ĐỨC THÁNH MẪU CỦA THÁNH GIÓNG

Loading

CỤM DI TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN NƠI SINH CỦA ĐỨC THÁNH GIÓNG & THÂN MẪU CỦA THÁNH GIÓNG
– Miếu Ban, làng Phù Đổng
– Đình chùa Gióng Mốt, nằm bờ nam của sông Đuống, thuộc thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
– Đền Mẫu Thánh Gióng
– Cố Viên
ĐÌNH CHÙA GIÓNG MỐT
Đình chùa Gióng Mốt nằm bờ nam của sông Đuống, thuộc thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đình Gióng Mốt thờ đức Thánh Mẫu (mẹ Thánh Gióng), đức Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) và đức đại vương Nguyễn Nộn (một trung thần thời Lý).
Thôn Đổng Xuyên có tên nôm là Gióng Mốt, hay kẻ Đặng nằm ở trung tâm truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng từng có công đánh giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 6. Cứ đến ngày 9 tháng 4 âm lịch, nhân dân của 5 thôn: Phù Đổng, Phù Dực, Hội Xá, Đổng Xuyên, Đổng Viên lại cùng nhau tổ chức hội Gióng, và đến ngày 21 tháng 2 âm lịch lại kỷ niệm ngày mất của đức Thánh Mẫu.
Đổng Xuyên nằm bên bờ sông Dâu, là địa bàn sinh tụ sớm của người Việt Cổ, từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Dân làng sống bằng nghề trồng lúa trong đồng và làm màu trên đất bãi. Đoạn sông Dâu chảy qua làng xưa rất hẹp. Giữa thời Nguyễn, quan Đê chính Nguyễn Tư Giản cho khai sông Đuống làm ảnh hưởng đến sông Dâu. Ba xóm hữu ngạn sông của làng Đổng Xuyên (Thượng, Trung, Tây) bị lở, lùi dần về phía Nam nên từ năm 1966, phải chuyển các xóm này về xã Đặng Xá.
Theo truyền thuyết, trước thôn Đổng Xuyên (Gióng Mốt) có một tảng đá lớn có một vết sâu lõm ở chính giữa tựa như dấu chân – tương truyền là dấu chân ông Đổng – một con người khổng lồ thường gặp trong các huyền thoại Việt Nam. Theo lời kể thì mẹ Thánh Gióng – một phụ nữ nghèo làng Gióng Mốt chuyên nghề trồng cà, một buổi sớm đi hái cà đã vô tình giẫm lên chân ông Đổng. Sau đó bà mang thai và sinh ra Thánh Gióng.
Theo lời truyền kể của dân làng, trước đây gốc cũ của đình, chùa Gióng Mốt được dựng ở Cố Viên (vườn cũ) là nơi quê mẹ của Thánh Gióng thuộc xã Phù Đổng. Đến đời Lý đình, chùa được chuyển về vị trí ở ngoài bãi và được dựng sát cạnh nhau quay hướng đông nam. Do nước sông lên to, đất xung quanh đình chùa bị lở làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và kiến trúc của di tích. Trong kháng chiến chống Pháp, phần lớn gỗ bị trôi mất, gạch bị dỡ làm bốt nên cảnh đình chùa không còn được nguyên vẹn, chùa chỉ còn nhà Tổ. Năm 1967, Đổng Xuyên được tách ra chuyển về thành thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá thì nhân dân đã xin được dỡ nhà Tổ cũ của chùa mang về vị trí hiện tại để lập đình mới và sau đó lại dựng chùa sát cạnh đình. Hiện tại đình, chùa Gióng Mốt được dựng trên một khu đất cao ráo, tách biệt với nhân dân xung quanh.
Như vậy cha của Thánh Gióng là ông Đổng, và chính vì thế Thánh Gióng tên là Phù Đổng Thiên Vương.
—o—
MIẾU BAN
Miếu Ban nằm ở phía tây Đền Thượng, ở giữa xóm Ban, làng Phù Đổng, huyên Gia Lâm, Hà Nội. Miếu có tên chữ là “Dục Linh Từ”, thờ Đức Thánh Mẫu.
