GIẾNG VIỆT (Lĩnh Nam Chích Quái)

Loading

Giếng Việt là một trong những câu chuyện khó hiểu nhất trong Lĩnh Nam Chích Quái, dù liên quan đến rất nhiều nhân vật lịch sử có thật và địa danh cụ thể. Lý do là câu chuyện này là một chuỗi quan hệ oán ân, dắt dây từ nhân vật này sang nhân vật khác, trong đó có mật mã cực khó là Giếng Việt. Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện này và đi qua các mật mã câu chuyện để lại nhé.
“Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh.
Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang sâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ thì sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên Vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc, tướng sĩ nhà Ân đều bỏ chạy. Ân Vương chết ở dưới núi, biến thành vua ở địa phụ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần, đền miếu bỏ hoang.
Qua đời Chu, tới đời Tần, có người nước ta là Thôi Lượng làm quan cho nhà Tần đến chức ngự sử đại phu, thường qua vùng này, thấy cảnh suy tàn, trạnh lòng thương cảm, bèn sửa sang lại đền miếu.
Sau các tướng Nhâm Hiêu, Triệu Đà đem quân xâm chiếm phương Nam (đời An Dương Vương) trú quân ở dưới núi, sai tu sửa lại miếu mạo, nghiêm cẩn khấn thờ.
Ân Vương cảm cái đức của Lượng xưa, muốn đền ơn, bèn sai tiên nữ Ma Cô ra ngoài cõi tìm kiếm. Khi ấy Lượng đã chết ở đất Tần, có con là Vỹ hãy còn du học. Khoảng đầu tháng giêng, dân chúng tới thăm đền này, có người cúng một đôi bình pha lê, tiên nữ Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, lỡ rơi xuống đất vỡ khuyết một mảnh, bị người ta bắt đền. Ma Cô mặc áo rách, mọi người không biết là tiên, nên đánh đập tàn nhẫn. Thôi Vỹ thấy vậy động lòng thương, bèn cởi áo đền cho Ma Cô được tha. Ma Cô hỏi Vỹ ở đâu, Vỹ kể lại lai lịch của cha.
Ma Cô lúc ấy mới biết là con quan Thôi ngự sử, mừng rỡ mà nói với Vỹ rằng: “Nay ta không có gì báo đáp, sau này tất sẽ tạ ơn”. Nhân đưa cho Vỹ một bó lá ngải mà nói: “Giữ cẩn thận vật này, đừng để rời khỏi mình, sau này thấy ai có bướu trên đầu, đem cứu cho tan tất sẽ được phú quý to”. Vỹ nhận lấy, chưa biết đó là thuốc thiên.
Đi đến nhà người bạn thân là Ưng Huyền, Huyền là một vị đạo sĩ có cái bướu trên đầu, Vỹ nói: “Tôi có lá ngải có thể trị được tật này”. Huyền nhờ chữa cho. Vỹ bèn dùng lá ngải mà cứu, bướu lập tức tan, Huyền nói: “Đó là thuốc tiên, ta nay không có vật gì báo đáp, xin lấy ơn khác đền lại. Ta quen một vị quí nhân mắc tật này, thường nói rằng ai chữa được thì sẽ chia sẻ gia tài mà không tiếc, ông hãy tới đó chữa”.
Huyền đưa Vỹ tới nhà Nhâm Hiêu chữa, bướu tự khắc tan. Hiêu cả mừng, nuôi Vỹ làm nghĩa tử, mở trường cho Vỹ học để chờ khi hữu dụng. Vỹ là người thông minh, hay đọc sách, gảy đàn. Con gái Hiêu là Phương Dung thấy Vỹ thì phải lòng, bèn cùng tư thông. Con giai Hiêu là Nhâm Phu biết chuyện, muốn giết Vỹ, đem Vỹ tế thần Xương Cuồng, bèn dỗ rằng: “Cuối năm phải lễ thần Xương Cuồng mà chưa có người làm đồ lễ nay không nên đi ra ngoài, e rằng bị bắt sống, phải ẩn vào phòng kín để tránh”. Vỹ vô tình nghe theo, Nhâm Phu bèn khóa cửa buồng. Phương Dung biết ý, ngầm lấy dao đưa cho Vỹ, Vỹ đào ngạch mà ra. Ban đêm, Vỹ lẻn đi, muốn tới nương tựa nhà ứng Huyền. Đi gấp lên trên núi, núi có hang sâu. Vỹ lỡ chân rơi xuống hang.
Đương lúc canh một thì rơi tới đáy, Vỹ đau quá, hơn một khắc mới ngồi dậy được. Đến lúc đúng ngọ, mặt trời chiếu thẳng xuống hang, thấy xung quanh đều là vách đá, không có bậc lên, ở trên có một hòn đá, thạch nhũ rủ xuống bàn đá. Có một con rắn trắng mình dài trăm trượng, mào vàng, miệng đỏ, râu xanh, vẩy trắng, dưới cổ có cái bướu, trên trán có dòng chữ vàng đề “Vương Kinh Tử”. Rắn ra ăn thạch nhũ rồi lại chui vào trong hang. Vỹ ở trong hang ba ngày, đói lắm phải ăn vụng thạch nhũ. Rắn ra thấy trên bàn đá hết cả thạch nhũ, ngửng đầu thấy Vỹ thì định nuốt. Vỹ kinh sợ, sụp lạy mà nói: “Tôi tị nạn rơi xuống dưới này, không có gì ăn, đói dạ nên phải ăn vụng, thực là đắc tội. Nay thấy dưới cổ ngài có cái bướu thịt, tôi có lá ngải để đã ba năm, xin khoan tha cho tôi để tôi thi thố chút tài mọn”. Rắn ngẩng đầu xin cứu. Bỗng thấy ánh lửa sáng, một mảnh than rơi xuống hang. Vỹ lấy lửa mà cứu, bướu lập tức tiêu tan. Rắn quẫy mình tới trước mặt Vỹ như có ý bảo Vỹ cưỡi lên lưng. Vỹ cưỡi lên, rắn bèn tức thì đưa Vỹ ra khỏi hang. Đúng canh hai thì lên tới cửa hang, nhìn không thấy ai qua lại, rắn bèn vẫy đuôi bảo Vỹ xuống, sau đó rắn lại trở vào trong hang.
