NÁT NHƯ TƯƠNG LÀ GÌ ?

Loading

Khi nhìn vào hình ngôi sao ngũ hành, chúng ta có ảo tưởng rằng vận hành này vô cùng đơn giản tường minh.
Thực tế, ngũ hành tương sinh, tương khắc là một khái niệm rất khó hiểu, bởi vì “tương” là một vận hành chuyển hoá cực kỳ đa dang, phức tạp, linh hoạt, huyền bí đến mức rất khó truy nguyên quá khứ và dự đoán tương lai, cũng như rất khó giới hạn được phạm vi ảnh hướng của vận hành này.
Giả sử chúng ta có 6 nguyên tố xếp thành bộ đôi âm dương như sau
– Kim – Mộc
– Thuỷ – Hoả
– Thổ – Khí
thì Khí là nguyên tố chính vận hành chuyển hoá trong ngũ hành, còn 5 nguyên tố còn lại mang tính cấu trúc. Chính vì Khí vận hành vòng tròn đi từ Khí Kim sang Khí Thuỷ, rồi Khí Mộc, Khí Hoả và về Khí Thổ, thì 6 nguyên tố sẽ không đứng đối xứng đôi theo 3 cặp mà sẽ vận hành tương sinh tương khắc tuần hoàn chuyển hoá sinh diệt theo vòng tròn.
Có thể nói rằng Nguyên Khí đứng ở cả vòng tròn rồi chuyển vào vị trí của Kim, rồi lần lượt sang Thuỷ, Mộc, Hoả, để về Thổ, và tái sinh trở lại là Nguyên Khí, khi đi hết một vòng ngũ hành tương sinh tương khắc.
Về quan hệ tương khắc
– Kim tương khắc với Mộc, nhưng ngược lại Mộc không tương khắc với Kim, mà Mộc lại tương khắc với Thổ
– Thuỷ tương khắc với Hoả, nhưng ngược lại Hoả không tương khắc với Thuỷ, mà Hoả lại tương khắc với Kim
Nghĩa là, quan hệ khắc giữa bộ đôi Kim – Mộc và bộ đôi Thuỷ – Hoả đều không có tính chất tuyệt đối khép kín hai chiều, mà chỉ có tính chất tương đối một chiều, vì các yếu tố này đều chuyển hoá sang các nguyên tố khác.
Thổ tương khắc với Thuỷ, thay vì trực tiếp tương khắc với Khí trong khi Khí Thuỷ thường đi với nhau, rồi Thuỷ tương khắc với Thổ, mà Hoả lại sinh Thổ, nghĩa là
– Thuỷ trực tiếp khắc Hoả
nhưng
– Thuỷ gián tiếp sinh Hoả qua Mộc
tương tự
– Hoả trực tiếp khắc Kim
nhưng
– Hoả gián tiếp sinh Kim qua Thổ
Chất xúc tác cho vận hành của bộ đôi Hoả – Thuỷ là Kim – Mộc Thổ, và Khí là nguyên tố khởi phát, nguyên tố chuyển hoá, nguyên tố ẩn.
—o—o—o—
TƯƠNG (động từ) : sử dụng cái này với cái kia, tác động cái này với cái kia, với cách thức, đối tượng, kết quả của vận hành tương là cực kỳ đa dạng, phức tạp, linh hoạt, từ ngẫu hững, bừa bãi đến tính toán chặt chẽ khó lường
– Tương (phang) : Mày còn nói nữa, tao tương cho một nhát vào đầu bây giờ
– Tương (pha) : Ai lại tương muối vào trà thế này
– – – Bất tương thượng hạ
– – – Tương kế tựu kế : sự dụng kế của người kết hợp với kế của mình, hay tương kế của mình vào giữa cái kế của người
TƯƠNG (động từ)
– Tương tác : tác động qua lại lẫn nhau
– Tương truyền : truyền đi qua nhiều đời, nhiều không gian thời gian một cách ngẫu nhiên, đến mức không thể truy nguyên được
– Tương trợ, tương cứu, tương tế : pha sức mạnh, vào sức yếu, của số đông và số ít, để hỗ trợ, để cứu, để cứu tế
– Tương hỗ/hỗ tương (tương tác qua lại, tác đông, hỗ trơ lẫn nhau) : Tương hỗ qua lại
– Tương báo : Oan oan tương báo
– Tương sinh, tương khắc : Ngũ hành tương sinh, tương khắc
– Tương tàn : Huynh đệ tương tàn
– Tương ứng – Tương cầu (supply – demand) : Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
– – – Chữ đồng thanh tương ứng,
Câu đồng khí tương cầu
Tắm mưa chải gió mặc dầu
Anh kiếm nơi phải nghĩa, anh dầu kết duyên
– – – Anh chẳng ham sang trọng
Anh chẳng vọng sang giàu
Nhưng mà em xét lại câu :
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
Vậy nên em bỏ thảm bỏ sầu
Đành cam chịu cực, hơn cơ cầu về sau
– Tương ngộ = hội ngộ, tương phùng = trùng phùng, nhưng tương là tương có tính ngẫu hứng qua lại hơn là hội và trùng
