm trên một cái gò nữa. Gần đó là một cái gò khác mà được dùng để xây một chung cư. Vĩnh Khánh Tự là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Thủ đô. Tương truyền, khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đầu năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng chùa Vĩnh Khánh dành riêng cho hoàng thân quốc thích trong hoàng tộc đến lễ bái hương khói cầu may cầu phúc. Chùa được coi là một trong ba “Tam sơn tự’” của cố đô Thăng Long. Thực chất công chủa Cả thường xuyên ở đây, còn ông Hoàng Lệ Mật thường ở bên núi Cung, ngay gần đó. Xác công chúa Cả sau khi được vớt lên ở vực Kim Quan, thì được quàn mộ gió trước đình làng Lệ Mật và mộ đất chính là ngọn đồi dưới chân chùa Vĩnh Khánh Tự này. Cho nên có thể nói rằng, núi cụm núi Cung và cụm gò đồi này chính là trái tim của Thập Tam Trại.
  • 3. Núi Voi (còn gọi là núi Thái Hòa) cao 14m. Núi Voi nằm trong khuôn viên nhà máy bia Hà Nội. Phòng điều hành nhà máy bia xây dựng trên núi Voi vì ở dưới núi Voi có mạch nước tinh khiết cho bia chất lượng đặc biệt. Trước kia nguồn nước đã được người dân sử dụng, theo phương pháp thủ công. Nhưng khi nhà mày được xây dựng thì ngọn núi này bị phá đi một phần để lấy nước theo kiểu công nghiệp. Ngày nay, ở ngõ 173 ngay cạnh nhà máy bia vẫn còn có một ngôi đền nổi tiếng là đền Đống Nước.
  • 4. Núi Cờ cao 13m. Có nguồn nói núi này là Cột cờ Hà Nội. Có nguồn nói núi Voi nằm ở phía Đông núi Cờ, mà núi Voi thì nằm trong nhà máy bia Hà Nội, nên núi Cờ này có thể là nơi có miếu Cờ trại Liễu, thuộc Thập Tam Trại, cũng đi vào bằng đường 189 Hoàng Hoa Thám. Người dân khu vực đình Liễu Giai, Đội Cấn thì coi núi này và núi Cung là một bộ với tên gọi khác.
  • 5. Núi Trúc cao 11 m được cho là ở làng Vạn Phúc, cũng là một trại của Thập Tam Trại. Nhưng địa danh núi Trúc lại ở gần hồ Giảng Võ.
  • 6. Núi Bò cao 8m cạnh hồ Thủ Lệ, nơi đền Voi Phục, trấn Tây Hà Nội, thờ Linh Lang Đại Vương. Thủ Lệ cũng là một trại thuộc Thập Tam Trại
  • 7. Núi Sưa cao 16 m trong vườn Bách Thảo. Ở núi này có nhiều cây sưa đỏ nở hoa mùa hè và khu vực công viên Bách Thảo có nhiều cây sưa trắng nở hoa vào mùa xuân. Trên đỉnh núi còn đền thờ Huyền Thiên Hắc Đế, là thành hoàng làng của làng Ngọc Hà còn mẹ của Thánh được thờ bên làng Hữu Tiệp. Cha mẹ Thánh trước khi sinh ngài, đã cầu tự ở chùa một cột. Núi Sưa là nơi hoá hay mộ của ngài.
  • 8. Núi Nùng : Người ta vẫn gọi lầm núi Nùng với núi Khán, núi Sưa, bời vì 3 núi này là một bộ. Núi Nùng ở trong hoàng thành Thăng Long, là chân điện Kính Thiên. Núi Nùng và sông Tô là biểu tượng của Hà Nội.
  • 9. Núi Khán : Đây là một trong ba ngọn núi trụ cột tạo nên Ba Đình cùng núi Nùng và núi Sưa. Núi Khánh được cho là ở phía Bắc thành Hà Nội cũ có vị trí khoảng trước Phủ Chủ tịch bây giờ, hoặc ở gần trường Chu Văn An. Núi Khán là ngọn núi đất thấp thời Lê thường dùng làm nơi vua ngự xem duyệt binh, lâu rồi thành tên. Núi đã bị san bằng hồi cuối thế kỷ XIX. Vị trí này thuộc trại Khán Xuân của Thập Tam Trại mà đã bị thực dân Pháp quy hoach xây dựng nhà toàn quyền. Sau này khu vực này lai được sử dụng để xây dựng Chùa Một Cột và bảo tàng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên theo sơ đồ Hà Nôi cổ, thì ở phía Tây Bắc Hà Nội, phía Bắc hồ Thủ Lệ và phía Đông của Đền Voi Phục là vị trí của Khán Sơn Tự. Cho nên có thể nói hiện nay chưa xác định vị trí chính xác của núi Khánh.
  • 10. Đình Đông Xã gốc của làng Đông Xã được dựng trên môt mạch núi đá, thông với núi Tản Viên, và có tích về việc Cao Sơn, Quý Minh đóng quân ở làng. Chính vì mạch núi cực kỳ linh thiêng cạnh ngã ba sông Tô Lịch 0 Thiên Phù, cũng như cạnh Hồ Khẩu Hồ Tây này, mà Lý Thái Tông đã chọn nơi đây để dựng đền Đồng Cổ và tổ chức hội thề Đồng Cổ. Thời Pháp, cũng vì mạch núi này mà bọn Pháp đã cố tình xây ở đây một nhà thờ dù làng lúc đó chẳng có ai theo đạo Thiên Chúa. Vì vậy dân làng đành dời đình ra vị trí cạnh chùa Mật Dụng, mặt đường Thuỵ Khuê hiện nay.
  • 11. Gò Thất Diệu nơi có đình Quán La và cây thị cổ nhất của Hà Nội, cùng cây đa cũng vào loại đẹp nhất của Hà Nội. Ở dưới hậu cung của đình Quán La có đường hang cổ lát gạch thông về 3 hướng trong đó có Hồ Tây và sông Hồng.
  • 12. Làng Hồ Khẩu và Võng Thị cũng có tích nói về Thất Tinh, nhưng không biết liên quan đến Đông Xã hay liên quan đến Quán La, vì hiện nay không còn dấu tích.
  • 13. Đền Sóc Xuân Tảo nằm trên gò Phượng Hoàng, cách không xa đình Quán La
  • 14. Đường Đê La Thành, đường Hoàng Hoa Thám và đường Lạc Long Quân là ba con đường nằm bên Tây Bắc của Hoàng Thành Thăng Long, mà thực chất là ba mạch đất chắc chay nổi như đê.
Chia sẻ:
Scroll to Top