Chúng ta thường được dạy về lễ qua lễ độ như chào hỏi người lớn tuổi. Nhưng đó không phải là lễ. Lễ cơ bản không thể dạy được như thế và vi dụ trên cũng không phải là lễ độ.
Lễ độ là nhận thức và thực hành về lễ với các loại độ
===
ĐỘ LÀ GÌ ?
- Độ mặn, ngọt … (độ vị) : mình nấu ăn gia giảm sao cho phù hợp khẩu vị của mình và của cả nhà
- Độ thơm, thối …(độ mùi) : mình toả mùi trong các quan hệ thân thiết và quan hệ dòng máu và giấu mùi trong các quan hệ nguy hiểm mà có nhiều kẻ săn mồi cho phù hợp
- Độ to nhỏ … (độ hình âm) : mình mua cái xe kích thước thế nào thế nào cho nó vừa với kích cỡ túi tiền của, sân cửa nhà mình, chức vụ của mình, nhu cầu của đại gia đình nhà mình …
- Độ tuổi (thời gian) : ví dụ người trẻ phải đối xử thế nào với người già cho phù hợp với khoảng cách độ tuổi hai bên
- Độ cao, độ dài, độ rộng … (không gian) : ví dụ người chức thấp hơn phải đối xứ thế nào với người chức cao hơn cho phù hợp, ví dụ con cháu xây mộ nên xây độ cao thế nào cho phù hợp với mộ tổ ngay ở bên, ví dụ xây cái cửa độ cao thế nào để cái nhà khang trang mà vẫn vững vàng …
- Độ nảy, độ phản hồi, độ đáp ứng, độ co giãn, độ phản xạ (tương tác) : ví dụ một người tương tác với mình bằng ngôn ngữ, bằng tình cảm, bằng nắm đấm … thì mình hồi đáp thể nào cho phù hợp
- Độ cồn, độ kiềm …(vật chất)
- Độ yếu, độ mạnh, độ gầy, độ béo … (thể chất): ví dụ nói thể nào đủ sức mạnh thuyết phúc, hay một người đánh mình thì mình phải nhảy lên đánh lại hay mình né sang một bên hay mình quay lưng chạy trốn, một cách phù hợp nhất với tương quan sức mạnh đôi bên
- Độ bền, độ xung … (vận hành) : mình làm thế nào để tình cảm với người mình yêu quý bền lâu, mà tình cảm với người khác chóng vánh để không bị dính mắc hay lệ thuộc …
- Độ trương, độ nở, độ nén, độ lún, độ căng, độ chùng … : Biết khi cần khoa trương, biết khi cần nín nhịn …
- Độ chịu đựng, độ ăn chơi … : mình lạc vào đám ăn chơi mình nên ra, mình nên tranh thủ ăn chơi cùng hay mình nên thể hiện cho bọn ăn chơi đấy biết mình hơn đứt bọn nó …
Rồi còn có
- Toạ độ
- Hoành độ
- Vĩ độ
- Kinh độ
- Lạc độ
- Mật độ
- Cường độ
- Trường độ
- Cao độ
- Nhiệt độ
- Trình độ
- Hạn độ
- Mức độ
- Tiến độ
- Nhịp độ
- Giao độ
- Góc độ
- Cung độ
- Phương độ
Trên đời này, chẳng có sự vật hiện tượng mà không có độ.
- Có độ đo lường gọi là đo độ hay định vị gọi là định độ được như toạ độ, hoành độ, kinh độ, vĩ độ, mật độ, cường độ, cao độ …
- Có độ không đo lường chính xác được như mức độ tình cảm, trình độ nhận thức ….
- Có độ có trường hợp đo lường được và có trường hợp không đo lường được như cao độ và độ cao của hình, của âm và của tinh thần …
Trên đời này,
- có sự vật hiện tượng có tính chất định độ, làm toạ độ cho thằng khác như cột mốc,
- có sự vật hiện tượng 360 độ
- có sự vật hiện tượng liên tục thay độ, đổi độ, thu độ, mở độ, phá độ, biến độ, giao độ, chuyển độ, nhiễu độ, quán độ …
- có sự vật hiện tượng đa độ, muôn độ …
- có sự vật hiện tượng 0 độ, vô độ …
- có sự vật hiện tượng hư độ
- có sự vật hiện tượng vi độ …
Làm sao để mình biết mình và các đối tượng đang ở cái độ nào trong các mối quan hệ. Làm thế nào để chỉnh độ của mình và người khác… sao cho đến độ, vừa độ, phải độ, đúng độ. Đó chính là lễ độ.
