LỄ HỘI THẢ BÁNH VÍA Ở GIẾNG NGỌC TRƯỚC ĐỀN NỘI BÌNH ĐÀ

Loading

Trong lễ hội đền Nội và đền Ngoại Bình Đà ở làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân có tục thả 100 chiếc bánh trôi xuống nước vào dịp mùng 6 tháng 3

Theo http://sovhtt.hanoi.gov.vn/nghi-thuc-lam-va-tha-banh-via-o-le-hoi-binh-da/

Trong những ngày tháng 3 hành hương về đất Tổ, trước khi thắp nén tâm nhang tỏ lòng thành kính với  các vị vua Hùng đã có công dựng nước, du khách hãy ghé thăm đền Nội

Lễ hội Bình Đà có tục thả bánh Vía, còn gọi là bánh Thánh xuống giếng Ngọc, bởi tương truyền, giếng Ngọc có mạch ngầm thông tới thủy cung).

Làng Bình Đà có 7 dòng họ, nhưng chỉ duy nhất dòng họ Nguyễn Văn được chọn làm bánh Vía, do đời xưa truyền lại. Bí quyết làm bánh dâng Quốc tổ Lạc Long Quân chỉ có trưởng tộc Nguyễn Văn nắm giữ. Bí quyết này được truyền lại cho trưởng tộc thế hệ tiếp theo. Trong trường hợp không có con trưởng, dòng họ sẽ phải làm lễ phong trưởng (chọn con trai của chi nhánh kế tiếp để phong trưởng tộc). Quy trình để làm ra chiếc bánh Vía rất nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố tâm linh.

Cùng với đó, nghi thức thả bánh được xem là nghi lễ thiêng liêng, kì bí nhất trong lễ hội Bình Đà. Vì thế, trước ngày lễ hội khoảng một tuần, người làm bánh phải kiêng kỵ trong ăn uống và sinh hoạt, giữ cho tâm tĩnh. Dụng cụ làm bánh Vía như chày, cối, nồi nấu bánh, bát, đĩa, rổ, rá… hàng năm đều được mua mới, không sử dụng đồ cũ trong quá trình làm bánh. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp ngon thu hoạch từ ruộng do dân làng cấp cho gia đình trưởng tộc, được cất giữ cẩn thận, đến ngày lễ hội mới lấy ra làm bánh Vía. Gạo dùng để làm bánh được đãi sạch và để ráo nước, như thế khi giã bột không bết và vón cục. Nhân bánh là những vị thuốc bắc biểu trưng cho thiên – địa. Củi nấu bánh phải là cây tre già chết khô ở trong bụi tre. Muốn kiếm được loại củi này cũng không dễ dàng.

Ngày mùng 5/3 âm lịch, gia đình được giao trọng trách làm bánh phải đưa số nguyên vật liệu làm bánh ra ngoài đền Nội. Trước khi đi ra đền, cả gia đình làm bánh thắp hương khấn cáo tổ tiên, dòng họ, cầu mong mọi việc thuận lợi. Tại đền Nội cũng sắp xếp một gian riêng, ở đó chỉ có trưởng nam dòng họ Nguyễn Văn cùng con trai lớn của mình phụ giúp làm bánh Vía. Tất cả các cửa đóng kín lại và không ai được phép tới gần khu vực làm bánh. Theo lời kể lại, số lượng bánh phải đủ 100 cái, mỗi cái bánh sẽ tương ứng với những điềm báo của làng trong năm tới, vì thế mỗi lần xếp bánh, người làm bánh luôn tâm niệm phải chia bánh vào khay sao cho vừa và đạt con số đẹp nhất.

Khi bánh Vía  làm xong, người làm bánh ra hiệu, ông chủ tế cùng những người trong ban tế lễ tay cầm cờ, quạt, vải đỏ phủ kín đài bánh, rồi đưa bánh vào trong hậu cung để làm lễ.

Ngày mùng 6/3 âm lịch là ngày chính hội, đúng giờ chính Tỵ (10 giờ), bánh Vía được rước ra giếng Ngọc, bánh để trong đài đậy kín, kiệu rước bánh có lọng, tàn, quạt hầu hai bên. Nhạc trống, chiêng cùng phường bát âm reo vui đưa đám rước tới bên giếng. Tại đây, trong lòng giếng Ngọc đã quây sẵn một khung để thả bánh Vía trong đó. Mọi người ai cũng chăm chú dõi theo nghi thức thả bánh Vía xuống giếng Ngọc. Mỗi chiếc bánh thả xuống, ông chủ tế đều đọc một câu “thần chú”, mong bánh chìm xuống giếng Ngọc và đến được thủy cung.

