NHỮNG CÂY CẦU TIÊN
Các nàng Tiên được gắn với các dòng suối chảy ra từ núi tiên (Đào Nguyên), sông và hồ ngầm trong lòng núi (Thủy Cung), giếng trên núi (Giếng Tiên), hồ trong núi (Ngọc Sơn) và động tiên trong lòng núi (Bích Động).
Trong dân gian, lưu truyền câu truyện của những người hiếm hoi trong nhân gian lạc được vào cõi tiên
– Truyện người chài cá đời nhà Tấn (265-419) ở huyện Vũ Lăng đã lạc được vào Bích Động
– Truyện Lý Ngu và Dương Lăng lạc đến Đào Nguyên : “Đào hoa nguyên ký” của Đào Uyên Minh thời Đông Tấn
– Truyện về chàng trai trẻ gặp được tiên trên núi Tiên Du rồi đến sống trong cõi tiên : sự tích “Từ Thức gặp Tiên”
– Truyện Liễu Nghị đi xuống Thuỷ Cung để gặp cha của Mẫu Đệ Tam : sự tích “Liễu Nghị truyền thư”
Để đến được cõi tiên, những người này đã đi qua một cây cầu bắc giữa trần gian và cõi tiên mà chỉ có những người tu tiên, những người có cốt tiên mới đi được. Cây cầu xứ sở ấy gọi là Cầu Tiên.
Truyện người gặp tiên xưa nay rất hiếm nhưng cầu mang tên tiên trên đất nước ta lại rất nhiều
– Cầu Tiên : Đường thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngày xưa cả vùng này tên là Cầu Tiên, nổi tiếng với chè vối
Chè vối Cầu Tiên
Bún sen Tứ Kỳ
– Cầu Tiên Trượng ở ngã ba sông, nơi hợp lưu sông Tích và sông Bùi đổ vào sông Đáy.
– Cầu Tiên Dung, Việt Trì, Phú Thọ
– Cầu Tiên Đài, tỉnh Vĩnh Phúc
– Cầu Vân Tiên là một cây cầu bắc qua sông Voi Lớn trên tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, nối liền hai huyện Vân Đồn và Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
– Cầu Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh
– Cầu Tiên Thanh vượt sông Thái Bình nối các huyện Vĩnh Bảo – Tiên Lãng, Hải Phòng.
– Cầu Tiên Cựu, Hải Phòng nối An Lão và Tiên Lãng
– Cầu Tiên Sơn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, nối liền 2 quận Hải Châu và Ngũ Hành Sơn.
Các nàng Tiên được gắn với các cây cầu, bắc qua các dòng chảy đi từ trong núi (Tiên Sơn hoặc Ngọc Sơn) ra ngoài hoặc những cây cầu nối liền hai vùng sơn địa (Địa Sơn và Thiên Sơn)
Thê Húc, cây cầu cong sơn đỏ nổi tiếng nhất ở Hà Nội chính là một cầu tiên. Qua cầu Thê Húc, rồi bước tiếp qua cổng Đắc Nguyệt Lâu là vào được đền Ngọc Sơn, nơi thờ Bát Tiên lớn nhất và trang trọng bậc nhất của Thăng Long tứ xứ.
– Đảo Ngọc giữa hồ là Ngọc Sơn – Khu phố cổ là Tiên Sơn
– Đảo giữa hồ nơi thờ cha Trần Hưng Đạo và Bát Tiên là Thiên Sơn – Đền Bà Kiệu bên kia cầu là Địa Sơn
Dòng sông Tô chảy vòng xung quanh Hoàng thành, nên tại năm cửa ô của Hoàng Thành đều có cầu bắc qua sô Tô. Các cây cầu này bản chất đều là cầu tiên, bởi vì dòng nước từ Hoàng Thành đi ra đều liên quan tới núi Nùng. Điện Kính Thiên nằm ở trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng trên núi Nùng, mà Núi Nùng vừa là Thiên Sơn vừa là Địa Sơn.
Cây cầu ở cửa Đại Hưng nằm ở chính nam là cầu Tiên Tích. Cửa Đại Hưng có rất nhiều tích về nàng Giáng Tiên, thường đi chơi ở phía Nam, rồi gặp người thì chạy về và biến mất ở cửa Đại Hưng. Ngày xưa nơi ấy còn có ngôi chùa rất rộng, mà nay vẫn còn trên phố Lê Duẩn là chùa Tiên Tích.
