VÌ SAO NGƯỜI CHỬI CHÓ VÀ NGƯỜI CHỬI NGƯỜI LÀ ĐỒ CHÓ ?
===
Nói chung loài người chửi rất nhiều loài vật, nhưng bị chửi nhiều nhất là các loài sống với người. Đó là các loài được người nuôi như gia súc (Trâu, Bò, Dê, Ngựa, Lợn, Chó, Mèo), gia cầm (Gà, Vịt, Ngan, Ngỗng) và các loài người không nuôi, mà tự nguyện sống với người như con chuột.
Các loài vật sống chung với người, thì thường xuyên tiếp xúc với người, và do đó cũng dễ bị người chửi, hơn là các loài vật trong rừng. Trong các loài vật chung sống với người, người không chửi chuột mặc dù chuột rõ ràng là loài phá hoại mà người còn phải khen chúng là “Khôn như chuột”
Các loại gia súc, gia cầm ít nhiều đều bị chửi nhưng không loài nào bị chửi nhiều bằng chó
– Chửi ngu : Ngu như lợn, Ngu như bò, Ngu như chó
– Chửi bẩn : Bẩn như lợn, Bẩn như chó
– Chửi lười : Lười như heo. Nhác như heo
– Chửi ăn vụng : Chó treo, mèo đậy
Các con vật ít bị ăn chửi nhất là mèo và gà, hai con này bị chửi chung trong câu
– Mèo mả gà đồng
Người sểnh ra là chửi chó và người chửi người là chó
– Ngu như chó
– Bẩn như chó
– Hỗn như chó
– Nhục như chó
– Dai như chó
– Dữ như chó
– Càn như chó
Thậm chí muốn chửi mèo không được người ta quay sang chửi chó
Con mèo đập bể nồi rang
Con chó chạy lại phải mang lấy đòn
Đá mèo khoèo chó
Chửi mèo quèo chó
Chửi các con vật trong rừng như “Dữ như hổ”, “Nhăn nhó như khỉ” chẳng có nhiều tác dụng, vì động vật hoang dã, hơi đâu mà nghe người chửi, người chửi thì người tự nghe. Tuy nhiên, cũng có một ngoại lệ. Bị chửi nhiều nhất trong số các con vật hoang dã là con sư.
– Tổ sư mày
– Tổ sư bố mày
– Tổ sư cha mày
– Tiên sư mày
Tuy nhiên, người chửi và người nghe chửi, nhiều khi chả biết con sư là con sư tử, một động vật hoang dã, hoặc con nhân sư, một thần thú. Nhắc đến sư là người ta chỉ nghĩ đến những người cao sang, trí thức vời vợi, vô cùng được kính trọng trong thế giới loài người
– Sư cụ, sư ông, sư thúc, sư bá
– Sư tỉ, sư cô
– Sự phụ, sư thày,
– Sư môn
– Đạo sư, tiên sư
– Dược sư, nhạc sư, vũ sư
– Ni sư, ông sư
– Giáo sư
Con sư tử, lẫn các vị mang danh sư rất được nể trọng. Có chửi sư cũng chỉ là chửi chung chung, không đi kèm các đặc trưng cá thể. Ngược lại, con chó bị chửi rất rõ ràng, cụ thể. Chó được phong là “đồ chó” mà không hề có đồ lợn, đồ gà, đồ vịt đồ mèo, đồ mèo, đồ chuột …
– Đồ chó
– Đồ chó chết
– Đồ chó dại
– Đồ chó săn
– Đồ chó ghẻ
– Đồ chó đẻ
– Đồ chó má
– Đồ cho săn
– Đồ chó đểu
– Đồ chó dữ
– Đồ chó dại
– Đồ chó thiến
– Đồ chó điên
Con chó nổi tiếng trung thành, thông minh và tình cảm, thậm chí người xưa còn tạc tượng chó đá để thờ và là làm hình nôm chó để tế lễ nữa, con chó làm quái gì con người, mà con người chửi chó dữ dội vậy ?
===
Có nhiều lý do cho nỗi khổ này của chó.
Lý do thứ nhất là vì trong các gia súc, duy nhất có chó thực sự quan tâm đến con người, và ở góc độ nào đó chó hiểu được tiếng người và thái độ trong giọng nói của con người.
