Tỵ (động từ) : tránh, né, kiêng cái gì đó
– tỵ nạn : tránh nạn ảnh hưởng đến cả quốc gia, bằng cách thay đổi chỗ định cư sang quốc gia khác
– tỵ trọng : tỵ trọng tựu khinh (lánh nặng tìm nhẹ).
Tỵ (động từ) : tránh, né theo cách nào đó
– đào tỵ : đào tẩu
– đoá tỵ :
– hồi tỵ :
– quy tỵ :
– viễn tỵ : tránh xa
Tỵ (động từ)
– tỵ với ai đó về cái gì đó
– tỵ nhau : so sánh các chi tiết giữa hai cá thể tương đồng cùng nhóm, mục đích để mình không kém và người khác không hơn
– tỵ hiềm : tỵ nhau với thái độ bất bình
– tỵ nạnh : nạnh là phần hai bên giữa eo và hông;
– – – chị em tỵ nạnh >< anh em chung vai sát cánh
– ghen tỵ
Như vậy phương vận hành của ty là sang trái hoặc sang phải; tránh đối đầu trực diện (sagittal) và tránh sa lầy một chỗ. Đây là cách vận hành của tính âm.
Tỵ (tính từ)
– tắc tỵ : không vận hành hoặc né sang trái hoặc sang phải được nên tắc VD tắc mũi với ty là mũi
Tỵ (trạng từ)
– một tỵ (đơn vị hay một lượng nhỏ có tính âm) >< một tý (đơn vị hay một lượng nhỏ có tính dương)
– tỵ nữa (đơn vị hay một lượng nhỏ có tính âm) >< tý nữa (đơn vị hay một lượng nhỏ có tính dương)
Tỵ (danh từ)
– tỵ : mũi
– Xích Tỵ : giặc mũi đỏ thời Hùng Vương
Tỵ (danh từ)
– Tỵ (tổ) là ông tổ 9 đời tính từ cha là đời thứ 1 : 1. Phụ (phụ mẫu), 2. Tổ (tổ phụ, tổ mẫu), 3. Tằng (cha của tổ phụ), 4. Cao (cha của tằng tổ), 5. Thiên (cha của cao tổ), 6. Liệt (cha của thiên tổ), 7. Thái (cha của liệt tổ), 8. Viễn (cha của thái tổ), 9. Tỵ (cha của viễn tổ)
– Tỵ tổ : người sáng lập ra một học thuyết VD Đác-uyn là tỵ tổ của tiến hóa luận.
Tỵ (danh từ) :
– Tỵ là một trong 12 địa chi (tý – sửu – dần – mão – thìn – tỵ – ngọ – mùi – thân – dậu – tuất – hợi)
– – Tỵ rắn âm đối xứng với Thìn rồng dương : rắn chơi trái phải, hoặc trái hoặc phải, trong khi rồng chơi xuyên suốt theo trục cả cấu trúc lẫn vận hành. Nếu năm Giáp Thìn là một lực động lực khởi phát có tính rồng và khả năng xuyên thấu, đâm thẳng qua cản trở và những thứ xưa cũ, và lực rồng này để đi tiếp sẽ cần chuyển hướng sang trái phải để tránh, phân nhánh, đi vòng hoặc có các dạng biến hoá đa dạng hơn kiểu rắn nhưng vẫn vẫn giữ được cái cốt lõi rồng ban đầu thì đó là năm Ất Tỵ.
– – Tỵ, rắn âm đối xứng với Tý, chuột dương : rắn chơi trái phải, trong khi chuột lại canh giờ giữa đêm.
– – Tỵ, rắn âm và Dần, hổ dương : hổ và rắn được coi như hai mối nguy hiểm chết người, rắn giống như con hổ cái, con hổ dữ không chân.
– – Tỵ rắn âm và Ngọ ngựa dương. Ngọ là canh giờ giữa ban ngày và có Chính Ngọ. Ngựa đã là như bay thẳng tiến, đến đích, rồi có thể dừng khựng đốt ngột trước đích, nhưng Tỵ vận hành trái phải, thuận đâu là đi đấy, không có đích đến, mà giữa đường gặp con mồi thì tấn công, mà gặp kẻ thù thì tự vệ.
– – Tỵ, rắn âm đối xứng với Hợi, cũng là âm : rắn linh hoạt, ẩn nấp, tấn công, chơi trái phải, còn lợn thì là chính nó, hưởng thụ cuộc sống ăn, ngủ, nghỉ, không lựa chọn, không sang trái sang phải, kể cả lợn lòi cũng tấn công trực diện. Hai canh giờ này cách nhau nửa ngày, Tỵ là canh giờ là trước Chính Ngọ, Hợi là canh giờ trước Nửa đêm.
– giờ Tỵ : khoảng 9-11h, sau giờ Thìn, trước giờ Ngọ
– tháng Tỵ : tháng 4 âm lịch, cây cối phát triển bừng nở đến tận cùng vào mùa xuân
– năm Tỵ : Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Kỷ Tỵ, Tân Tỵ, Quý Tỵ