Cầu Thê Húc liên quan đến Cửa Đông Nam, hay còn gọi là Đông Nam Môn.
—o—o—o—
MUỐN SANG THÌ BẮC CẦU KIỀU
Kiểu cũng là cầu, mà kiều cũng là Tiên, vậy cầu Kiều cũng là cũng là cầu Tiên hoặc kiều Tiên, và các nàng tiên đứng ở các cây cầu được gọi là tiên Cầu hoặc tiên Kiều.
Cầu kiều là một cây bí ẩn trong cả ca dao tục ngữ và đời thường.
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Cầu Kiều là cái cầu rất sang chảnh, mà cũng rất siêu việt, người ta cấm ngang cấm dọc thì mình tự bắc cầu kiều là vẫn tự đi được.
Cầu Kiều xuất hiện giữa các xứ sở và giữa các cây dòng họ, khi có một đứa con được sinh ra nối dòng máu của hai cây dòng họ. Cầu Kiều giúp đứa con đi để từ xứ sở của Mẫu Mẹ sang xứ sở của Cha Thầy. Đây là cây cầu tình yêu, mà cũng là cây cầu dòng máu cha và mẹ hợp thành tạo nên.
—o—
Khi hai người phải là vợ chồng và sinh con, họ kết hợp dòng máu và đi chung trên một cây cầu kiều, nghĩa là họ cùng nhau đi những nước cờ đường đời trên ván cờ dòng đời.
Cầu kiều ván mỏng gió rung
Bạn về sửa lại cho ta đi chung một cầu
Nghe bài này cứ ngỡ Cầu Kiều “ván mỏng, gió rung” sập đến nơi, nhưng không phải như vậy, mà cầu kiều là cầu tơ mà cũng là cầu ván, cầu dành cho tiên ma và thiên ma đi, mà tiên ma và thiên ma thì đi mây về gió.
—o—
Sông sâu nước chảy ngập kiều
Dầu anh có phụ, còn nhiều nơi thương
Sông sâu ngựa lội ngập kiều
Dầu anh có phụ, còn nhiều nơi thương
Cầu Kiều như các cây cầu khác đều bắt ngang qua sông, nhưng cái hay của cầu Kiều là dù cho nước sông có chảy ngập cái cầu đó, nó vẫn kết nối hai bờ bình thường, bởi vì nó là cầu tơ hồng và tơ duyên, mà cũng cầu nghiệp duyên và nghiệp quả
Vận hành của cầu Kiều rất đặc biệt.
– Bước vào một thế cờ là ván đã đóng thuyền
– Muốn đi một nước cờ thì phải đo ván đóng thuyền : Cầu Kiều là loại cầu cần đi đến đâu thì mới đóng ván làm cầu đến đấy bởi vì nước đi của cầu Kiều là nước cờ và cầu Kiều bắc trên xứ sở ván cờ.
– Đánh một nước cờ là bước chân trên cầu và qua cầu
– Qua cầu rút ván : Cầu Kiều đi qua đến đâu là phải rút ván đến đấy để đôi bờ trở lại tình trạng ngăn cách.
Chính vì cầu kiều có vận hành đặc biệt như thế, nên bao đời nay chưa ai nhìn thấy cây cầu kiểu này, mà chỉ có ai tự đi trên cầu kiều mới thể nhận thức được nó. Muốn đi trên cầu Kiều thì cũng không thể mượn cầu người khác để đi mà mà “Muốn sang thì (tự) bắc cầu kiều”
—o—o—o—
TIÊN CẦU – MA CÔ TIÊN NỮ
Ma Cô là một tiên nữ trong truyện cổ tích, rất xinh đẹp với móng dài như chim. Theo truyền thuyết Ma Cô bị cha mình là Ma Thu, một vị tướng trong thời kỳ thập lục vương quốc, giam cầm đến mức không chịu nỗi phải bỏ trốn, và trở thành nàng tiên trên một chiếc cầu. Về sau, để tưởng nhớ đến nàng, hậu thế đặt tên cho chiếc cầu đó là Ma Kiều hay Cầu Tiên, còn nàng là Tiên Cầu, hay Tiên Kiều.