Vỹ đi lạc đường, chợt thấy trước mặt có một tòa thành, trên cổng thành có lầu cao lợp ngói đỏ lộng lẫy, ánh sáng mờ mờ chiếu tỏa. Trên cổng treo biển đỏ viết chữ “Ân Vương Thành” bằng vàng. Vỹ ngồi bên cạnh cổng nhìn thấy trong sân có ao, giữa ao có sen ngũ sắc, cạnh ao có hòe, liễu mấy hàng. Thấy đường gạch phẳng lỳ, điện ngọc cung châu, lầu cao gác rộng. Trên điện kê giường kim qui, trải chiếu hoa bạc, có hai cây đàn cầm, sắt, vắng lặng không thấy người. Vỹ bèn vào đánh đàn, bỗng thấy kim đồng ngọc nữ hàng trăm người theo hầu ân hậu mở cửa mà ra. Vỹ cả kinh, xuống điện phục lậy. Hậu cười phán rằng: “Thôi quan nhân ở đâu tới đây?” Rồi lại mời lên điện mà nói: “Xưa kia điện Ân Vương bỏ hoang đổ nát, không người thờ cúng, nhờ có Thôi ngự sử sửa chữa, người đời mới theo gương mà cúng thờ mãi mãi. Ta đã sai tiên nữ Ma Cô đi tìm để báo ơn, không gặp ngự sử mà chỉ gặp công tử. Vẫn chưa có gì báo đáp, nay may được trông thấy mặt công tử, nhưng hiềm vì có sắc gọi cho nên Vương lên chầu trời hiện không ở nhà”. Bèn ban tiệc rượu, chuốc cho ăn uống no say.
Xong tiệc, bỗng thấy có một người râu dài bụng to tiến lên dâng biểu, quỳ xuống mà tâu rằng: “Ngày 13 tháng giêng, người phương Bắc là Nhâm Hiệu đã bị thần Xương Cuồng đánh chết”. Tâu xong, Hậu bèn nói: “Dương quan nhân hãy đưa Thôi công tử trở về trần thế”. Hậu quay vào. Dương quan nhân bèn bảo Vỹ nhắm mắt ngồi lên vai mình. Hơn một khắc sau lại xuống tới đỉnh núi. Dương quan nhân biến thành một con dê đá mà đứng ở trong núi, nay con dê ấy còn ở sau chùa Triệu Việt Vương trên núi Trâu Sơn. Vỹ trở về nhà ứng Huyền kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Đêm ngày mồng 1 tháng 8, đương lúc xế bóng, Vỹ và Huyền cùng đi dạo bên ngoài. thấy tiên nữ Ma Cô dắt một người con gái tới cho Vỹ để kết làm vợ chồng, lại cho cả viên ngọc Long Tụy. Vốn xưa ngọc đó có hai viên thư, hùng, suốt từ đời vua Hoàng Đế tới triều nhà Ân vẫn được lưu truyền là vật quí ở đời. Trong cuộc chiến trận ở Trâu Sơn, vua Ân đeo ngọc đó mà chết, ngọc bị vùi xuống đất mà hào quang của nó vẫn chiếu tỏa đến tận trời. Thời binh hỏa đời Tần, báu ngọc đều cháy hết, người ta xem linh khí mà biết rằng viên ngọc quí Long Tụy vẫn còn ở nước Nam, mới từ xa tới tìm. Đến nay Ân Vương lấy ngọc qúi này báo đáp ơn Vỹ. Người thời ấy đem vàng bạc lụa là đáng giá trăm nghìn quan tới mua, Vỹ do đó mà giàu lớn.
Sau tiên nữ Ma Cô tới đón vợ chồng Vỹ đi đâu không biết, có lẽ đã hóa thành tiên vậy.
Nay giếng đã lở thành cái huyệt rộng, gọi là Việt Tỉnh Cương.”
—o—o—o—
DANH SÁCH NHÂN VẬT – ĐẦU MỐI QUAN HỆ ÂN OÁN
Các đầu mối ân oán
– Lạc Long Quân – Ân Tổ của người Việt : Được cha mẹ sinh ra là một cái ân, được cha mẹ nuôi dưỡng cũng là ân, được cha mẹ cứu giúp bảo vệ cũng là một cái ân.
– Vua Hùng : Vua Hùng xin được gia ân từ vua cha Long Long Quân, để đánh đuổi giặc Ân
– Thánh Gióng đầu thai đánh giặc Ân, theo yêu cầu của vua cha Lạc Long Quân để cứu Vua Hùng : Thánh Gióng là Ân Thánh.