Nếu người chửi lợn là ngu, là bẩn, là lười, hay khen lợn là thông minh, trắng hồng hay chăm chỉ, thì lợn vẫn ăn ngon, ngủ kỹ, không mảy may quan tâm đến những điều người nói. Điều lợn quan tâm là nhu cầu của ăn ngủ của chính nó, còn việc người nói cái gì, thái độ của người ra sao, là việc của người. Tương tự với mèo, với gà.
Con trâu, còn bò thì có thể hiểu được tình cảm của con người, cho nên có lúc người cũng tâm sự với trâu rằng
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Tuy nhiên trâu không có nhiều biểu đạt cảm xúc để người hiểu được trâu (mặc dù trâu chắc chắn hiểu trâu) và trâu cũng không quan tâm đến việc làm cho người hiểu trâu. Con chó thì khác, nó biểu đạt cảm xúc rất rõ ràng nếu bi chửi và nó biểu đạt để nói lên rằng nó hiểu người và nó muốn người cũng hiểu nó.
Chó có ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ tiếng sủa tuyệt vời để biểu đạt sự thấu hiểu của nó trong quan hệ khác loài giống giữa chó và người. Biểu đạt của chó được thể hiện trên toàn thân
– Dáng đuôi, dáng mũi, dáng lưỡi, dáng tai, dáng chân, dáng đầu cổ và dáng toàn thân
– Tiếng sủa : sủa tức giận, sủa mừng vui, sủa khóc lóc
– Hành động và tương tác với người như liếm mặt người, chạy quanh người, nhìn người đắm đuối và ủ dột tránh xa người …
Lý do thứ hai, dành riêng cho người Việt. Mỗi dân tộc có biểu tượng là một loài hoa, một loài cây hay một loài thú nào đó, bởi vì loài cây và loài con đó mang đặc trưng thân thể, mang tinh tuý, mang tâm hồn, mang tinh thần của con người, đất nước và dân tộc đó. Nếu người Pháp gọi mình là gà trống Gaulois, thì tổ tiên người Việt, các vị thần của người Việt và nhiều con cháu Việt đã gọi tên mình là Lang.
Gốc của dân tộc Việt là Bách Việt hay 100 người con trai của Âu Cơ và Lạc Long Quân, mà một trăm người này đều có tên là Lang như Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang, Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang … Như vậy rõ ràng Bách Việt là Bách Lang.
Người con cả của Âu Cơ lên làm vua Hùng thứ nhất, có tên là Lang và đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua Hùng gọi là Lang, con gái vua Hùng gọi là Mị Nương; khi vua cha mất thì ngôi được truyền cho con trưởng, là vua Hùng tiếp theo.
Vua Hùng Vương thứ 7, người đầu tiên đã làm ra bánh trưng bánh dầy để cúng tổ tiên, tên là Lang Liêu.
Lý Nhã Lang hay Lý Bát Lang con trai thứ 8 của Hậu Lý Nam Đế, Lý Phật Tử
Con trai thứ của Đinh Bộ Lĩnh, vị vua đầu tiên mở ra các triều đại phong kiến của Việt Nam tên là Đinh Hạng Lang. Hạng Lang được chọn làm người kế vị vua cha, tuy nhiên ông lại bị giết.
Linh Lang là con trai của Lý Thánh Tông. Xét công trạng của ông nhà Vua ban phong mỹ tự, cho phép 269 làng trại trong cả nước xây đền miếu thờ cùng sắc phong Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Ông là vị thần của trấn Tây của Thăng Long tứ trấn.
Uy Linh Lang là con trai của Lạc Long Quân và phu nhân, sinh ra cùng sau người anh em trong một bọc bảy trứng rừng. Ngài được phong là Dâm Đàm Đại Vương, và đền thờ bảy anh em Uy Linh Lang hiện nằm ở vùng Nhật Chiêu, Quảng Bố, Tây Hồ, Yên Phụ, là khu vực phía Đông của hồ Tây. Uy Linh Lang sau này đầu thai lại vào làm hoàng tử, con vua Trần. Như vậy, con của Lạc Long Quân dù là bọc 100 trứng hay bọc 7 trứng luôn tên là Lang.