Xin giải thích tóm tắt ý nghĩa của lễ hội này

  • Nội là Nội đà : Hơi thở là nội đà. Lạc Long Quân đứng hơi thở qua tim cho nên ông được thờ ở đền Nội, đền Nội nằm ở khu vực trung tâm của làng Bình Đà, vị trí tim. Mộ của Lạc Long Quân tạo thành hình tam giác với đền Ngoại và Đền Nội, thuộc về cấu trúc Tâm của Rốn.
  • Ngoại là Ngoại đà : Nhịp tim là ngoại đà, vì nó phát ra từ tâm, đi ra ngoại biên. Linh Lang luôn đứng ở trung tâm cuộc chiến bảo vệ giặc ngoại xâm hay giặc ngoại biên, nhưng Linh Lang không làm vua, nói cách khác là không trụ ở tim, mà giữ ngoại đà chay ra biên. Giặc Chiêm Thành là giặc Chiêm bao ở biên hay giặc Chiêm vây ngoài thành. Linh Lang được thở ở đền Ngoại. Đền Ngoại nằm bên rìa của làng Bình Đà hơn so với đền Nội. Theo tích khi đến đây trên đường đánh giặc Chiêm Thành, Linh Lang đã cắm lại một thân cây, dặn răng khi cây này mọc lên thảnh rừng thì lập đền thờ ông. Vị trí ông cắm thân cây chính là nơi dựng đền Ngoại.
  • Bình Đà là chứa đựng được cả Nội đà và Ngoại đà, đồng thời cân bằng giữa Nội đà và Ngoại đà. Bình Minh (tên xã của làng Bình Đà) là một thời điểm có được sự cân bằng giữa Bầu trời đêm nội đà và Mặt trời ban ngày ngoại đà.

Bình Đà là làng làm pháo Tết, đốt vào giao thừa, và trước giao thừa một tuần, nhà nào cũng phải cúng ông Công ông Táo. Lạc Long Quân là một hiện thân của ông Táo, Linh Lang là một hiện thân của ông Công. Âu Cơ là một hiện thân của Bà Thị, giữ Bình Đà giữa hơi thở và nhịp tim, Âu Cơ giữ tiếng tim âm và hơi thở âm.

Bọc trăm trứng Bách Việt được sinh ra sự kết hợp của Nội Đà, Ngoại Đà và Bình Đà. Bọc trăm trứng là mô hình phôi dâu hay mô đa bào, nằm giữa giai đoạn hợp tử đơn bào và phôi nang. Phôi nang bình thường mà sinh ra chúng ta có từ 200-300 trứng hay tế bào sinh ra từ quá trình phân bào của hợp tử, nên 100 không phải con số nhiều mà là con số vô cùng cô đọng, vô cùng ít. Người bình thường chúng ta không ai có thể tạo ra từ phôi dâu 100 tế bào, trừ khi chúng ta là siêu nhân.

Bánh trôi bánh chay liên quan bọc trăm trứng Bách Việt của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

  • Bánh chay tương ứng 50 con xuống biển, mang ADN ông Táo
  • Bánh trôi tương ứng với 50 con lên rừng, mang ADN ông Công

100 chiếc bánh trôi trong lễ hội làng Bình Đà tượng trưng cho 100 người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân, giai đoạn vẫn còn ở cùng nhau, giai đoạn vẫn còn ở trong bọc. Khi 100 chiếc bánh này được thả giếng Ngọc, thì giếng Ngọc tượng trưng cho cái bát nước và 100 chiếc bánh trôi này lại chẳng khác gì bánh chay.

Giếng Ngọc nối về thuỷ cung, tượng trưng cho quãng đường phôi dâu hay bọc 100 trứng đi từ vòi trứng vào làm tổ ở thành tử cung. Giếng Ngọc cũng tượng trưng cho dòng máu đi từ Tim (Đền Nội) về Rốn (Đền Ngoại), mang tiếng lòng và tiếng dạ để kết nối cả hơi thở và nhịp tim.

Bánh trôi ở làng Bình Đà được gọi là bánh viá, bởi vì khi chúng ta nhìn vào bánh trôi (bánh trôi chuẩn phải ở trong khí) và bánh chay (bánh trôi ở trong nước) thì cái chúng ta nhìn thấy là vỏ bánh. Nhân bánh là em bé, còn vỏ bánh là vía theo mô hình con người thể xác ở bên trong 7 vía (con trai) và 9 vía (nữ).

Bánh vía được làm bởi dòng họ Nguyễn Văn bởi vì dòng họ này mang ADN hoà hợp của cả ông Công và ông Táo, bởi đây là ý nghĩa của âm Nguyễn Văn.

Chia sẻ:
Scroll to Top