Đôi khi chúng ta phải cầu, phải xin Trời, Phật, Thần, Thánh … độ cho mình. Phật độ cho mình là Phật cho mình biết độ là gì và phải xoay xở thế nào với độ. Nói thế đủ biết độ khó, độ quý thế nào.
Đôi khi chúng ta không xin được độ, mà chơi cá độ. Cá độ bán chát không phải là trò may rùi, chỉ là độ của thuỷ khó hơn độ của kim, mộc, hoả, thổ, khí nhiều. Cao độ nói chung được đo bằng nước ví dụ như độ cao so với mực nước biển. So sánh và đo lường các tạng thái cao thấp của nước và trong nước không hề đơn giản.
Sách nào có thể trình bày được ma trận độ này. Nếu độ không thể học được qua sách thì lễ độ đương nhiên cũng không thể dạy được qua văn.
===
Lễ là khả năng xoay xở trong mọi hoàn cảnh sống và mọi quan hệ sống. Tuỳ người, tuỳ hoàn cảnh
- Có cái lễ sao cho mình làm chủ hoàn cảnh
- Có cái lễ sao cho mình nương theo hoàn cảnh
- Có cái lễ sao cho mình sinh tồn được trong mọi hoàn cảnh
- Có cái lễ sao cho mình ra khỏi hoàn cảnh
- Có cái lễ sao cho mình sống trong hoàn cảnh nhưng không thuộc về hoàn cảnh
- Có cái lễ sao cho mình phản ánh hoàn cảnh
- Có cái lễ sao cho hoàn cảnh phản ánh mình
Lễ nào cũng là lễ.
Chúng ta thường được nói rằng “Lễ độ là gặp người lớn tuổi phải biết chào hỏi, nếu không là vô lễ”. Độ tuổi chỉ là một trong các dạng độ đơn giản và chúng ta có sẵn một loạt đại từ dành cho độ tuổi như ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu, mợ, anh, chi, em, cháu …. Ví dụ chúng ta vào 1 căn phòng có những người độ tuổi hơn chúng ta và kém chúng ta, có những người trình độ hơn chúng ta và kém chúng ta, có những người độ bạo tàn hơn chúng ta và kém chúng ta, và hàng loạt độ khá nữa. Câu hỏi là chúng phải chào ai trước, chào ai sau và dùng xưng danh gì cho đúng lễ.
Nhưng chữ “Lễ” thực sự vận hành trước khi chúng ta bước vào căn phòng. Để có lễ chúng ta phải trả lời ba câu hỏi cơ bản về chính là Tôi là ai và tôi đang tồn tại trong không thời gian nào.
- Tôi là ai ? Minh không biết mình là ai thì biết độ người khác là vô ích, vì không có chủ thể để xác định các dạng quan hệ. Vi dụ mình không biết tuổi của mình, thì việc biết độ tuổi người khác là vô giá trị với “lễ”
- Tôi đang ở đâu ? Mình ở đâu thì mình phải xoay xở trong không gian đó và mình phải biết lễ với các quan hệ trong không đó. Nếu mình không có ý thức rằng mình đang ở đâu, thì lễ là vô nghĩa về mặt không gian.
- Tôi đang ở lúc nào ? Ở một số quốc gia, người ta phân biệt lễ theo buổi ví dụ chào theo buổi như Good morning là Chào buổi sáng, Good afternoon là Chào buổi chiều, và Good night là Chào buổi tối. Nhưng buổi chỉ là một dạng thời gian vô cùng đơn giản. Lễ cho chúng ta câu hỏi về mặt thời gian, chúng ta đang ở điểm nào thì chúng ta mới biết chúng ta phải dừng lại hay tiếp tục, và trong bao lâu.
Không có văn nào có thể trả lời hộ chúng ta câu hỏi rằng chúng ta là ai và chúng ta đang tồn tại như thế nào. Văn về “lễ độ” hay các hướng dẫn về “lễ độ” thực chất chỉ là lề luật, lề thói, lề lối hoặc tục lệ, luật lệ, thông lệ … về, không phải là lễ độ.
Bởi vì chẳng văn nào có thể dạy cho chúng ta về cả lễ, nên mới có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”.