Lang là chàng. Lang quân là tên gọi người yêu, người chồng.
Ngưu Lang – Chức Nữ là chuyện tình nổi tiếng nhất trong huyền sử Việt, mà trong đó người phụ nữ chỉ yêu duy nhất một anh thôi, là anh Ngưu Lang (hay sao Ngưu Lang), mà thờ ơ với anh còn lại là anh Ngọc Hoàng (hay Mặt trời).
Trong cổ tích Trầu cau, cũng là một biểu tượng của tình yêu, có hai anh em, mà anh tên là Tân và em tên là Lang. Tân Lang là tên ghép của hai anh em nghĩa là người chồng mới cưới hay chú rể. Sau này, người anh tên Tân chết, hoá thành cây cau, mà tên cây cau cũng là tân lang hay nhân lang. Món trầu cau, mà được dùng làm lễ vật ăn hỏi và đám cưới, vì thế có thể được hiểu là chầu tân lang.
Kiều nói với Kim Trọng rằng
Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !
Trong lòng Kiều, Kim Trong đã là lang quân rồi.
Trên bầu trời ngoài sao Ngưu Lang, còn có Tham Lang, một trong các ngôi sao của bộ sao tử vi. Nếu như Ngưu Lang cương quyết yêu Chức Nữ, bất chấp mọi trở ngại, thì quan hệ tình cảm của Tham Lang lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đi cùng.
Lang rõ ràng là một cái tên linh thiêng đối với người dân Việt.
Sao Ngưu Lang ở phương Tây được cho là mỏ con đại bàng, còn theo ngôn ngữ Việt là Ngưu là con trâu, và theo sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ thì Ngưu lang là chàng chăn trâu. Chữ Hùng trong tên của các vua Hùng có một nghĩa là con gấu, nhưng các vua Hùng đều tên là Lang. Vây Lang thực sự là con gì ?
Lang chính là lang sói, là chó sói. Lang sói là “lòng lang dạ sói”, là “dòng máu chó sói”, là “linh hồn chó sói” ẩn bên trong muôn vạn hình hài cụ thể, như của cáo, sóc, chồn, sư tử, gấu, voi, hồ, đại bàng … và con người Việt Nam.
“Lòng lang dạ sói” là câu người Việt tự chửi mình hay tuyên ngôn đầy tự hào về dòng máu Việt là do năng lực kết nối về với nguồn cội và sự trưởng thành của mỗi người Việt.
Chỉ biết rằng bởi vì người Việt là chó, nên khi chửi nhau thì gọi nhau là “Đồ chó”.
===
Trong tiếng chửi chó có rất nhiều biểu cảm phức tạp
– Chửi yêu : Đồ chó cún của bà !
– Chửi hoàn cảnh : Chó chết !
– Chửi xã hội : Một lũ chó điên !
– Chửi đối tác : Đúng là chó đẻ !
– Chửi người thân : Ngu như chó !
– Chửi chính mình : Chó thật !
– Chửi để xả cảm xúc : Chó thế !
Từ “chó” có năng lực truyền tải mọi cảm xúc từ yêu đương đến thù hận. Cho nên cất lời chửi chó là xả được đau khổ, chả khác gì khóc, biểu đạt được căm thù, chả khác gì gào thét, vỡ oà được niềm vui chả khác gì cười.
Lang là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất mà có thể thay thế cho mọi đại từ nhân xưng khác, từ số ít đến số nhiều, từ tính nam đến tính nữ, từ trẻ đến già
– Tôi, tao, ta, tớ, mình …
– Chúng tôi, chúng tao, chúng ta, chúng tớ, chúng mình …
Cho nên 100 người con của Lạc Long Quân trong bọc trăm trứng hay 7 người con của Lạc Long Quân trong bọc 7 trứng đều có tên là Lang.
Trong đạo Thiên chúa, Chúa là ngôi lời thứ nhất và tự xưng của ngài là “I am just I am”. Khi Jesus tự xưng rằng “Ta là Chúa”, thì Jesus nói rằng “Ta chính là Ta”. Tên của Chúa trong tiếng Do Thái phiên âm ra tiếng La tin thì chỉ toàn và phụ âm, không phát âm được và cũng có nghĩa là ngôi lời thứ nhất như vậy.