– Ân Vương chết ở đất Việt, được phong làm vua địa phủ : Bình thường tướng giặc đi từ phương Bắc xuống nước Việt là có oán với dân Việt. Tướng giặc bị giết ở nước Việt thì tướng giặc có thể oán dân Việt. Tóm lại là cả hai bên đều oán lẫn nhau. Tuy nhiên, những oán này không hề được sử sách hay câu chuyện này nhắc tới, mà Ân Vương sau khi chết còn được phong làm vua Địa Phủ. Điều này chứng tỏ Ân Vương và nước Việt, dân Việt không ôm oán thù với nhau, mà Ân Vương chắc chắn có ân từ trước với đất Việt, và Ân Vương đã chuyển cái chết trên đất Việt của mình thành cái duyên để tiếp nối cái ân đó.
– Thôi Lương sửa sang đền thờ Ân Vương : Thôi Lương biết Ân Vương là tướng giặc nhưng Thôi Lương vẫn tu sửa đền thờ cho Ân Vương. Mặc dù Ân Vương có thể tự nguyện hoá giải oán với người dân Việt nhưng đó chỉ là hành động một chiều, người đại diên cho dân Việt hoá giải oán thù với Ân Vương là Thôi Lượng. Nhờ hành động chủ động của Thôi Lượng mà sau này Ân Vương mới được thờ cúng tử tế trên đất Việt. Cho nên, Thôi Lương có ân với Ân Vương
– Nhâm Hiêu và Triệu Đà từ phương Bắc xuống muốn trụ lại ở Trâu Sơn, nên đến đền thờ Ân Vương : Nhâm Hiệu và Triệu Đà xin được gia ân từ Ân Vương
– Thôi Vỹ, con Thôi Lương, cứu Ma Cô Tiên Nương : Thôi Vỹ có ân với Ma Cô Tiên Nương
– Ma Cô Tiên Nương theo lời của Ân Vương đi tìm Thôi Vỹ để báo ơn, nhưng lại được Thôi Vỹ cứu, nên cũng mang ơn Thôi Vỹ, bèn trả một phần ơn trước bằng cây ngải thần chữa bướu
– Ưng Huyền được Thôi Vỹ dùng ngải chữa bướu, trả ân cho Thôi Vỹ bằng cách giới thiệu Vỹ đến gặp Nhâm Ngao : Thôi Vỹ là người có ân và nhận trả ân, Ưng Huyền là người được nhận ân và trả ân
– Nhâm Ngao được Thôi Vỹ dùng ngải chữa bướu, trả ân cho Thôi Vỹ bằng cách giữ Thôi Vỹ ở lại nhà mình : Thôi Vỹ là người có ân và nhận trả ân, Nhâm Ngao là người được nhận ân và trả ân
– Thôi Vỹ và con gái Nhâm Ngao tư thông : đây là quan hệ khớp mộng uyên ương, theo sau việc trả ơn của Nhâm Ngao, tình yêu liên quan đến ân
– Nhâm Phù, con trai của Nhâm Ngao muốn lừa Thôi Vỹ đến gặp thần Xương Cuồng, để mượn tay Xương Cuồng để lấy mạng của Thôi Vỹ. Như vậy Ngâm Phù kết oán một lúc với hai người là Thôi Vỹ và thần Xương Cuồng. Đồng thời Nhâm Phù đã đảo ngược việc trả ân của bố với Thôi Vỹ, biến ân thành oán. Lúc này Nhâm Ngao nợ Thôi Vỹ cả ân và oán.
– Con gái Nhâm Ngao cứu người tình : đây là quan hệ khớp mộng uyên ương, về bản chất giải bớt nợ oán thù của Nhâm Phù, nhưng nếu Nhâm Phù vẫn sân hận thì anh ta có thể tự tăng mức độ oán thù lên. Như vậy hành động cứu Thôi Vỹ giúp giải oán thù với người này nhưng tăng oán thù với người khác, là do nhân thức và hành xử của mỗi người.
– Xương Cuồng : Xương Cuồng bị lôi vào câu chuyện này do mưu đồ mượn tay Xương Cuồng giết Thôi Vỹ của Nhâm Phụ, nên Nhâm Phụ đã tự kết oán với Xương Cuồng. Sau đó Xương Cuồng đã giết cha của Nhâm Phụ, là Nhâm Ngao. Nhâm Phụ lấy oán báo ân, còn Xương Cuồng lấy oán báo oán. Nhâm Ngao lấy ân trả ân, nhưng lại bị con trai chuyển ân thành oán, rồi chết.
– Rắn : Thôi Vỹ rơi vào hang rắn, ăn đồ của rắn, rắn tức giận muốn ăn thịt Thôi Vỹ, nhưng Thôi Vỹ lại xin chữa bệnh cho rắn : Rắn oán Thôi Vỹ vì đột nhập hang của mình, ăn đồ của mình, nên muốn đoạt mạng Vỹ. Thôi Vỹ nêu ba cái ân của rắn là ân cho nhà ở, ân cho đồ ăn, ân tha mạng, và xin chuyển oán thành ân, xin trả ân cho rắn. Rắn đồng ý và xin Thôi Vỹ cứu chữa. Thôi Vỹ chữa được bệnh cho rắn, trả ân rắn, sau đó rắn đưa Thôi Vỹ lên miệng hang, trả ân Thôi Vỹ. Rắn và Thôi Vỹ đã cùng nhau chuyển oán thành ân, lấy ân trả oán và lấy ân trả ân.
– Hậu là người trông coi thành Ân Vương khi Ân Vương đi vắng, và đón Thôi Vỹ đến. Hậu cơ bản là người không có ân lẫn oán trực tiếp với Thôi Vỹ. Thôi Vỹ ân nhân của Ân Vương được Hậu đối xử rất hậu.
