Các nhà đất cần làm lễ cúng vào dịp Tết
– Nhà đất sở hữu và đang ở
– Nhà đất sở hữu và đã từng ở
– Nhà đất sở hữu nhưng không ở
– Nhà đất ở cùng bố mẹ và thuộc sở hữu của bố mẹ
– Nhà đất đã từng sở hữu và/hoặc đã từng ở, nghĩa là đã chuyển nhượng và/hoặc đã chuyển đi nhưng chưa làm lễ đóng cổng với nhà đất cũ
—o—
Thời hạn cúng :
– Tối ưu là cúng khi nhận nhà đất
– Hạn cuối cùng là 23 tháng Chạp
—o—
Vị trí cúng : Ngoài trời và dưới đất (trong sân hoặc trước cửa nhà)
—o—
Mâm cúng ngoài trời
– 1 con gà trống luộc nguyên con
– 1 bánh chưng/bánh dầy hoặc 1 xôi
– 1 bó hoa
– Quả
– 3 lễ trầu cau (mỗi lễ gồm 1 quả cau đặt trên 1 lá trầu)
– 3 lễ tiền vàng (mỗi lễ gồm 1 tập tiền đinh đỏ và tiền xu vàng, không cần dùng tiền khác vì không có tác dụng)
– 1 bơ gạo
– 1 đĩa muối
– 1 cốc nước
– 1 bó hương
– 1 mâm cúng
—o—
Trình tự cúng
– Bày mâm
– Đốt hương cả bó
Cúng tại mâm
– Cầm ba nén hương khấn (giống hệt như khi khấn trước ba bát hương ở ban thờ)
– – – Trời đất, các vị Phật (Nhiên đăng, Thích ca, Di lặc, Adiđà, Quán âm), Thần linh – Thần tài – Thổ địa, các Vua cha xứ sở & các Mẫu, ông bà Đầu nhau
– – – Bà cô, ông mãnh và các vị thần xứ sở
– – – Ông bà, ông vải, gia tiên, tiền tổ, cửu huyền thất tổ, cửu huyền trăm họ
– Xin
– – – Làm chủ đất (nếu là chủ đất nhưng chưa làm lễ làm chủ đất)
– – – Nói rõ mục đích với đất, có thể hỏi mục đích đó có phù hợp với đất không
– – – Mở cổng và luồng ở các tầng và các biên
– – – Kiết giới biên, tầng, cổng và luồng
– Yêu cầu
– – – Chỉ có chủ đất mới được vào đất
– – – Các đối tượng khác không được vào đất.
– – – Các đối tượng được vào đất phải được sự đồng ý của chủ đất và theo đúng trật tự của đất và của dòng máu
– – – Các đối tượng khác đi ra khỏi đất
– Nếu đây là lễ trên đất mà giao thừa chúng ta không có mặt thì nói rõ luôn
– Cắm ba nén hương tại mâm cúng (trong bơ gạo nếu cúng được, vào nải chuối, hoặc để trên ban mâm)
Cúng trên đất
– Số hương còn lại của bó hương cầm đi vòng quanh đất để định biên đất, có thể cắm hương tại các góc của đất, cầm theo chai nước trong khi đi biên đất để rót nước theo biên, nếu vẫn còn hương hoá cùng vàng, nếu vẫn còn nước đổ ra đất
– Rải gạo trong nhà đất
– Rải muối ở cổng và biên
– Hoá vàng : hoá từng lễ theo thứ tự lễ cho thần linh, lễ cho gia tiên, và cuối cùng là lễ cho các tinh thần không liên quan giải phóng ra khỏi đất (các tinh thần liên quan đến các đời chủ cũ, các tinh thần chết kẹt, dính mắc hoặc bị trấn yểm trên đất, các tinh thân cần đi xuyên qua đất)
Hạ lễ
– Mâm, bàn, lọ hoa, bát đĩa dỡ ra
– Hoa để lại
– Trầu cau để lại nhà đất
– Đồ ăn mang về tự ăn, không đem cho hay vứt đi
– Tất cả đồ còn lại phải hoá hết hoặc rải hết trên đất
—o—
Nếu nhà ở là nhà sở hữu thì
– Nên làm lễ này để xác nhận quyền sở hữu nhà đất trước khi cúng ông Công ông Táo trên ban thờ trong nhà (thời hạn là 23 tháng Chạp) thì trình tự hợp lý hơn
– Nếu đã cúng ông Công ông Táo rồi mà còn thiếu lễ này thì chỉ cần làm lễ này bổ sung, mà không cần làm lại lễ cúng ông Công ông Táo (trong trường hợp thực sự cúng được, thật sự mở được cổng Tết) hạn cuối cùng vẫn là 23 tháng Chạp
– Nếu nhà ở không phải là nhà sở hữu thì hai lễ này độc lập
– Nếu nhà ở, không phải là nhà sở hữu, cũng không phải là nhà đón giao thừa, thì lễ này cũng là lễ giao thừa tại mảnh đất sở hữu mà không có mặt lúc giao thừa
—o—
Với các nhà đất mà chúng ta không thực sự sở hữu, chỉ cúng khi xác định rõ ràng cúng để làm gì và cúng với tư cách gì
– Nhà chồng, vợ và thuộc sở hữu của bố mẹ chồng, vợ : cúng với tư cách dâu, rể
– Nhà chung cư hay các dạng sở hữu căn hộ nhưng không sở hữu đất : cúng với tư cách ở tạm, ở nhờ (tương tự cô hồn)
– Nhà đất đi thuê : cúng với tư cách ở tạm, ở nhờ (tương tự cô hồn)
– Nhà đất đi mượn : cúng với tư cách ở tạm, ở nhờ (tương tự cô hồn)
– Nhà đất đi ở nhờ : cúng với tư cách ở tạm, ở nhờ (tương tự cô hồn)
Mâm cúng sẽ tượng tự như mâm cúng cô hồn
– Không có gà (đại diện cho tinh thần của chủ đất)
– Không có gạo muối nước (liên quan đến dòng máu hồn thân của chủ đất)
– Không có ngũ quả (liên quan đến cấu trúc kết hợp chủ đất và đất)
– Có bánh chưng nếu cúng với tư cách con rể/dâu mà bố mẹ vợ/chồng là chủ đất
– Có hương
– Khấn với mục đích cụ thể của người cúng