CHUẨN BỊ ĐỒ CÚNG LỄ : MÂM CÚNG, VĂN KHẤN & VÀNG MÃ

Loading

Hàng năm năm có những lễ cúng chính sau tại nhà
– Cúng các ngày Lễ Tết : cúng ông Công ông Táo, cúng giao thừa, cúng vía Thần Tài, cúng Tết Nguyên Tiêu, cúng lễ Vu Lan …
– Cúng gia tiên vào các ngày giỗ
– Cúng mùng một và ngày rằm
– Các lễ cúng vào các sự kiện đặc biệt khác của ngôi nhà – gia đình như an nhà đất hay an tang
Nơi cúng tại nhà
– Ban thờ gia tiên : Hầu hết các lễ cúng được thực hiện trên ban thờ gia tiên
– Ngoài trời như sân thượng, sân trước hoặc hiên nhà : Cúng cô hồn.
– Cả trên ban thờ và ngoài trời : Một số gia đình lựa chọn cúng rằm, mùng 1 và cúng giao thừa cả trên trước cửa nhà.
Ngoài ra chúng ta còn có thể cúng tại đình, đền, chùa, miếu …
– Vào các ngày lễ của đình, đền, chùa hoặc
– Vào ngày lễ của gia đình được tổ chức tại các nơi đó
Đồ cúng trong các lễ này cơ bản như nhau và gồm hai phần âm dương
– Phần vật chất, phần hình : Mâm lễ cúng
– Phần tinh thần, phần thanh âm : Văn khấn, văn cúng, trúc văn, sớ …
– Phần nửa âm nửa dương, nửa hình tướng nửa tinh thần gọi là vàng mã trong đó mã là hình tướng, là âm, vàng là tinh thần, là dương : Vàng mã sinh ra để kết nối âm hình và cân bằng âm dương, nên vàng mã vô cùng khó hiểu. Cúng ở nhà riêng, cơ bản không cần vàng mã. Không nên đã không hiểu và không cần thiết còn cứ cố làm bậy.
Mâm lễ cúng gồm Hương – Hoa – Đăng – Trà – Quả – Thực
– Hương là nhang que, nhang vòng và một số loại nhang khác
– Hoa : Có hai loại là hoa cúng cắm bình và hoa cúng bày đĩa, gồm hầu hết các loại hoa thông thường như hoa huệ, hoa cúc … (hoa cắm), hoa lan, hoa bưởi … (hoa đĩa) và hoa cau (cắm bình cũng được mà để đĩa cũng được)
– Đăng là nến hoặc đèn nến : Đăng được thắp hết trong lễ cúng, không để dùng lại và dùng tiếp sau lễ cúng, nên đèn thắp suốt trên ban thờ không được gọi là đăng
– Trà là trà và rượu
– Quả là các loại quả gồm cả quả ăn được như chuối, bưởi, cam, quit … và quả không ăn được trực tiếp như cau hay phật thủ
– Thực là đồ ăn cả mặn (năm, chả, canh, rau…) và ngọt (chè, bánh)
Đồ cúng có ý nghĩa nhất khi là đồ tự làm, tự nấu, tự mua, tự bày, tự dâng. Trong các lễ cúng tại đình đền, phần lâu nhất chính là việc dâng từng món đồ lễ lên cho thần thánh. Cúng ở nhà đơn giản hơn nhiều, chúng ta chỉ cần thắp hương và bầy mâm cúng lên ban thờ.
Văn khấn có ba phần
– Ai khấn, ai gửi lời khấn
– – – Tên (nếu cúng tại nhà thì không cần)
– – – Tuổi hay năm sinh (nếu cúng tại nhà thì không cần)
– – – Địa chỉ (nếu cúng tại nhà thì không cần)
– Khấn ai, ai nhận lời khấn
– – – Gia tiên
– – – Thần, Thánh, Phật, Chúa …
– Nội dung
– – – Nhân dịp gì,
– – – Có việc gì : kết nối, xin hoặc tạ …
– – – Lý do
– – – Sự tích hay thần tích ra sao
Sau khi cúng hai phần âm dương này cũng được kết thúc riêng
– Mâm lễ cúng sẽ được thụ hưởng bởi người chủ lễ và chia cho một số người tham gia gọi là thụ lộc. Mâm lễ phải được thụ hưởng bởi chính người làm lễ và người trong gia đình thì buổi lễ mới có thể được kết thúc. Không được bán đồ cúng, vứt đồ cúng đi không ăn hoặc đưa hết đồ cúng cho người khác ăn, còn người trong nhà không ăn thì buổi lễ coi như không được kết thúc, không có kết quả.
– Văn khấn ở đình đền phải được viết ra giấy gọi là trúc văn, bản giấy được dâng lên thánh, rồi được đọc trước thánh bởi chủ tế và được hoá sau khi đọc. Hoá chính việc chuyển hoá và gửi văn khấn lên thánh thần. Văn khấn ở nhà thì chỉ cần khấn trong tâm trước ban thờ trong lúc hương còn cháy, và đến khi hương tàn thì coi như lời khấn được chuyển đến gia tiên.
– Vàng mã được hoá, thì gọi là hoá vàng
Khi kết thúc mỗi phần và tất cả các phần của mâm cúng, hoá trúc văn và hoá vàng thì buổi lễ mới được kết thúc.
Với các lễ Tết nghiêm trọng mà thời gian lễ được quy định chính xác bao gồm ngày cuối cùng dành cho hoá vàng và kết thúc, thì tất cả phần cúng lễ nói trên cần được kết thúc vào ngày cuối cùng này và tại địa điểm cúng lễ. Ví dụ đồ lễ thành hoàng sẽ được ăn luôn tại đình sau khi hoàn thành cúng thánh. Ai ăn gì, ăn ở vị trí nào và ăn thế nào đều được quy định chặt chẽ theo trật tự thứ bậc.
Cỗ cúng thừa mứa, ăn không hết, ăn không kịp trong thời gian của ngày lễ Tết này, đồ cúng bị hỏng, bị vứt bỏ thì coi như là tự mình làm hỏng buổi lễ. Tết Nguyên Đán là ngày lễ rất dài nên có thể ăn đồ lễ cúng lai rai nhưng cũng chỉ nên ăn đồ cúng đến ngày cuối của lễ Tết.
Chia sẻ:
Scroll to Top