– Dương Quan Nhân cũng là người trong thành Ân Vương giúp hộ tống Thôi Vỹ xuống trần. Dương Quan Nhân cơ bản là người không có ân lẫn oán trực tiếp với Thôi Vỹ, nhưng được Dương Quan Nhân đối xử như ân nhân của mình. Cách Dương Quan Nhân và Hậu, các cấp dưới của Ân Vương thay mặt Ân Vương đối xử với Thôi Vỹ, đối xứng với cách của con trai, con gái của Nhâm Ngao thay mặt Nhâm Ngao đối xử với Thôi Vỹ, dẫn đến hai kết cục khác hẳn nhau
– Vợ của Thôi Vỹ được Ma Cô Tiên Nữ đưa đến cho Thôi Vỹ, như là để đền ơn Thôi Vỹ. Thôi Vỹ xưa này là người sống rất nhu thuận, nên ai trả ơn mình thế nào cũng được, đều không từ chối. Thế là cả hai nên vợ nên chồng. Thế là ân trở thành mộng uyên ương. Trước đó quan hệ của con gái Nhâm Ngao và Thôi Vỹ cũng suýt chuyển từ ân thành mộng uyên ương mà không thành. Thôi Vỹ chính là Ân Tiên.
—o—o—o—
CÁC NHÓM NHÂN VẬT THEO QUAN HỆ ÂN OÁN
Nhóm đầu mối Ân
– Ân Tổ Lạc Long Quân
– Ân Thánh Thánh Gióng
– Ân Vương, tướng giặc phương Bắc xuống đánh vua Hùng, thua trận trước Thánh Gióng, chết ở núi Trâu Sơn
– Ân Tiên Thôi Vỹ
Nhóm đầu mối Oán
– Nhâm Phù : chuyển ân thành oán, khi lừa giết ân nhân của bố, lại còn mượn tay người khác làm chuyện này
– Con gái Nhâm Ngao : đỡ oán cho cha và anh, khi cứu Thôi Vỹ
– Nhâm Ngao : cần trả ân cho Thôi Vỹ, nhưng chưa kịp trả, đã bị báo oán thay cho con, vì không được oán ân khi Thôi Vỹ và Ân Vương cùng nhau khép vòng oán ân này
– Xương Cuồng : lấy oán báo oán, giết Nhâm Ngao
Nhóm nhận ân và trả ân trực tiếp với Thôi Vỹ
– Ma Cô Tiên Nữ
– Ưng Huyền
– Nhâm Ngao
– Rắn
Nhóm chuyển hoá ân oán theo dòng máu
– Lạc Long Quân – Vua Hùng – Thánh Gióng
– Thôi Vỹ – Thôi Lượng
– Triệu Đà – Triệu Việt Vương
– Nhâm Hiêu – Nhâm Ngao – Nhâm Phù – Con gái Nhâm Ngao
Nhóm chuyển hoá ân oán theo uỷ quyền và chức phận
– Ân Vương
– Ma Cô Tiên Nữ, nhận uỷ thác của Ân Vương đi tìm con Thôi Lượng để trả ân
– Hậu, giữ thành Ân Vương và tiếp đón Thôi Vỹ khi Ân Vương đi vắng
– Dương Quân Nhân, đưa Thôi Vỹ xuống trần và ở lại dưới trần, theo lệnh của Hậu
Nhóm chuyển hoá ân oán theo mộng uyên ương, hồ điệp
– Thôi Vỹ – con gái Nhâm Ngao
– Thôi Vỹ – vợ, do Ma Cô Tiên Nữ đem đến
—o—o—o—
MỘNG OÁN ÂN
Mộng oán ân là sự khớp đúng
– Giữa gia ân & trả ân
– Giữa kết oán & báo oán
hoặc
– Giữa trả ân và báo oán
– Giữa gia ân và kết oán
Ân Oán trong câu chuyện Giếng Việt vận hành rất vi diệu, tự luân chuyển và cân bằng khớp đúng từ người này sang người khác, từ sự việc này sang sự việc khác với các nguyên tắc sau
– Ân có chủ, nợ có đầu
– Ân oán vận hành theo dòng máu : Ân của cha làm thì con hưởng (Thôi Lượng – Thôi Vỹ), oán của con gây thì cha trả Nhâm Ngao – Nhâm Phù
– Có ân trả ân, có oán báo oán
– Lấy ân báo oán thì ân gia tăng, oán tiêu tan : Thôi Vỹ – Rắn
– Lấy oán báo ân thì oan oan tương báo, mất mạng : Nhâm Ngao – Nhâm Phù
– Mượn tay trả ân, mượn tay báo oán là làm sai đầu mối, không khớp đụng mộng ân oán, sẽ bị phản thùng, nhận quả báo : Nhâm Ngao – Nhâm Phù – Xương Cuồng
—o—o—o—
CHUYỂN OÁN THÀNH ÂN, LẤY TRẢ ÂN THAY CHO BÁO OÁN
“Đi gấp lên trên núi, núi có hang sâu. Vỹ lỡ chân rơi xuống hang. Đương lúc canh một thì rơi tới đáy, Vỹ đau quá, hơn một khắc mới ngồi dậy được. Đến lúc đúng ngọ, mặt trời chiếu thẳng xuống hang, thấy xung quanh đều là vách đá, không có bậc lên, ở trên có một hòn đá, thạch nhũ rủ xuống bàn đá. Có một con rắn trắng mình dài trăm trượng, mào vàng, miệng đỏ, râu xanh, vẩy trắng, dưới cổ có cái bướu, trên trán có dòng chữ vàng đề “Vương Kinh Tử”. Rắn ra ăn thạch nhũ rồi lại chui vào trong hang. Vỹ ở trong hang ba ngày, đói lắm phải ăn vụng thạch nhũ. Rắn ra thấy trên bàn đá hết cả thạch nhũ, ngửng đầu thấy Vỹ thì định nuốt. Vỹ kinh sợ, sụp lạy mà nói: “Tôi tị nạn rơi xuống dưới này, không có gì ăn, đói dạ nên phải ăn vụng, thực là đắc tội. Nay thấy dưới cổ ngài có cái bướu thịt, tôi có lá ngải để đã ba năm, xin khoan tha cho tôi để tôi thi thố chút tài mọn”. Rắn ngẩng đầu xin cứu. Bỗng thấy ánh lửa sáng, một mảnh than rơi xuống hang. Vỹ lấy lửa mà cứu, bướu lập tức tiêu tan. Rắn quẫy mình tới trước mặt Vỹ như có ý bảo Vỹ cưỡi lên lưng. Vỹ cưỡi lên, rắn bèn tức thì đưa Vỹ ra khỏi hang. Đúng canh hai thì lên tới cửa hang, nhìn không thấy ai qua lại, rắn bèn vẫy đuôi bảo Vỹ xuống, sau đó rắn lại trở vào trong hang.”