– Tương tư
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu tương tư
Vì người tôi phải viết thư
Nhờ con chim nhạn đưa thư cho người
Thư rằng: em chẳng có ai
Trên nghiên dưới mực, giữa cài chữ sen
Rắn đứt đầu, rắn hãy còn bò
Chim đứt cánh, chim hãy còn bay
Từ ngày xa bạn tới nay
Cơm ăn chẳng đặng, nằm hoài tương tư
—o—o—o—
TƯƠNG (tính tứ) : tác động, kết hợp và chuyển hoá giữa cái này và cái kia
– Tương tri, Tương thân, Tương ái là tương về lý tri, về tri giác, về thân thể, về ái dục, cảm xúc
– – – Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên
– – – Tương thân, tương ái
– Tương giao, Tương liên
– – – Đã mong kết nghĩa tương giao
Lòng còn mơ tưởng cây cao lá dài
Bây giờ buôn bán theo ai
Nặng đầu chữ hiếu, nhẹ vai chữ tình
Hiếu tình buồn bực trong mình
Sợ thầy hãi mẹ làm thinh vui cười
– Tương xứng
– Tương đương
– Tương đồng
– Tương thích
– Tương đắc
– Tương cân
– Tương phản : ánh sáng tương phản ví dụ đen và trắng, sáng và tối
– Tương hợp
– Tương khắc
– Tương tự
– Tương quan, Tương kiến : tương quan lực lượng
– Tương đối : Thuyết tương đối
– Tương can (can là can qua)
– Tương cấu
– Tương đối : Thuyết tương đối
—o—o—o—
TƯƠNG (danh từ) thời gian, tinh thần
– Tương lai : Quá khư – Hiện tại – Tương lai
—o—o—o—
TƯƠNG (danh từ) không gian, vật chất
– Tương (huyết), nhũ tương, huyết tương, quỳnh tương, bào tương
– Tương (ăn) : nước tương; tương đậu nành, tương ớt, tương bần; chấm tương, chưng tương, kho tương, đổ ghè tương, làm tương, phơi tương
– – – Đừng khinh dưa muối tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà tự do
– – – Tay bưng dĩa muối, chén tương
Tương chua muối chát, nhớ thương nghĩa chàng
Bạn có gặp nhà ngói, nhà sàn
Nhớ hồi áo rách lang thang chưa tề
Bạn có gặp nơi hàng lụa phủ phê
Nhớ hồi áo rách xưa tê không mình
Ăn tiêu nhớ tới mùi hành
Bạn có ăn nem gà, chả vịt, cũng nhớ rau canh thuở nào
– – – Tiểu kia đến ở chùa ta,
Một là giận mẹ, hai là giận thân.
Đêm nằm mà nghĩ xa gần,
Con người như thế đem thân ở chùa.
Ở chùa ăn những tương chua,
Ăn rau muống héo, ăn dưa cần già.
Sao không nghĩ đến cửa nhà,
Bát cơm manh áo, mẹ già ai nuôi?
– – – Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương
Dầu không mĩ vị cao lương
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em
Một nhà vui vẻ êm đềm
Đói no tuỳ cảnh, không thèm lụy ai
– – – Anh có muốn đi tu
Xin cho em theo làm cô vãi
Để em ăn một miếng tương chùa
Cho trọn ngãi với anh.
—o—o—o—
TƯƠNG (địa danh)
– Sông Tiêu Tương, Tiêu Lương : Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ tây sang đông, bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se…
Sông Tiêu Tương chính là nơi chàng Trương Chi chống sào dừng thuyền thổi sáo, mà tiếng sáo đến tai nàng Mỵ Nương. Ngày nay Tiêu Tương chỉ còn một cái hồ ở chân núi Tiêu Sơn nơi có chùa Tiêu và Ao Cả ở đền Đô tương truyền cũng liên quan đến dòng chảy cũ của con sông này.
Trương Chi (hát xẩm)
Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay
Cô Mỵ Nương người ở lầu Tây
Con quan thừa tướng ngày rày cấm cung
Anh Trương Chi ở dưới dòng sông
Chở đò ngang dọc suốt đêm đông anh dãi dầu
Đêm thanh chàng hát một câu
Gió đưa thoang thoảng đến lầu cô Mỵ Nương
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương
Mà trông thấy mặt anh chường lại chê
Anh Trương Chi bèn trở ra về
Cắm sào cho chặt anh mới hát thề một câu:
“Kiếp này đã lỡ duyên nhau
Xin nguyền kiếp khác duyên sau lại thành!”