Chiếc Cầu Tiên của Ma Cô Tiên Nữ đại diện cho sự chạy trốn, sự giải thoát mà cũng là sự kết nối và cân bằng giữa trần gian và sự kiểm soát, sự thống trị của quyền lực nam mà cha nàng ông Ma Thu làm đại diện và bản chất của tính nữ do Ma Cô Tiên Nữ đại diện.
Ma Cô không phải là ma quỷ hay vong ma mà là Tiên Ma. Mà cô là một bà Tổ Cô hoặc bà Mụ thay mặt cho Tây Vương Mẫu hay Ma Tổ giúp đỡ các gia đình và dòng họ. Bà cô và bà mụ không già cũng không trẻ. Chữ ma trong tên Ma Cô liên quan đến bộ âm Ma – Mạ – Mà – Má – Mả – Mã.
Trên ban thờ trong gia đình,
– phần gia tiên gồm ma tiên được thờ bên bát hương bên tay phải (phương Đông)
– phần thờ bà tổ cô và ông mãnh thuộc về bát hương bên tay trái (phương Tây),
– bát hương trung tâm đại diện cho trục trước sau (phương Bắc Nam).
– Chân nhang cắm vào bát hương đại diện cho trục trời đất của Cha Trời và Mẹ Đất.
Tổng hợp các phương này bên trong hình vuông của ban thờ, tạo nên hai chữ vạn lồng vào nhau, là chữ vạn cấu trúc và chữ vạn vận hành, chính là bát quái. Lời khấn để mở bát quái này là “Chín phương Trời, Mười phương Phật”. Chín phương Trời sẽ mở ra phương Đất và Mười phương Phật sẽ trụ cho ra toàn bộ nhân gian.
Ma Cô Tiên Nữ thực ra rất quen thuộc với tất cá các gia đình, bởi vì hình của nàng được trang trí ở trung tâm của chiếc đĩa. Bức vẽ này được gọi là “Ma Cô hiến thọ đồ”. Ma Cô Tiên Nữ có dáng vẻ duyên dáng, mặc quần áo lộng lẫy xinh đẹp, chân cưỡi mây, dắt chim hạc hoặc cưỡi trên lưng con nai, trên tay bê khay đào tiên.
Ma Cô tiên nữ được ghi chép trong “Thần tiên truyện” của Cát Hồng. Cát Hồng (283–343) là một vị đã nhận truyền thừa dòng tu Đạo Lão của Cát Tiên ông. Rất nhiều sự tích ngày nay chúng ta biết về tiên trong đó có sự tích về Ma Cô Tiên Nữ được ghi chép bởi Cát Hồng.
Theo đó, mỗi năm cứ vào ngày 3 tháng 3, Ma Cô Tiên Nữ sẽ đến dâng lễ bàn đào mừng thọ Tây Vương Mẫu, người phụ trách Vườn đào tiên. Ngày mùng 3 tháng 3 là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh. Ngày đó người Việt làm bánh trôi bánh chay và cúng đĩa bánh trôi bát bánh chay lên ban thờ gia tiên. Biểu tượng Đào Tiên và ý nghĩa của Bánh trôi Bánh chay liên quan đến nhau. Ngày hoá của Mẫu Liễu Hạnh, vị Tiên Hương đồng thời là vị Thánh Mẫu hoá sinh là liên quan đến ngày chúc thọ Tây Vương Mẫu, một vị Ma Tổ bất tử, chăm lo sinh tử của nhân gian.
Sự tích về Ma Cô Tiên Nữ viết rằng : Vào thời Đông Hán, có người tên Tế Thái, nhờ dốc lòng tu tập mà đắc đạo thành tiên. Thuở chưa phi thăng, một hôm Tế Thái đón tiếp một tiên nhân có tên Vương Phương Bình. Tiên nhân này đi cùng với một tiên nữ có tên Ma Cô. Ba người cùng gặp gỡ và đàm đạo. Khi đang trò chuyện với Vương Phương Bình, Ma Cô nói: “Từ lần gặp trước đến nay, ta đã ba lần thấy biển Đông hóa thành ruộng dâu”. Điều này có nghĩa là Ma Cô sống xuyên qua các cuộc đời, các kiến tạo vĩ đại và các trầm luân của Biển Đông. Ma Cô Tiên Nữ do đó cũng được gắn với thành ngữ
“Bãi bể nương dâu”
và
“Trầm luân dâu bể”
Đào tiên liên quan đến đào nguyên, đào bích, bích động, động tiên và đào động. Vườn đào tiên là biểu tượng của Đào Nguyên và liên quan đến Thiên Thai. Trong ca dao Việt, trái đào tiên ấy chính là trái xoài biển Đông. Lý Thiên Thai của xứ Kinh Bắc hát rằng
Trèo lên trái núi Thiên Thai.