Thôi Vỹ rơi vào hang rắn, ăn đồ của rắn, rắn tức giận muốn ăn thịt Thôi Vỹ, nhưng Thôi Vỹ lại xin chữa bệnh cho rắn, như vậy
– Rắn oán Thôi Vỹ vì đột nhập hang của mình, ăn đồ của mình, nên muốn đoạt mạng Vỹ, để báo oán
– Thôi Vỹ nêu hai cái ân của rắn là ân cho nhà ở, ân cho đồ ăn và Thôi Vỹ xin thêm một cái ân tha mạng nữa từ rắn và xin chữa bệnh cho rắn.
– Rắn đồng ý chuyển hoá oán thành ân, và xin Thôi Vỹ chữa bệnh cho mình.
– Thôi Vỹ chữa được bệnh cho rắn, trả ân rắn
– Sau đó rắn đưa Thôi Vỹ lên miệng hang, trả ân Thôi Vỹ.
Như vậy Rắn và Thôi Vỹ đã cùng nhau chuyển oán thành ân, lấy ân trả oán và lấy ân trả ân.
—o—o—o—
CHUYỂN ÂN THÀNH OÁN, LẤY OÁN TRẢ ÂN
“… Vỹ tới nhà Nhâm Ngao chữa bệnh, bướu liền tiêu tan. Ngao cả mừng, nuôi Vỹ làm con nuôi, mở trường cho Vỹ học. Vỹ là người thông minh, thích gảy đàn. Con gái Ngao là Phương Dung thấy Vỹ thì phải lòng, bèn cùng tư thông. Con trai Ngao là Nhâm Phu biết chuyện, muốn giết Vỹ, đem Vỹ tế thần Xương Cuồng, bèn dỗ rằng: “Cuối năm phải lễ thần Xương Cuồng mà chưa có người làm đồ lễ cúng. Hôm nay không nên đi ra ngoài, nên ẩn vào phòng để tránh”. Vỹ vô tình nghe theo, Nhâm Phu bèn khóa cửa buồng. Phương Dung biết ý, ngầm lấy dao đưa cho Vỹ, Vỹ đào ngạch mà ra. … “Ngày mồng 3 tháng giêng, người phương Bắc là Nhâm Ngao đã bị thần Xương Cuồng đánh chết”.
Ân oán của chuyện này như sau
– Vỹ có ân với Nhâm Ngao
– Nhâm Ngao trả ân
– Vỹ và con gái Nhâm Ngao có tình cảm
– Con trai Nhâm Ngao có oán với Vỹ, có thể vì cho rằng Vỹ đã lấy quá nhiều từ gia đình mình, nên muốn mượn tay thần Xương Cuồng để đoạt mạng Vỹ, để báo oán
– Con gái Nhâm Ngao vì tình cảm cứu Vỹ
– Nhâm Ngao bị Xương Cuồng đánh chết
Vì con trai Nhâm Ngao muốn mượn tay thần Xương Cuồng để lấy oán báo ân với ân nhân của bố mình nên Nhâm Ngao phải đền mạng để cân bằng ân với Vỹ và oán với Xương Cường.
Nhóm đầu mối Oán gồm
– Nhâm Phù : chuyển ân thành oán
– Con gái Nhâm Ngao : đỡ oán cho cha và anh
– Nhâm Ngao : bị trả oán thay con, không cân được báo ân và báo oán
– Xương Cuồng : lấy oán báo oán
—o—o—o—
MỘNG ÂN OÁN & MỘNG UYÊN ƯƠNG
“Đêm ngày mồng 1 tháng 8, đương lúc xế bóng, Vỹ và Huyền cùng đi dạo bên ngoài. thấy tiên nữ Ma Cô dắt một người con gái tới cho Vỹ để kết làm vợ chồng, lại cho cả viên ngọc Long Tụy. Vốn xưa ngọc đó có hai viên thư, hùng, suốt từ đời vua Hoàng Đế tới triều nhà Ân vẫn được lưu truyền là vật quí ở đời. Trong cuộc chiến trận ở Trâu Sơn, vua Ân đeo ngọc đó mà chết, ngọc bị vùi xuống đất mà hào quang của nó vẫn chiếu tỏa đến tận trời. Thời binh hỏa đời Tần, báu ngọc đều cháy hết, người ta xem linh khí mà biết rằng viên ngọc quí Long Tụy vẫn còn ở nước Nam, mới từ xa tới tìm. Đến nay Ân Vương lấy ngọc qúi này báo đáp ơn Vỹ. Người thời ấy đem vàng bạc lụa là đáng giá trăm nghìn quan tới mua, Vỹ do đó mà giàu lớn. Sau tiên nữ Ma Cô tới đón vợ chồng Vỹ đi đâu không biết, có lẽ đã hóa thành tiên vậy. “
Vợ của Thôi Vỹ được Ma Cô Tiên Nữ đưa đến cho Thôi Vỹ, như là để đền ơn Thôi Vỹ. Thôi Vỹ xưa này là người sống rất nhu thuận, nên ai trả ơn mình thế nào cũng được, đều không từ chối. Thế là cả hai nên vợ nên chồng. Thế là ân trở thành mộng uyên ương. Trước đó quan hệ của con gái Nhâm Ngao và Thôi Vỹ cũng suýt chuyển từ ân thành mộng uyên ương mà không thành.