Linh Lang hay Lang Liêu đều là những cái tên rất ý nghĩa, mang tính tuyên ngôn kiểu như tên Jesus, hay tên Jehovah rằng
– “Ta là Lang, ta là chính ta, ta là Linh và Linh chính là ta” hay
– “Ta là Lang, Ta là Liêu và Lang Liêu chính là ta”
“Chó” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai mà có thể thay thế cho mọi đại từ nhân xưng ngôi thứ hai khác, từ số ít đến số nhiều, từ tính nam đến tính nữ, từ trẻ đến già
– Mày, mi, bạn, ấy …
– Chúng mày, chúng nó
So sánh cách chửi một con chó và con sư, thì chửi sư là chửi chung chung, chửi ngược các đời trên và còn chửi chó là chửi đích danh cá nhân.
“Sư” cũng là đại từ nhân xưng kết hợp được với tất cả các đại từ nhân xưng khác, nhưng là hàng trên, cấp trên, về độ tuổi, về quan hệ dòng máu hay về địa vị xã hội so vơi đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, hay đại từ nhân xưng trung tâm.
– Sư cụ, sư ông, sư thúc, sư bá là bên nam
– Sư bác, sư cô, sư ni, sư tỉ là bên nữ
và sư tổ là cách gọi chung của cấp trên, hàng trên, địa vị trên, mà không phân biệt nam nữ, độ tuổi và địa vị của từng loại sư nữa.
“Tử” cũng là đại từ nhân xưng kết hợp được với tất cả các đại từ nhân xưng khác, nhưng là hàng dưới, cấp dưới, về độ tuổi, về quan hệ dòng máu hay về địa vị xã hội so với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, hay đại từ nhân xưng trung tâm.
– Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử …
– quý tử, thiên tử, quân tử, nghịch tử, …
Lang có tính mộc và có một nghĩa là dòng máu pha trộn mộc mạc, còn sư tổ có nghĩa là dòng máu gốc không pha trộn, trước khi pha trộn. Con sư có hai gốc năng lượng, về hình, về cấu trúc thì là hổ mà về hồn, về vận hành thì là sói, cho nên con sư cũng là một trường hợp cụ thể của lang sói.
===
Khi một người chửi một con chó là “Đồ chó” thì tiếng chửi ấy có giống như người chửi người là “Đồ người”, chửi gà là “Đồ gà”, người chửi cây là “Đồ cây” không ? Chửi chó rằng nó là con chó thì nghĩa là gì ?
Có một chuyện thế này
– Con người chửi con chó : Đồ chó
– Con chó không chửi lại con người “Đồ người” mà chỉ sủa “gâu gâu gâu gâu”, nghĩa là “Tao chinh là Tao”
Tuất là con giáp đại diện cho ngôi lời, mà trước hết là ngôi lời của đại từ nhân xưng thứ nhất : Ta chính là ta.
Con người chửi mọi giống loài, mà chửi nhiều nhất là con chó, bởi vì con người chẳng biết mình là ai.
GÂU GẤU GẦU GÂU
===
Trong các loài vật, có một số loài chúng ta có thể mô tả tiếng của chúng rất rõ nhất là khi chúng là con vật sống gần gũi với người
– Chó sủa Gâu gâu gâu
– Mèo kêu Meo meo meo, nhưng nghe kỹ tiếng mèo chúng ta sẽ thấy đó là một âm kéo dài, tiếng mèo không thực sự rõ ràng như chúng ta viết
– Chuột kêu chit chít
– Vịt kêu quàng quạc
– Lợn kêu ủn ỉn, và vì thế lợn được gọi là con ỉn
– Gà gáy Ò ó o, và hình tròn là hình ông măt trời, nên gà được nói rằng nó cất tiếng gáy để đón ông mặt trời, dù gà có thể gáy vào lúc chẳng có ông mặt trời nào ở trên trời cả
– Nghé kêu ọ ọ nên mới gọi là con nghé ọ
– Tắc kè kêu chính xác như tên chúng, hay phải nói ngược lại là tên chúng được đặt theo tiếng kêu của chúng
– Một số con vật chỉ gầm hay rống lên một tiếng dứt khoát chứ không kêu một tràng hay ngân một tiếng dài. Đó là con hổ.