Thấy chim Loan Phượng ăn Xoài biển đông
Đôi ta được gặp nhau đây.
Khác gì Chim Phượng gặp cây Ngô Đồng
Người ta thường cho rằng Thiên Thai cũng là Đào Nguyên, nếu vậy đào tiên cũng chính là xoài biển Đông. Đúng hơn đây là các cặp âm dương song hành.
– Thiên Thai là xứ sở của Cha Trời – Đào Nguyên là xứ sở của Mẹ Đất. Đây là cặp cha mẹ xứ sở
– Đào Tiên là trái của trong Vườn Đào của Mẹ Đất và Xoài biển Đông là quả trên trái núi Thiên Thai của Cha Trời.
Ma Cô Tiên Nữ không là một bộ Tiên Ma nổi tiếng, giữ rất nhiều vai trò trong đó có vai trò làm bà Mụ hay bà Đỡ hay bà Mụ đỡ. Cái mà Ma cô Tiên nữ đỡ chính là trái đào nguyên. Vì bộ bà Mụ gồm 12 người đi cùng 13 ông Thày, nên có câu
Mười hai bên nước, mười ba ông thày
Bà Mụ thứ 13, một số nơi gọi là Đỗ Ngọc Nương rất ẩn và chỉ xuất hiện thay cho cả 12 bà mụ trong các trường hợp rất đặc biệt. Bà mụ này không đối xứng với ông Mãnh, mà đối xứng với ông Mãnh Tổ. Ông Mãnh Tổ đôi khi được mô tả như vị thần một mắt và một chân hay thần Độc Cước, giữ năng lượng trụ để bà Mụ đối xứng với ông đi vận hành.
Trong cổ tích, bà Mụ đỡ cô Tấm bước ra khỏi quả Thị là bà Hàng nước, còn ông Thày là ông Bụt. Tiên Nữ đối xứng với Thày Bụt, còn Ma cô/Bà cô thì đối xứng với ông Mãnh. Ông Mãnh đứng năng lượng ngũ hành là ông hổ trong bộ tranh Ngũ Hổ Hàng Trống, ứng với Ngũ vị Tôn Ông của đạo Mẫu. Ông Mãnh đứng năng lượng Thần Thú hay Quỷ Thần, vận hành của ông được mô tả là
Quỷ khốc, thần sầu
Trong dân gian, ông Mãnh là ông Ba Bị
Ba bị chín quai
Mười hai con mắt
Hay bắt trẻ con
Cái bị của ông Mãnh có vai trò như cái bị của bà hàng nước đỡ cô Tấm, là cấu trúc khoá lưới xứ sở của cha Trời và mẹ Đất
Thị ơi, thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn
12 con mắt của ông Ba Bị là tầm nhìn chiến lược, để giữ cấu trúc cho ván cờ cờ cuộc đời của đứa trẻ theo đúng thiết kế của cha Trời, trong khi đó bà Mụ mà đỡ vận hành cho mẹ Đất. Con mắt của ông Ba Bị chính là biểu tượng con mắt của đạo Cao Đài và biểu tượng con mắt Horus của văn minh cổ đại Ai Cập.
Bà Mụ đỡ/Bà tổ cô và ông Thày/ông Mãnh tổ đưa đường và dẫn lối cho con trẻ cho đến lễ dứt căn năm 12 tuổi, cho nên có câu
Ma dẫn lối, quỷ đưa đường
Ma dẫn lối là Ma cô Tiên Nữ, bà Tổ Cô, bà Mụ Đỡ, quỷ đưa đường là Quỷ khốc Thần sầu, ông Mãnh và ông Thày Ba Bị. Bộ này giữ các chìa khoá dòng máu cực kỳ tổng hợp và biến hoá phức tạp, đỡ cho tất cả các cây dòng họ.