—o—o—o—
MẬT MÃ : GIẾNG VIỆT – CON ĐƯỜNG DÒNG MÁU VIỆT
Giếng Việt là chuyện rất lạ, vì nó nói về hành trình báo ân vòng vèo từ đời này sang đời khác trải qua mấy nghìn năm của vua Ân, mà sang đánh vua Hùng rồi bỏ xác ở núi Trâu Sơn.
Từ đầu đến cuối câu chuyện báo ân này chẳng thấy cái giếng nào xuất hiện cả. Cái giếng chưa từng có này, liên quan đến núi Trâu Sơn và đến cuối câu chuyện tự dưng đã thành cái huyệt rộng tên là Việt Tĩnh Cương.
Ấy thế mà cái giếng mơ hồ ấy có tên rất rất rất nghiêm trọng, cũng là tên cho cả câu chuyện là Giếng Việt.
Để hiểu được giếng Việt nghĩa là gì, cần hiểu rất sâu sắc giếng nghĩa là gì.
Giếng là cấu trúc cung cấp nước, tương ứng với rốn để đưa máu đi khắp nơi trong bào thai, và nằm trong bộ Thân Rốn Ối Nhau sau
– Đường đất – Đường nước (mó nước/suối khe) – Đường đất nước (giếng) là các cấu trúc dẫn nước, dẫn máu, hay Rốn
– Nhà (của người) – Đình/Đền/Miếu (của thần linh) – Núi (của cây con) là cấu trúc chứa, Thân đỡ Thân
– Vườn – Đồng – Rừng là cấu trúc nuôi thân hay Nhau
– Ao – Hồ – Biển là Ối là gốc của Máu, nuôi dưỡng tất cả thân, rốn, ối
Như vậy giếng Việt là con đường đất nước để vận hành dòng máu Việt, con đường dẫn máu của người Việt chảy trong thân thể Việt qua các vùng đất.
Trong câu chuyện giết Việt, giếng Việt chính là con đường của vua Ân, về thể xác và tinh thần đã đi, vì vua Ân là một người Việt lưu lạc sang phương Bắc rồi quay về đất Việt và ở lại đất Việt theo chinh chiến.
Dòng máu Việt là dòng máu Bách Việt, mà đi trăm ngả, trong đó vua Hùng chỉ là một ngả trấn giữ phương Nam mà thôi, còn vua Ân là một ngả khác đi lên phương Bắc rồi lại quay lại phương Nam. Đến đầu Công Nguyên, dòng máu ấy đã phân chia trăm lần, trăm lần thành triệu. Triều Đà giống như vua Ân, vẫn người dòng máu Việt đi xuống phương Nam.
Hai nhân vật chính của dòng vận hành oán ân duyên nghiệp trong giếng Việt chính là hai người Việt tiêu biểu
– Ân Vương, người mở đầu đi âm dương nghịch lý
– Thôi Vỹ, người kết thúc (cả chữ Thôi và chữ Vỹ đều có nghĩa này), đi âm dương thuận lý
Người phương Bắc bị loại ra khỏi vận hành dòng máu Việt, khỏi Giếng Việt là Nhâm Ngao.
Ân Vương là là thần, là vua địa phủ, là vua trả ân, còn Vỹ cũng chẳng phải là người thường mà là tiên trên trời, gia ân, nên vợ Vỹ là cũng tiên giáng trần, đối xứng với Ma Cô Tiên Nữ là tiên địa phủ. Bốn người này là hai cặp âm dương, tạo nên vòng vận hành của Giếng Việt.
– Ân Vương, Thánh Gióng, Hậu, Dương Quan Nhân đều là dòng máu vua cha Diêm Vương
– Thôi Vỹ, Triệu Đà, Triệu Việt Vương là dòng máu của vua cha Long Vương
Cả hai dòng máu ấy đều xuất phát từ vua cha Lạc Long Quân, người mở đầu câu chuyện Giếng Việt này. Giếng Việt chính là mạch chảy dòng máu Việt, dòng máu của vua cha Lạc Long Quân.
—o—o—o—
BẢO VẬT : NGỌC LONG TUỴ
“Vốn xưa ngọc Long Tuỵ có hai viên thư, hùng, suốt từ đời vua Hoàng Đế tới triều nhà Ân vẫn được lưu truyền là vật quí ở đời. Trong cuộc chiến trận ở Trâu Sơn, vua Ân đeo ngọc đó mà chết, ngọc bị vùi xuống đất mà hào quang của nó vẫn chiếu tỏa đến tận trời. Thời binh hỏa đời Tần, báu ngọc đều cháy hết, người ta xem linh khí mà biết rằng viên ngọc quí Long Tụy vẫn còn ở nước Nam, mới từ xa tới tìm. Đến nay Ân Vương lấy ngọc qúi này báo đáp ơn Vỹ. Người thời ấy đem vàng bạc lụa là đáng giá trăm nghìn quan tới mua, Vỹ do đó mà giàu lớn.”
