MẪU THIÊN ĐỊA
– Mẫu Địa Tiên
– Nữ Oa
– Quảng Cung Công chúa
– Quốc Mẫu Tây Thiên (Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu) Lăng Thị Tiêu
– – – Núi Thạch Bàn hay núi Tây Thiên, một trong ba đỉnh núi của Tam Đảo
Địa Mẫu, Mẫu Địa :
– Ma Thị Cao Sơn
– Mẹ Đá, Đức Thánh mẫu Thạch bàn, Đền Sinh trên sườn núi Ngũ Nhạc thuộc thôn An Mô, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (xưa là trang Yên Mô, huyện Phượng Nhãn, xứ Kinh Bắc).
– – – Theo thần tích của đền: Vào giờ Dần ngày 5/8/542, khi mặt trời gác núi, trẻ chăn trâu hội tụ dưới chân núi Ngũ Nhạc (thuộc chân đền Sinh bây giờ) bỗng nghe thấy tiếng trẻ con khóc trên sườn núi. Chạy lại gần, đám trẻ trâu không thấy ai, chỉ thấy một đứa trẻ dáng vẻ khôi ngô ngồi ở chỗ hòn đá to bằng hai cái chiếu nứt đôi, vết nứt rộng chừng hơn một thước, em bé ngồi ở chính giữa chỗ vết nứt đó và khóc vang như tiếng chuông. Thấy sự việc lạ kỳ, một đám trẻ trâu thuộc làng bên chạy về báo với người lớn. Những người già trong làng vội vàng sửa soạn khăn áo, lọng, cờ đi rước đứa trẻ về. Trong khi đó, đám trẻ trâu làng An Mô nhanh trí hơn đã lấy tay làm kiệu, lấy mũ làm lọng, lấy khăn làm cờ bế bồng đón hài nhi về làng. Đi được vài trăm mét, bỗng dưng trời nổi mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm, em bé liền bay thẳng lên trời. Một lát sau, từ trên trời cao có tiếng nói vọng xuống: “Ta là thần Phi Bồng đây”. Người dân địa phương lấy làm kinh dị bèn bảo nhau lập miếu thờ. Nơi thứ nhất là nơi Đức Thánh mẫu Thạch Bàn hạ sinh con được gọi là đền Sinh. Và nơi Đức thánh Phi Bồng hóa về trời được gọi là đền Hóa. Đức Thánh Phi Bồng nguyên là chòm sao Bắc Đẩu. Thời Trần, Đức Thánh đã âm phù cho Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh giăc Nguyên Mông, nên được phong Bách Thần, Phi Bồng Hiệu Thiên.
– – – Sự tích theo “Ngọc Phả thiên thần vị”, “Thần tích bi ký” (theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm – thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) :
– – – – – – Vào thế kỷ thứ 6, có một cặp vợ chồng già là ông Chu Thức và bà Hoàng Thị Ba ở trang Phấn Lôi (trang Yên Mô cũ) dù người chồng đã 61 tuổi và người vợ đã 52 tuổi mà vẫn chưa có một mụn con. Một hôm, hai vợ chồng ông Chu Thức rủ nhau lên đền sắm đủ lễ vật để cầu trời mong sinh được đứa con. Sau khi làm lễ, bước ra đến cửa bỗng thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba vừa ướm vào thì thấy trong người rạo rực hẳn lên. Từ đó, sau nhiều ngày uyên ương vui vầy chồng vợ, bà Hoàng Thị Ba có thai. Một năm sau, đúng ngày mùng 5/5 năm Ngọ, trời đất bỗng nổi giông bão mịt mùng, mưa to, gió lớn, hương thơm lan tỏa khắp nhà, hào quang sáng rực đến tận giờ thân thì bà Ba trở dạ sinh một cậu con trai khôi ngô tuấn tú và đặt tên là Hiện, tự là Phúc Uy. Năm Phúc Uy 15 tuổi thì cả cha mẹ cùng mất. Cái chết của cha mẹ chỉ cách nhau có 3 tháng. Chu Phúc Uy để tang cha mẹ đủ 3 năm và trong suốt 3 năm đó, trong nhà lúc nào cũng đèn nhang tấn tâm kính viếng. Làng xóm thấy vậy ai cũng khen ngợi vợ chồng ông Chu Thức có người con hiếu thảo.
– – – – – – – Năm Chu Phúc Uy 19 tuổi, nước nhà có giặc phương Bắc tràn sang. Lý Quý Long (tức vua Lý Nam Đế sau này) dựng cờ khởi nghĩa ở Yên Hoa. Chu Phúc Uy liền tập hợp được hơn 10 người trai tráng trong vùng xin theo Lý Quý Long đi đánh giặc. Lý Quý Long chấp nhận và phong Chu Phúc Uy làm nha tướng. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi, Lý Quý Long lên làm vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế rồi phong cho Chu Phúc Uy làm Vũ đại tướng quân và giao cho trấn giữ vùng Hải Dương. Về sau, quân giặc phương Bắc lại kéo sang, vua Lý lại triệu Chu Phúc Uy cầm quân đánh giặc. Tuy nhiên, đội quân của giặc phương Bắc lần này mạnh hơn lần trước, binh khí ngút trời, cờ xí rợp đất. Chu Phúc Uy chặn giặc ở sông Thiên Đức rồi thu rút quân về Việt Yên (Bắc Giang) và hy sinh tại đó.