– Chim hót bài dài, bài ngắn, âm điệu vừa rõ ràng vừa ngân nga
Trong âm nhạc chúng ta có hai loại đàn chính là đàn dây và đàn phím. Đàn dây đánh theo cung và đàn phím đánh theo nốt. Đàn phím tiêu biểu là dương cầm, kết cấu theo một chuỗi nốt của quãng tám. Tuỳ loại đàn mà cung mạnh hơn hay nốt mạnh hơn. Đàn nốt có thể tạm gọi là đàn dương và đàn dây có thể tam gọi là đàn âm. Tiếng của các loài động vật cũng như vậy, rõ ràng từng âm tiết hoặc tạo thành tiếng ngân dài.
Trong tiếng của các con giáp, âm thanh tròn vành rõ chữ nhất là tiếng chó và tiếng gà.
Gà gáy tròn vành rõ tiếng nhưng gà chỉ gáy một tràng rồi ngừng, đợi sang canh giờ khác, chúng mới gáy tiếp. Gà gáy như tuyên ngôn và như sự thiết lập quan hệ của chúng với vạn vật trong từng không thời gian, khi thời gian thay đổi.
Chó cất lên tiếng lòng mình. Chó sủa tiếng nào ra tiếng ấy như gõ nhịp, như cách phát âm của tiếng Việt. Chó sủa từng tràng, một tràng, rồi lại một tràng, như chúng ta nói từng câu, rồi chấm câu, sau đó mới sang câu khác.
– Gâu Gâu Gâu Gâu : Tôi tên là chó
– Gâu Gấu gầu gâu : Tôi đang bực mình
Tiếng chó sủa tạm gọi là tiếng đơn âm tiết.
Tiếng Việt là tiếng tượng thanh, thì bộ tên của tiếng Việt đi theo thanh. Tiếng Trung là tiếng tượng hình, nên bộ tên đi theo hình. Bộ tên của tiếng Anh, tiếng Pháp đi theo ý (ý nghĩa) và theo pháp (ngữ pháp).
Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết. Phát âm rõ từng âm tiết, rồi ghép lại là cách mà chúng ta nói tiếng Việt. Cho dù nhiều người nước ngoài nói rằng người Việt nói như hát, nhưng cơ bản âm nào vẫn ra âm đấy, rồi mới nối vào với nhau. Tiếng Việt được ghi lại cũng theo cách như được nói ra vậy, nghĩa là viết rời từng âm tiết. Tuỳ cách nói và cách đọc của từng người mà việc nối âm tiết sẽ khác nhau.
CHÓ & GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
===
Chó là một biểu tượng về năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, chứ không phải là các loài vật có thể bắt chước được tiếng người, hay con khỉ, một con vật có thể gần gũi nhất với người về hình dáng nhưng khác xa người về biểu đạt âm thanh. Có nhiều ca dao, tục ngữ so sánh giao tiếp ngôn ngữ và biểu đạt âm thanh với tiếng chó
– Nhất chó sủa dai, nhì người nói lặp lại
– Nói dai như chó nhai giẻ rách
– Nói như chó cắn ma
– Nói như chó ngậm cám,
– Nói như chó ăn vụng bột
– Lầm bầm như chó ăn vụng bột
– Lầm lầm như chó ăn vụng bột
– Lầu bầu như chó hóc xương
– Một tiếng kêu cha, hai tiếng kêu chó
và
Hát cho chó cắn bò lồng
Hát cho con gái bỏ chồng mà theo
Hát cho chó cắn bò kêu
Hát cho ông lão trong lều bò ra
Tiếng của các con vật không chỉ phát ra từ mồm, miệng, mỏ, hàm… của chúng, mà còn phát ra từ tim, rốn, đuôi, bờm và có thể nói là toàn thân. Tiếng của các con vật không chỉ phản ảnh trạng thái thân thể mà còn biểu đạt tư tưởng và linh hồn của chúng.
Tiếng của một con vật thể hiện bản chất của con vật đó, nên nhận ra tiếng, phát ra tiếng và giấu tiếng là một phần của bản năng sinh tồn, đồng thời là hồn là tuý của mỗi giống loài.