Chuyện Lĩnh Nam Chích Quái viết rằng ngọc Long Tuỵ có hai viên Thư, Hùng, là cặp âm dương, trống mái. Có thể đoán ra rằng Ân Vương đeo viên ngọc thư khi chết ở Trâu Sơn, còn viên ngọc Hùng nằm trong tay vua Hùng ở đất Việt. Khi viên ngọc được người phương Bắc mua lại từ Vỹ, người luôn đi theo âm dương thuận lý bán nó cho người muốn mua để nó về mảnh đất vốn thuộc về nó, đôi ngọc này lại Nam Bắc cách xa, nhưng chúng vẫn luôn là một cặp âm dương.
Như vậy câu chuyện Giếng Việt này diễn ra tương ứng với một chu kỳ của đôi ngọc hợp lại trên đất Việt, trước khi lại âm dương phân tách. Chu kỳ này kéo dài từ thời vua Hùng Vương thứ 3 đến tận đầu Công Nguyên vì lúc đó đã có chùa của Triệu Việt Vương, nghĩa là hàng nghìn năm. Đó cũng là một chu kỳ vận hành của Giếng Việt.
Nếu như ngọc thư của cặp Long Tuy nằm trong tay của Vỹ và Ân Vương, dòng máu Diêm Vương và Long Vương của vua cha Lạc Long Quân thuỷ tổ của người Việt, thì có thể đoán ra rằng ngọc hùng nằm ở dòng máu vua Hùng, dòng máu Ngọc Hoàng và Tản Viên, của quốc tổ của người Việt Kinh Dương Vương.
Vây Giếng Việt xuất hiện khi xảy ra khi hai dòng máu của Quốc Tổ và Thuỷ Tổ hợp nhất.
—o—o—o—
BẢO VẬT  : NGẢI CHỮA BƯỚU
Nhóm nhận ân và trả ân trực tiếp với Thôi Vỹ là nhóm trực tiếp liên quan đến cây ngải chữa bướu
– Ma Cô Tiên Nữ : Đưa cho Thôi Vỹ ngải thần để trả ân. Ngải thần là công cụ giúp Thôi Vỹ làm ân, gia ân cho người khác, chứ bản thân Thôi Vỹ không nhận được lợi ích trực tiếp nào từ cây ngải cả, vì Thôi Vỹ không bị bướu. Bằng cách dùng ngải mang một cách ân nghĩ, Thôi Vỹ không chỉ có được tiền tài, tình bạn, tình duyên mà còn cứu được mạng chính mình. Khi Ma Cô Tiên Nữ đưa ngải cho Thôi Vỹ, Thôi Vỹ vui vẻ nhận dù chả biết nó là cái gì và mình có dùng được nó không, bởi vì Thôi Vỹ làm ơn không mong đền đáp, người ta đền đáp cái gì cũng nhận mà không đền đáp cũng không sao.
– Ưng Huyền : Huyền được Thôi Vỹ chữa bướu cho, không có gì đền đáp, nên giới thiệu Thôi Vỹ đến Nhâm Ngao người cũng bị bệnh đó, nhưng có nhiều thứ để đền đáp hơn
– Nhâm Ngao : Nhâm Ngao được Thôi Vỹ chữa bướu cho
– Rắn : Rắn được Thôi Vỹ chữa bướu
Bướu là bênh gì và vì sao nó liên quan đến ân và ngải ? Bướu là bệnh có một thứ không nên có. Không ai dùng tiền để mua bệnh, mua bướu. Chữa bướu là đưa trạng thái trở về nguyên sơ, không có bướu. Chữa bướu là chữa bằng vô, chứ không phải bằng hưỡu. Để có cái gì chúng ta có thể dùng tiền mua nó, nhưng để không có cái gì đó, như không có cản trở, không có sợ hãi … chúng ta lại không dùng được tiền mà phải dùng ân.
Ân là cái không quy được ra tiền, không bán mua được. Nếu dùng tiền thì
– tiền trao tráo múc
– tiền mất tật mang
Với người mua, tiền mất đi để đối lấy cái khác. Tiền thành không, để cái khác thành có. Nhưng khi trao ân, người trao ân không đổi lấy cái gì, còn người nhận ân không thường mất đi một cản trở, được mở đường vận hành, chứ không có được cái lợi ích cụ thể chính xác, rõ ràng, chính về thế ân không rõ ràng về giá trị, để trao đổi, mua bán.
Tra mẹ sinh ra con là cha mẹ có ân với con và không có cách nào để trả ân đó trực tiếp hoặc quy nó ra tiền.
—o—o—o—
CHÙA TRIỆU VIỆT VƯƠNG
Vùng Quế Võ có một số làng thờ Triệu Đà, mà Triệu Đà và Triệu Việt Vương là hai vị, đều là vua nước Việt, đều mang họ Triệu (dòng họ liên quan đến dòng máu Diêm Vương) và đều xuất hiện trong chuyện Giếng Việt. Ngoài ra ở chùa này còn có con dê đá là hoá thân của Dương Quan Nhân, cũng là biểu tượng của Diêm Vương.
Triệu Đà đến đền Ân Vương cùng Nhâm Hiêu. Nhiều đời sau lại có Triệu Việt Vương và Nhâm Ngao.
Chưa xác định được chùa Triệu Việt Vương là chùa nào, chỉ mới tìm thấy chùa thờ Triệu Đà ở vùng này
Nếu giải địa danh này theo kiểu mật mã thì
– Đền Triệu Việt Vương là đền thờ nhân vật mang dòng máu Triệu, và tên Việt Vương. Chuyện này rất bình thường như đền thờ vị này vị khác.