Tương truyền đây là nơi Mẫu sinh ra Gióng, vốn thuộc khu rừng Trại nòn, nên có tên cổ là “Miếu Trại nòn”. Miếu được phục dựng vào thế kỷ XIX, lợp ngói cổ hình mũi hài.
Sau Miếu là giếng Bát Nhũ trì (ao tám vú), giữa giếng nổi lên một gò đất nhỏ, phẳng, tương truyền, đây là nơi Gióng được sinh ra, được cắt rốn bằng liềm đá, được tắm trong thống đá và được nằm trên một sập đá. Hiện nay, nơi đây chỉ còn chiếc thống đá được bày trước hương án có bát nhang thờ Thánh Gióng.
Hội Gióng hằng năm, vào chiều ngày 07/4 âm lịch, đoàn hội rước đi qua Miếu Ban. Đến đây, các ông Hiệu thực hiện nghi lễ bái vọng Thánh Mẫu để đi “khám đường” – một ngày đầu tiên của lễ hội. Cầu mong Thánh Mẫu che chở và phù hộ cho những ngày hội tiếp theo, mồng tám -mồng chín tháng 4 được thành công tốt đẹp.
Miếu Ban truyền thuyết về sự ra đời của Thánh Gióng
—o—
CỐ VIÊN
Theo truyền thuyết, cố viên (vườn xưa), cũng gọi là “vườn rau”, là nơi mẹ Gióng đến hái rau rồi ướm chân mình vào chân người Khổng Lồ, do đó mà mang thai sinh ra Gióng.
Ở đây có một nhà nhỏ gọi là “cây hương”, bên cạnh là hòn đá lớn hình thù đặc biệt với nhiều nét lồi lõm được xem là dấu chân của Người Khổng Lồ. Còn một tấm bia mang dòng chữ “Đổng viên Thánh Mẫu cố trạch” (Nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườn Đổng).
—o—
ĐỀN MẪU PHÙ ĐỔNG
Đền Mẫu còn gọi là Đền Mẫu Phù Đổng hoặc Đền Hạ là ngôi đền thờ mẹ của Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương (đền thờ Đức Thánh Gióng gọi là Đền Thượng), nằm ở ngoài đê xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Trước kia, Thánh Mẫu được thờ chung với Thánh Gióng ở đền Thượng. Đến năm Chính Hoà thứ 4 (1683), Thánh Mẫu mới thờ ở đền riêng tại thôn Ngô Xá. Mười năm sau đền lại được thiên về gần chùa Giếng (chùa Tập Phúc), tại chỗ hiện nay.
Đền hiện còn lưu giữ được một số hiện vật có giá trị: đôi phỗng đá, một bộ dài bạc, hai bình hương đá…
—o—o—o—
CỤM DI TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN NƠI HOÁ CỦA THÂN MẪU CỦA THÁNH GIÓNG Ở LÀNG DẤP
– Đền/Chùa Đông Bổ Đẩu
Đền Đông Bộ Đầu (xưa là làng Dấp) thuộc xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội thờ thần hiệu là “Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh báo ân Mẹ”.
Sử quan triều Nguyễn soạn sách Đại Nam nhất thống chí xếp đền Đông Bộ Đầu là một trong số 36 đền miếu cổ tích của tỉnh Hà Tây (cũ). Thế kỷ 17, sách Công dư Tiệp ký của tác giả Vũ Phương Đề, Hoàng Việt địa dư chí, Nam Việt địa chỉ dư chí chép Thành hoàng thờ ở đền Đông Bộ Đầu là “Sự tích Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh báo ân mẹ Bùi Thị Dung Quốc Mẫu Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6 là bậc thánh nhân của mọi thời đại”.
