VÙNG ĐẤT BA THÁC BẢY HỒ
Theo truyền thuyết của người Mơ Nâm, Măng Đen là vùng đất “3 thác, 7 hồ”.
Măng Đen có tên gọi là T’Măng Deeng. T’Măng có nghĩa là nơi ở, còn Deeng là thần linh. T’Măng Deeng nghĩa là nơi trú ngụ của các thần linh.
Thuở hồng hoang, Yang Plinh Huynh là vị thần tối cao nhất ở trên trời và có quyền năng tạo ra vạn vật.
Thấy T’Măng Deeng trù phú nhưng hoang dại, thần Plinh Huynh liền phái 7 người con trai của mình xuống lập làng và sinh sống. 7 người con trai gồm:
– Gu Kăng Đam,
– Gu Kăng Lung,
– Gu Kăng Rpông,
– Gu Kăng Zơ Ri,
– Gu Kăng Ziu,
– Gu Kăng Săng và
– em út là Gu Kăng Pô.
Xuống lập làng, 7 người con trai lấy vợ bản địa nhưng các bà vợ phải biến thành 1 loài vật
1. Vợ của Gu Kăng Đam biến thành heo thần, gọi là Chu Huynh
2. Vợ của Gu Kăng Rpông cũng biến thành heo thần
3. Vợ của Gu Kăng Lung biến thành cá thần, gọi là Ca Huynh
4. Vợ của Gu Kăng Zơ biến thành nai thần gọi là Zoi Huynh
5. Vợ của Gu Kăng Ziu là nai thần
6. Vợ của Gu Kăng Săng là nai thần
7. Vợ của Gu Kăng Pô là thằn lằn thần, gọi là Pô Huynh
Như vậy bốn con vật thiêng của vùng đất Măng Đen là
– heo (liên quan đến 2 người vợ của hai người con trai cả)
– cá (liên quan đến 1 người vợ)
– nai (liên quan đến 3 người vợ)
– thằn lằn (liên quan đến người vợ của chàng út)
“Các ngươi suốt đời không được ăn thịt các loài do vợ mình biến thành. Nếu phạm lỗi thì sẽ bị trừng phạt”, Yang Plinh căn dặn các con.
Thời gian qua đi 7 làng của 7 anh em ở Măng Đen ngày càng sung túc. Mỗi năm khi lúa đã về đầy kho là lúc 7 vị thần dạy dân làm lễ ăn trâu cúng Yeeng (gọi là ăn trâu mừng năm mới). Trong những lần cúng Yeeng, nhất thiết phải có cây nêu. Thông qua cây nêu (tượng trưng cho đường lên trời) các Huynh báo cáo với Yang Plinh về cuộc sống ở trần gian.
Thế rồi có một lần, do vui chơi, ăn uống cả tuần, những người con Yang Plinh quên mất lời cha dặn, ăn cả thịt cùng loài với vợ mình biến ra, chỉ có người em út là Gu Kăng Pô ở làng Huynh Pô là còn nhớ lời cha không ăn thằn lằn.
Từ trên trời nhìn xuống, Yang Plinh nổi giận, dùng lửa trừng trị 6 đứa con trai lớn. 6 cột lửa trên trời đánh xuống 6 làng của 6 người anh, lửa phụt lên mù mịt, đất đá biến thành nước chảy tràn khắp vùng, tất cả chìm trong biển lửa.
Người em út làng Huynh Pô, dù không ăn thằn lằn nhưng biết mà không nhắc nhở các anh mình cũng bị trừng trị bằng một cột lửa. Nhưng Yang Plinh cho lựa chọn một là dân làng phải chết hoặc Gu Kăng Pô phải chết. Vì quá thương xót dân làng nên Gu Kăng Pô tự nhận cái chết về mình và xin mang theo một đứa nhỏ để hầu hạ.
Những tia lửa bắn vào vách núi tạo thành 3 dòng thác lớn.
Nước từ thác đổ xuống dập tắt những ngọn lửa từ các hố sâu và biến chúng thành 7 hồ nước. 6 miệng cột lửa ở 6 làng biến thành 6 cái hồ lớn. Dân làng Huynh Pô sống sót chuyển đi nơi khác và tại miệng hố lửa làng này cũng biến thành một hồ nhỏ.
3 tia lửa tạo thành 3 dòng thác Cơi (cơi nghĩa là thác) là
– Cơi Pa Sỹ,
– Cơi Đăk Ke
– Cơi Pne.
7 hồ được gọi theo tên các con của thần Plinh Huynh. 7 hồ là Toong (toong nghĩa là hồ)
– hồ Toong Đam,
– hồ Toong Rpông : nay là hồ Đăk Ke
– hồ Toong Li Lung/ LyLeng;
– hồ Toong Zơ Ri,
– hồ Toong ziu,
– hồ Toong Săng,
– hồ Toong Pô
– Cơi Pa sỹ tọa lạc tại xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trong 3 ngọn thác hùng vĩ thì thác nước Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất vùng. Cái tên Pa Sỹ ra đời là do sự đọc chệch từ cái tên gốc của người đồng bào Pau Suh nghĩa là “ba ngọn suối chụm lại”, thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất trên đất Măng Đen gộp lại và đổ xuống thành dòng là suối Đắk Ke, suối Pau Suh và suối Đắk Pne.