Chúng ta hãy tìm hiểu ngôi lời của các giống loài, qua thanh âm của các giống loài, mà bắt đầu từ con chó
TUẤT :
– Con chó găp chủ sủa gâu gâu gâu gâu,
– con khuyển găp kẻ trộm sủa oằng oằng oằng,
– con cún lúc khó chịu kêu ăng ẳng, lúc sung sướng kêu gừ gừ, lức buồn ngử rên ử ử ừ ư.
– Con sói tru trong tiếng gió hú, con sói hú lên trong đêm tĩnh lặng và con sói rê hừ hừ hừ trong khổ đau.
– Con sư tử lắc bờm hống lên báo cho cả khu rừng và con sư tử gầm khi đứng trước kẻ thù.
Từ “cẩu” có một nghĩa là “gõ nhịp”, có thể vì tiếng sủa của cẩu dứt khoát như tiếng gõ nhịp, chứ không kéo dài và khó diễn tả từ tiếng bò hay tiếng rắn hay tiếng hót của một số loài chim. Các loài chó nói chung đều có tiếng kêu của chúng rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát, mà có thể viết ra được thành các từ, mỗi từ là một nốt nhạc, phát ra theo một nhịp rõ ràng, với cung chính mà trong âm nhạc chúng ta gọi là đô trưởng, son trưởng.
Gâu gâu gâu gâu gâu
Hu hu hu hu hu
U u u u u u.
Gừ gừ gừ gừ gừ
Ẳng ẳng ẳng ẳng ẳng
Oẳng oẳng oẳng oẳng oẳng
Có thể nói tiếng của chó là một dạng âm thanh kiểu như tiếng đàn dương cầm.
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng
Tại sao bài ca dao này không viết rằng
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó gâu gâu đồng giềng ?
Bởi vì người ta không thể dùng từ “gâu gâu”, “ăng ẳng”, mà diễn tả hết được cảm xúc trong tiếng chó.
Trong tiếng của con chó có sự đau khổ, hạnh phúc, hoài nghi, tức giận, có lời nhắn nhủ con cháu, có lời hiệu triệu bầy đàn, có lời tỏ tình với con cái.
Nếu đọc thanh âm cả bộ tên Tuất chúng ta sẽ có “tuất tuần tuật”, “tất tần tật”, “tuốt tuồn tuột” … các nốt nhạc và cung bậc thanh âm.
HỢI : Con lợn kêu ủn ỉn, rất là thong thả, rất là thư giãn, không đi đâu mà vội
DẬU :
– Gà trống gáy Ò ó o o, Gà mái kêu cục ta cục tác. Gà con kêu chiêm chiếp. Ngoài ra còn có tiếng gà bới đất tìm sâu, gà vỗ cánh phành phạch và gà kêu quang quác nữa.
– Các giống loài chim có các điệu hót và vận động trong môi trường phát ra các âm thanh riêng
Dậu là con giáp rất mạnh về thanh âm. Tiếng của gà trống là một tuyên ngôn rằng ta là loài toàn bích, cân bằng và hoản hảo, trong một thế giới toàn bích, cân bằng và hoản hảo.
THÂN : Tiếng khỉ nghe như tiếng như chim. Khi chim và khỉ cùng cất tiếng, thì khỉ hót còn chim kêu “Chim kêu vượn hót suốt cả ngày”. Con khỉ tuy không phát ra nhiều âm thanh, nhưng chuyển động nhanh nhẹn của nó chính là nhạc. Đười ươi ngược lại với khỉ phát ra âm trầm, và chúng dậm chân hay đấm ngực để phát ra âm thanh giống như chung ta đánh trống.
MÙI : Con dê kêu “be be” nhưng âm thanh thực sự của dê là tiếng móng guốc dê gõ vào đá.
NGỌ : Ngựa hí vang, có lúc nghe như tiếng cười hi hi hi mà có lúc nghe như hịch tướng sĩ, tuỳ hoàn cảnh.
TỴ : Rắn đuôi chuông phát tiếng kêu từ các lớp da đuôi, còn các loài rắn khác phát tiếng động khi di chuyển, vì rắn phải chuyển động bằng cách ma sát vào chất rắn như mặt đất hay cành cây.