Chuyện kể rằng: Thời Hùng Vương sông Hồng xuất hiện nhiều thuồng luồng chuyên ăn thịt người, ngày kia, có bà mẹ ở làng ven sông ra bến đò Dấp gánh nước thì đột nhiên hai con thuồng luồng lao tới cuốn bà ra xa bờ. Bà bị con thuồng luồng cái nuốt dần vào bụng, mới ngẩng mặt lên trời ca thán: “Trời ơi! Người ta sinh con mong để cậy nhờ, còn tôi có con mà cũng như không thế này!”. Dứt lời, bỗng có vị thần khổng lồ trên mây cao xanh sà xuống, chàng căm giật đứng choại chân sang bên bờ sông, lưng gập xuống, đưa hai tay khoắng nước từ ngã ba Bạch Hạc đến ngã ba Tuần Vường. Chàng trai đã kịp tóm cổ nó mang lên bờ, vuốt ngược bụng con thuồng luồng cái lấy xác mẹ ra. Sau đó, chàng đưa cả hai con thủy quái xuống lòng bàn chân nhấn sâu xuống bùn đen. Chàng táng mẹ vào lòng bàn tay trái để “mẫu bất ly thân” hóa thành ngôi bảo tháp, xong đâu đấy, chàng bước lên bãi ven sông rồi bay về trời. Bến sông làng Dấp để lại ba dấu chân lõm sâu xuống đất. Chỗ vết chân cuối chàng “xung thiên” hóa dân lập đền chính, còn hai vết chân kia dân lập miếu thờ. Làng Dấp có tên gọi là Bộ Đầu (nghĩa là bước chân) từ đấy…
Thần phả thờ Đức Đổng Sóc Thiên Vương có điểm khác là so với truyền thuyết Thánh Gióng quen thuộc: Thần có họ Đổng, có công giỏi trị thủy cứu dân, mẹ là Bùi Thị Dung xuất xứ rõ ràng, Mẹ Thần không phải là bà già xấu xí luống tuổi như huyền thoại dân gian lưu kể mà là người con gái có nhan sắc “Khi cô tròn 16 tuổi, gương mặt hồng tươi, mắt tựa ánh trăng rằm hồ thu, nhan sắc tuyệt thế. Lại có điều lạ trên đầu nàng luôn hiện mật vầng hào quang ngũ sắc lãng đãng như cánh chim loan. Dù nàng đi đâu, đi chơi hay đi lấy củi hay làm đồng thì vầng hòa quang đó vẫn bay ở trên đầu, tứ bề muôn đóa huy hoàng quấn quýt, một vùng gió biếc hương đư ngan ngát”. Mẹ Thần sau thành vợ yêu của Đại quan làng họ Đổng Gia vùng Đại Mạn Châu danh giá. Nhưng do số phận, chỉ một năm chồng bà qua đời, bà vào tu tại chùa Hoàng Nham. Một buổi, bà đi dạo trên một quả đồi, thấy phiến đá sạch, bà nằm nghỉ, tự nhiên thấy một đóa sen hồng rơi xuống bụng. Sau ba mốt tháng, đẻ ra một bọc hình đóa sen hồng còn phong nhụy, lúc nào cũng thoang thoảng hương đưa và có những dải mây cầu vồng quấn quýt, 7 tháng sau bông sen còn chưa nở. Chỉ khi vua Hùng đưa về cung ngày đêm chăm sóc, dần dần đóa sen mới nở hình hài nhi. Hài nhi đó chính là vị anh hùng lẫm liệt mang tên Thánh Gióng mà dân gian vẫn nhắc tới với sự thụ thai kỳ lạ mang tên “vết chân to”…
HÁT MÚA ẢI LAO CHO THÁNH MẪU 
Hát múa Ải Lao là một truyền thống của Hội Gióng, nên có câu “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng”
Hát múa Ải Lao xuất phát từ làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Quá trình tồn tại của phường Ải Lao gắn liền với Hội Gióng ở làng Phù Đổng.
Múa hành lễ Thánh trong hát múa Ải Lao có bốn màn chính
– Màn xếp hàng làm lễ trước ban thờ Thánh
– Điệu múa của ông Hổ
– Điệu múa của ông Câu
– Màn múa hành lễ của hàng quân
Bốn màn múa liên quan đến bốn vị thánh của huyền sử của Tứ Bất Tử Thánh Gióng
– Thánh Gióng giữ khoá Diêm Vương dạng Kim Hoả Khí, tinh sắt. Theo truyền thuyết, ông là người giết Ân Vương.