– Chùa thờ Phật, không mang tên vua, tên Thánh, với vài ngoại lệ là chùa mang tên các Mẫu của Tứ Pháp trong đó các Mẫu vừa là Phật vừa là Thánh.
– Rất nhiều chùa thờ một vị nhân thần hay vua, ngoài thờ hậu thần và các vị tổ sư ở ban tổ của chùa, nhưng điều đó không có nghĩa là chùa này mang tên vị nhân thần đó
Vậy cái tên chùa Triệu Việt Vương hoàn toàn không giống như cái tên chùa bình thường, mà chúng ta vẫn gọi, mà giống tên đền, nghĩa là Triệu Việt Vương phải là đồng Thánh Phật, vậy chùa này phải theo dòng chùa cổ của Sa Môn Giáo, hoặc các chùa dạng đạo giáo.
—o—o—o—
TRÂU SƠN hay CHÂU SƠN
Địa danh trâu sơn hay châu có thể là
– Trâu Sơn là vùng đất núi Trâu, như Yên Sơn, Hạ Sơn, Cẩm Sơn, Nghi Sơn, Sầm Sơn … với sơn là vùng đất núi
– Châu Sơn là Châu có tên là Sơn như Châu Thổ sông Hồng, Châu Phong, Châu Cầu, Hồng Châu, Giao Châu … với Châu là đồng bằng hay vùng đất bãi bồi
– Sơn là vùng đất núi, với đất là lớp sơn phủ lên núi chứ không phải là núi, cũng rất phù hợp với vua cha Địa Phủ, chính là Ân Vương
– Trâu là biểu tượng của Ngưu Ma Vương, Diêm Vương, vua Địa Phủ mà trong chuyện Giếng Việt chính là Ân Vương
Một số người nói rằng Trâu Sơn hay Châu Sơn có thể là vùng Quế Võ, Bắc Ninh, là vùng đất nằm giữa sông Cầu và sông Đuống của Lục Đầu Giang
Nhưng tôi cho rằng Trâu Sơn cần phải hiểu vùng đất gốc, vùng đất tổ của Diêm Vương.
—o—o—o—
MA CÔ TIÊN NỮ
Châu Cầu (xã Châu Phong, Quế Võ, Bắc Ninh) có ngôi cổ tự mang tên chùa Cô Tiên. Khi xem các bia đá cổ tại chùa thì phát hiện thấy tất cả những chỗ có tên chùa đều bị đục mất 1 chữ trước chữ Cô Tiên. Theo ông Nguyễn Quang Khải, là một nhà nghiên cứu tôn giáo có thâm niên ở Bắc Ninh, thì cách đây hơn 30 năm ông đã từng đọc bia tại chùa này. Khi đó chữ bị đục vẫn còn nhận ra là chữ Ma và như thế chính tên ngôi chùa này là chùa Ma Cô Tiên
—o—o—o—
ÂN OÁN – NGHIỆP DUYÊN – NHÂN QUẢ
Lúc đầu chuyện Giếng Việt cực kỳ khó hiểu với tôi, bởi vì tôi không hiểu được Giếng Việt trong câu chuyện này nghĩa là gì.
Tuy nhiên sau khi nghiền ngẫm câu chuyện này, tôi nhận ra câu chuyện này đã dạy tôi rất nhiều về ân oán, nhân quả và nghiệp duyên.
Kỳ lạ thay tôi bỗng thấy tôi cũng đi con đường âm dương thuận lý như Thôi Vỹ, thấy việc gì làm được tôi làm, việc gì khó khăn tôi bỏ, người ta làm gì hay bảo gì tôi có xu hướng đồng ý, người ta làm gì không hợp tránh được thì tôi tránh, mà không tránh được thi tôi có xu hướng chấp nhận chứ ít đối đầu và tấn công.
Rồi tôi bắt đầu nhận ra có những người tôi không hiểu vì sao họ tốt với mình thế, hoá ra có một cái ân nào đó từ đời trước giữa tôi và họ. Nhưng nếu tôi cứ nhận lấy càng nhiều càng tốt lòng tốt hay sự áy náy của người khác, tôi sẽ tiêu xài cái ân của tôi và tôi chuyển sang trạng thái nơ ân từ người khác lúc nào không hay. Cũng không nên để người khác cứ phải mắc ân nợ với mình mà nếu họ trả thì hãy vui lòng đón nhận, nếu họ không trả thì mình cũng chả chờ mong, tự mình lo được cho mình.
Tương tự có sợi dây oán. Có khi ân hiện mà oán ẩn, có khi ân ẩn oán hiện, có khi cả hai cùng hiện và cũng có khi cả hai cùng ẩn.
Nhiều người tưởng mình sòng phẳng và công bằng lắm, người ta cho tôi A thì tôi sẽ cho lại đúng người đó, đúng A, ngược lại tôi bỏ ra B thì tôi lấy lại đúng B, không hơn không kèm.
Nhưng oán ân là sợi chỉ mềm mại, dắt dây từ người này sang người khác, tưởng là như thế sẽ có may mắn, sẽ có bất công, sẽ có sai lầm, mà thực ra lại chặt chẽ và chính xác không thể nào bàn cãi, chỉ là không theo cách mà chúng ta nghĩ và muốn mà thôi.
Giếng Việt chính là cái sợi dây mềm mại không bao giờ đứt để oán ân, duyên nghiệp và nhân quả vận hành trong dòng chảy của dòng máu Việt.
Chia sẻ:
Scroll to Top