Cô Mỵ Nương tư lự thất tình
Kém nhan sắc trước, sút võ hình hơn xưa
Kém trang điểm, kém bữa ăn trưa
Kém ăn, kém ngủ cô thẫn thờ chẳng yên
Thất tình bệnh phát liên miên
Ông bà thừa tướng lo đêm lo ngày
Truyền mời đến một ông thầy
Ông thầy bắt mạch đoán ngay sự tình
Bệnh này duyên nợ ba sinh
Tương tư ắt có cầu tình với ai
Bệnh này nếu muốn khỏi ngay
Truyền người xuống bến gọi ngay anh lái đò
Nhờ chàng sắc thuốc hộ cho
Chàng mà sắc thuốc tựa hồ thuốc tiên
Anh Trương Chi ở dưới đò lên
Quạt lò sắc thuốc anh ở bên cạnh lầu
Ngồi buồn anh hát một câu
Cô Mỵ Nương giải cơn sầu như không
Mười phần đổ bệnh xuống sông
Lấy vàng ba lạng mà thưởng công cho ông thầy
Anh Trương Chi trở xuống đò ngay
Cắm sào cho chặt anh nhảy rày xuống sông
Xác thời trôi ở giữa dòng
Hồn thời mới nhập vào trong cây bạch đàn
Đến khi thừa tướng thăng quan
Mua được cây gỗ bạch đàn quý thay
Gỗ thời để đã lâu ngày
Truyền gọi thợ khéo tiện ngay bộ chén chè
Xong rồi quạt nước màn the
Cha con mang bộ chén chè uống chơi
Không cầm đến chén thì thôi
Hễ cầm đến chén lại thấy người hò khoan
Cô Mỵ Nương đau đớn can tràng
Hạt châu rơi xuống vỡ tan thuyền tình.
Sông Tiêu Tương là biểu tượng cho trạng thái tương tư và hai người ở hai đầu sông Tương đại diện cho cho trạng thái của nỗi nhớ do xa cách, hay vô dương vô âm, hay Âm dương vô cực. Truyện Kiều có
Từ khi đá biết tuổi vàng
Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia
– Tương Mai : phường của quận Hoàng Mai, Hà Nội. Phường Tương Mai trước kia là làng Tương Mai. Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, làng Tương Mai là một xã thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam Thượng.
– Tương Giang, là một phường thuộc thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chính là nơi có dấu tích rõ nét nhất của sông Tiêu Tương và chùa Tiêu.
—o—o—o—
TƯƠNG (tính từ) : “Nát như tương” là trạng thái hỗn mang tạo ra bởi vận hành ngũ hành, có tính Thổ Thuỷ và ngược với Nguyên khí hoả
– Nguyên Khí là dương khí khởi phát
– Nát như tương là trạng thái âm của đất hỗn mang, hỗn mang không chỉ là trộn lẫn các yếu tố vào nhau, mà vị của các yếu tố đồi bị biến đổi, hoặc kết hợp sinh ra các vị mới như cha mẹ kết hợp sinh con
Khi nguyên khí vận hành đến trạng thái thổ, là khí nóng bị giam trong cấu trúc, gây một sức nén càng ngày càng lớn, để cuối cùng gây ra một vụ nổ BigBang và hỗn mang “nát như tương” chính là trạng thái sau vụ nổ này.
Một vụ nổ lớn có tính chất tương tự là vụ nổ hành tinh Maldek tạo ra vành đai sao Thổ, cùng rất nhiều kiến tạo của Thái dương hệ.
Pháo Tết đêm giao thừa chính là sự mô phỏng lại vận hành Nguyên khí ở trạng thái BigBang này để mở đầu cho một năm mới. Đây là một sự kiện huyền bí, mang tính huyền thiên.
“Nát như tương” là hỗn mang âm dương, thái cực âm dương, âm dương lưỡng tính, có sắc hồng
“Tương tư ngăn cách âm dương” là hư vô âm dương, âm dương vô cực, không sắc màu
Sự huyền bí của ngũ hành của Nguyên khí trời là huyền thiên hay là sự huyền bí của Cha trời, của Chúa, màu huyền, nghĩa là muôn màu mà màu nào vẫn tường minh là màu đó ẩn trong màu đen của đêm.
Ngũ hành là biểu tượng của Cha trời, mà đối xứng với Mẹ đất.
Chia sẻ:
Scroll to Top