– Cơi Đăk ke, Hồ Đăk ke (Đăk Keh): Nằm trên dòng suối ĐăkrLô. Theo truyền thuyết dòng suối chảy xuống thành thác là khu vực hay có dê núi, dê rừng tới uống nước nên được người địa phương gọi là Kơi Keh (Kơi: suối; Keh: dê núi, dê rừng). Sau ngày thác nước được người kinh gọi là thác Đăk Ke (ghép từ chữ ĐăkrLô và Kơi Keh; Đăk: nghĩa là “nước”; Keh nghĩa là “dê núi, dê rừng”)
– Cơi Đăk Pne: Suối Đăk Long chảy ngược dòng nhập vào ngã 3 sông Đăk Pne, vì thế người dân thường gọi là thác Đăk Pne. Đây là nguồn sông từ đỉnh núi cao nhất nhập về sông Đăk Bla -> sông Sê San -> Sông Mê Kông và chảy về Đồng Bằng Sông Cửu Long.
– Hồ Toong Đam, diện tích khoảng 2,5ha nằm giữa công ty TNHH 1 thành viên Nông Lâm công nghiệp và đồn B.
– Hồ Toong Ly lung: diện tích khoảng 2 ha nằm giữa hồ Toong Đam và Phòng Giáo Dục huyện (nay là Khu hợp tác xã Thanh niên).
– Hồ Toong Ziu, diện tích 1ha nằm trong khu vực tiểu khu rừng thông 472, cách công ty đầu tư phát triển 1km về hướng Đông bắc.
– Hồ Toong Zơ Ri, diện tích khoảng 1ha nằm trong khu vực tiểu khu rừng thông 472 nằm phía Đông trường dân tộc nội trú huyện.
– Hồ Toong Săng, diện tích khoảng 1,5ha nằm trong khu vực tiểu khu rừng thông 472 phía Bắc giáp Công An huyện, phía Tây giáp nhà bia tưởng niệm.
– Hồ Toong Rơ Poong: diện tích khoảng 3ha nằm giữa Công ty TNHH một thành viên Nông lâm nghiệp với thác Đăk Ne (nay gọi là Hồ Đăk Ke).
– Hồ Toong Pô, rồng khoảng 0,5 ha nằm trong khu vực tiểu khu rừng thông 451, giữa thung lũng đồn A và đồi Đức Mẹ.
VÙNG ĐẤT BẰNG PHẲNG
Có tài liệu thì giải thích tên Măng đen là để chỉ vùng đất bằng phẳng.
Một vùng đất bằng phẳng nằm giữa núi và biển là đồng bằng.
– Một vùng đất bằng phẳng nằm giữa vùng núi, trồng trọt được rất tốt, là đồng bằng núi Lâm Đồng.
– Một vùng đất bằng phẳng chứa nước giữa cao nguyên là Đắc Lắc, với hồ Lak nổi tiếng.
– Một vùng biển nằm giữa núi là biển hồ Gia Lai.
– Một vùng núi nằm giữa biển là cụm đảo núi lửa Lý Sơn.
– Một vùng đất bằng phẳng nằm giữa các đỉnh núi cao, tạo nên một lòng chảo trên cao hay hồ mây chính là Măng đen.
Các khối núi cao bao phủ bởi rừng xung quanh Măng đen, hồ mây mát dịu là
– Khối núi, vườn quốc gia Kon Ka Kinh về phía Nam
– Khối núi, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng về phía Đông Nam
– Khối núi, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh về phía Tây Bắc
– Khối núi, vườn quốc gia Chư Mon Rây về phía Tây Nam
MẪU MẸ MĂNG ĐEN hay ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN ?
Thuở hồng hoang, Yang Plinh Huynh là vị thần tối cao nhất ở trên trời và có quyền năng tạo ra vạn vật, đã gửi 7 người con trai xuống Măng Đen và lấy 7 bà vợ bản địa. Yang Pling Huynh chính là Giàng với đồng bào người dân tộc hay Chúa với người theo đạo Thiên Chúa. Có 2 câu hỏi là
– Vợ của Yang Plinh Huynh mà sinh ra 7 đứa con trai xuống Măng đen là ai ?
– Mẹ của 7 người vợ bản địa lấy 7 người con trai của Giàng là ai ? Có thể chúng ta không biết là ai, nhưng chúng ta đoán được đó phải là một Nữ Chúa, một Mẫu Mẹ, một đức Mẹ bản địa, nói cách khác Mẫu Địa.
Măng đen là địa điểm hành hương của người theo đạo Thiên Chúa, với huyền tích đức mẹ Măng Đen, mà bị lồng ghép rất nhiều câu chuyện chính tri tôn giáo hiện đại và phức tap. Câu hỏi đặt ra là Đức Mẹ Măng đen thực sư là ai ? Bà là vị thần của Đạo Thiên Chúa và chỉ hỗ trợ cho người theo Đạo Thiên Chúa, một tôn giáo ngoại lai vô cùng mới mẻ trên mảnh đất thần linh này như mẹ Maria, hay bà là một vị thần bản địa đã có từ hàng triệu hàng năm trước đây, khi thậm chí chưa có loài người chứ đừng nói đến nhà thờ ở Măng đen ? Xin chúng ta hãy tự trả lời.
LÀNG KON PRING
Làng Kon Pring – Thị trấn Măng Đen – Kon Plong – Kontum. Trên địa bàn huyện Kon Plong có 5 dân tộc anh em: người Mơ Nâm, Ca Dong, Xê Đăng, Hre, Kinh sống chan hòa đan xen lẫn nhau. Làng Kon Pring là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng nổi tiếng của huyện Kon Plông. Đây còn là nơi giữ lại được nhiều nét nguyên sơ nhất của người Mơ Nâm. Người Mơ-nâm là một nhánh của dân tộc Xê-đăng chủ yếu cư trú tại huyện miền núi Kon Plong. Những nét văn hóa đặc trưng của người Mơ-nâm có thể kể đến như nhà lúa, mắm giố, rượu ghè, Tà Vẩu, làm tượng gỗ…lễ hội ăn trâu huê dựng cây nêu