– Tổ nghề rèn sắt (Thần Rào) ở làng Mòi giữ khoá Kim Mộc (hợp kim sắt & men sắt), hợp nhất với Thánh Gióng khi Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt. Trong bộ này
– – – Áo giáp sắt là khoá của Long Vương
– – – Nón sắt là khoá của Ngọc Hoàng
– – – Roi sắt (sau khi roi sắt gãy thì thay bằng tre ngà) là khoá của Tản Viên
– – – Ngựa sắt là khoá của Diêm Vương
– Thần Hùng Lang (đền Trình Ngũ Nhạc chùa Hương) giữ khoá Diêm Vương dạng Mộc Thuỷ (quặng sắt và gỉ sắt), đối xứng với Thánh Gióng là khoá Diêm Vương dạng Kim Hoả. Theo truyền thuyết, ông là người giết Thạch Linh tướng giặc Ân bằng gươm thần. Ông là người giữ chính khoá Thập Điện Diêm Vương. Thực chất khi đi vào đền chùa Hương, chúng ta phải đi qua đền Trình Ngũ Nhạc đề trình Thập Điện Diêm Vương. Ông chính là ông Hoàng Hổ, người mở đầu màn múa hát Ải Lao của lễ hội Gióng và lễ hội đình Hội Xá, quê hương của múa hát Ải Lao. Có câu “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng”. Chức danh Tư Mã mà Hùng Lang giữ đối xứng với Mã Đồng đi cùng Thánh Gióng bay lên trời trên đỉnh núi Sóc.
– Lang Liêu là người giữ khoá Diêm Vương dạng Thổ Khí, ông cùng vợ đi theo Thánh Gióng chống giặc Ân và sau này được vua Hùng Vương thứ 6 truyền ngôi. Ông chính là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy, và là tổ nghề Bếp, thần Bếp, đối xứng cặp đôi với tổ nghề Rào, thần rèn hàn.
Trong múa hát Ải Lao của lễ hội Gióng, mà có bốn màn
– Màn lễ Thánh mà tất cả phường múa xếp hai hàng dọc trước bàn thờ Thánh – dành cho Thánh Gióng và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Diêm Vương
– Màn múa của ông hổ – dành cho thánh Hùng Lang, Thiên Cương, tất cả các những người con của đất nước đứng xứ sở Ngọc Hoàng
– Màn múa của ông Câu – dành cho thần Lang Liêu, Lý Tiến và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Long Vương
– Màn múa hành lễ của đoàn quân – dành cho thần Rào, Bột Hải Đại Vương (Đức Thánh Cả) và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Tản Viên
Theo truyền thuyết dân gian, Thánh Gióng đi đánh giặc qua dòng sông Thiên Đức (tức sông Đuống), Ngài rủ lũ trẻ chăn trâu, người câu cá bên bờ sông (ông Câu) cùng đi, ông Hoàng Hổ cũng xin theo. Chiến thắng giặc Ân, Thánh Gióng hóa về trời.
Một sự tích nữa là khi lũ trẻ chăn trâu làng Hội Xá, hò nhau đi theo Thánh Gióng, chúng đã dùng bông lau chèn vào các vết hở trên áo giáp sắt của Thánh Gióng. Bông lau có tính mộc khí thuỷ, còn áo giáp sắt có tính kim thổ hoả. Hai năng lượng này âm dương với nhau. Trường bông này bảo vệ cho lớp giáp sắt.
Sau chiến thắng giặc Ân, mẹ Thánh Gióng buồn vì con không về. Nhà vua hứa trọng thưởng cho người làm bà vui cười trở lại nhưng không ai làm được. Khi trẻ chăn trâu làng Hội Xá sang múa hát, bà thấy đúng tâm trạng nên bật cười. Từ đó, nhà vua lệnh cho tổng Phù Đổng khi tổ chức Hội Gióng, phải mời phường Ải Lao sang biểu diễn.
Như vậy, điệu múa Ải Lao dành cho Mẫu mẹ của Thánh Gióng, người mẹ của Thánh Gióng, người đại diện cho đất nước và dòng máu và người giữ mẫu số chung của huyền sử Thánh Gióng, mà thống nhất là một, hay Gióng Mốt. Bà cũng là một Tứ bất tử, mà sau này chính là mẫu Liễu Hạnh.
Chia sẻ:
Scroll to Top