– – – – – – Sau này đến triều vua Lý Thái Tông về chùa Cổ Pháp, đi qua sông Thiên Đức, tự nhiên mộng thấy có người nói rằng: “Thiên hạ gặp loạn, nhà ta là nhà trung nghĩa, tích danh sáng tựa nhật nguyệt”. Khi vua đến chỗ có tiếng nói thì không thấy ai nhưng tự nhiên nhớ đến chiến công của Chu Phúc Uy giúp Lý Nam Đế đánh giặc trước đây. Vua liền trở về quê cũ của cha mẹ Chu Phúc Uy ở trang Yên Mô, sai tạc tượng thờ phụng, sai cấp tiền để lập miếu thờ cúng, dân làng được miễn sưu dịch.
Mẫu Thiên
– Thiên Mẫu,
– Thiên Hậu,
– Bà Trời
– Mẫu Cửu Trùng Thiên
– Câu Mang Đại Vương
TÂY VƯƠNG MẪU
Vương Mẫu, Vương Mẫu Nương Nương, Tây Vương Mẫu, Tây Vương Kim Mẫu, Tây Mẫu
Yêu Mẫu
Ma Tổ
Mẫu trong Đạo Mẫu
– Mẫu Tứ Phủ
– Mẫu Tam Phủ
Tam vị Chúa Mường
Mẫu Sơn Trang
Mẫu trong Đạo Chúa
– Đức Mẹ Đồng Trinh
Phật Mẫu
– Mẹ Quán Âm
– Phật Mẫu Chuẩn Đề
– Mẹ của đức Phật Thích Ca
Mẫu trong Phong Thần Diễn Nghĩa
– Diêu Trì Kim Mẫu, Dao Trì Kim Mẫu, Kim Mẫu Nguyên Quân
– – – Long Cát Công Chúa : mẹ là Diêu Trì Kim Mẫu, cha là Hạo Thiên Hoàng Đế, do phạm lỗi trong khi dọn tiệc bàn đào, bị đày xuống trần, tu luyện ở núi Phượng Hoàng. Long Kiết công chúa mỗi lần ra trận cưỡi con Thanh Loan, trên tay cầm Nhị Long kiếm và Phi Loan kiếm, lại có nhiều bảo bối như bình Tứ Hải, lưới Vu Lộ, có công dập lửa thành Tây Kỳ, bắt sống tướng Hồng Cẩm. Do còn mắc duyên hồng trần nên được kết phu thê với Hồng Cẩm, về sau chết cùng chồng trong trận Vạn Tiên, bị Kim Linh Thánh Mẫu giết, linh hồn bay về bảng Phong Thần, được phong Hồng Loan Tinh.
– Kim Linh Thánh Mẫu : Kim Linh thánh mẫu là một trong bốn đệ tử chính của Thông Thiên Giáo Chủ. Kim Linh thánh mẫu có hai đệ tử: Văn Trọng và Dư Nguyên. Trong Trận chiến tại Vạn Tiên Trận, bà đã đánh chết hai vợ chồng Long Cát Công Chúa, con của Diêu Trì Kim Mẫu và Hồng Cẩm, đồng thời một mình đối đầu với ba vị đại tiên của Xiển Giáo : Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn , Phổ Hiền Chân Nhân và Từ Hàng Đạo Nhân. Mặc dù đã giành chiến thắng trong trận chiến chống lại 3 đại tiên, nhưng cuối cùng bà lại phải chịu chết dưới tay của Nhiên Đăng Đạo Nhân với Xâu Chuỗi Định Hải Châu. Bà đứng đầu Ðẩu Bộ Chánh Thần, của Bảng Phong Thần, người có 84.000 ngôi sao và linh hồn dưới sự chỉ huy của bà. Kim Linh thánh mẫu là một trong những vị thần chính ở làng Lang Phường ở Hải Đông, Trung Quốc. Bà được tôn sùng là nữ thần sinh sản trong ngôi làng này và trang phục của bà được trang trí bằng vô số nhân vật.
– Hoả Linh Thánh Mẫu : Vị đại tiên của phe Triệt giáo, tu luyện ở núi Khưu Minh. Vì đệ tử là Hồ Lôi trấn giữ ải Giai Mộng bị quân Tây Kỳ giết nên Hỏa Linh Thánh Mẫu nổi giận, quyết xuống trả thù cho học trò cưng. Bà ta có bảo bối là mũ Kim Hà, khi đội lên đầu thì tỏa hào quang rực rỡ, kẻ đối diện bị lóa mắt không nhìn thấy gì, lại biết dùng 3.000 hỏa binh, lập ra trận phép, đốt trụi doanh trại quân Tây Kỳ, giết hơn vạn địch quân. Phen này Khương Tử Nha cũng suýt nữa thì mất mạng vào tay Hỏa Linh Thánh Mẫu, may có Quảng Thành Tử đến cứu kịp thời, dùng bảo bối Phiên Thiên Ấn giết được bà ta. Linh hồn Hỏa Linh Thánh Mẫu bay lên bảng Phong Thần, được phong Hỏa Phủ Tinh. Bởi cái chết của Hỏa Linh Thánh Mẫu mà khiến các tiên phe Triệt Giáo nổi giận, thuyết phục Thông Thiên Giáo Chủ đích thân ra tay, lập trận Tru Tiên và Vạn Tiên để rửa hận, gây ra cuộc đại chiến giữa 2 phe Triệt giáo – Xiển giáo.