THÌN : Không ai biết tiếng của con rồng như thế nào. Hãy phát âm Thìn – Thín – Thỉn – Thin – Thịn – Thĩn và chúng ta sẽ nghe được thanh âm của rồng.
MÃO : Mèo kêu meo meo meo, mao mao mao hoặc meo mẻo mèo meo, mao mảo mão. Tiếng mèo hoàn toàn ngược với tiếng sói và tiếng hổ, đó là âm thanh của sự hoá thân, sự trải nghiệm vô điều khiên, con mèo hoàn toàn không khẳng định bất kỳ điều về bản thân nó và nó cũng không biết nó là ai để khẳng định.
DẦN : Hổ gầm tiếng trầm, tạo ra không gian âm thanh bao trùm lấy người nghe. Tiếng hổ gầm là lời khẳng định “Thiên thượng thiên hạ. Duy ngã độc tôn”
SỬU : Trâu bò tiếng kêu kéo dài, khác ẩn âm dứt khoát của chó sủa hay hổ gầm.
TÝ : Tiếng chuột kêu chít chít khi nó tự do, nhưng khi nó bị bắt nó kêu rất khác, và tiếng cả đàn chuột nhiều khi nghe giống tiếng dơi, chỉ có điều là chuột sống hang đất còn dơi sống hang trời.
===
Hãy phân tích vài từ mô tả tiếng chó
1. Bộ Sủa : SỦA – SÚA – SÙA – SỤA – SŨA – SUA
SỦA
– Sáng sủa : Gà gáy báo trời sáng còn tiếng chó sủa tạo nên sự sáng sủa, nghĩa là tiếng cho sủa là âm thanh mang ánh sáng.
– Sủa : Chó sủa
SỤA
– Ho sặc sụa
2. BỘ Tru : CHU/TRU – CHÚ/TRÚ – CHÙ/TRÙ – CHỤ/TRỤ – CHŨ/TRŨ – CHỦ/TRỦ
CHU/TRU
– Tru : Chó tru, sói tru
– Tru (Tiêu diệt toàn bộ) : tru di, tru diệt, tru di tam tộc, trời tru đất diệt
– Tru : con trâu
– Tru : cây trầu
– chu : chu môi, chu mỏ (đây là hình và sắc, còn phát ra tiếng sẽ thành tru)
– chu : màu đỏ (nếu diệt trừ cả dòng máu sẽ gọi là tru)
– chu chuyển, chu du
– chu vi
– chu trình, chu kỳ
– chu đáo, chu tất, chu toàn, chỉn chu
– họ Chu, nước Chu
CHÚ/TRÚ
– chú cháu, chú bác, chù dì, chú em mẹ
– chú thích, chú giải,
– chú ý, chú trọng, chú tâm
– mật trú, thần trú
– cư trú, khu trú, trú ngụ
CHÙ/TRÙ
– chuột trù
– ca trù
– trù bị, dự trù,
– trù yểm,
CHỦ/TRỦ
– ông chủ, giáo chủ, địa chủ, chủ nhân, chủ quản,
– làm chủ, tự chủ,
CHŨ/TRŨ
– mì chũ
CHỤ/TRỤ
– vũ trụ
– cột trụ
– trụ tâm, trụ thân
3. Bộ Hú : HÚ – HÙ – HỤ – HỦ – HŨ – HU
HÚ
– Gió hú, sói hú
– Hú hét
HÙ
– Hù doạ, hù nhau, hù ma
HỦ
– Hủ bại, hủ hoá
– Hủ tục
HŨ
– hũ mắm, hũ sữa
HỤ
HU
– khóc hu hu
4. Bộ Gâu : GÂU – GẤU – GẦU – GÂU – GẬU – GẪU.
– Gâu : gâu gâu
– Gấu :
– – – con gấu,
– – – mật gấu, da gấu,
– – – đầu gấu,
– – – gấu rừng, gấu biển, gấu trúc, gấu đen
– Gầu :
– – – tái gầu,
– – – gầu múc nước,
– – – gầu tóc,
– – – vẩn gầu, lên gầu (ngầu lòi).
– Gậu : = gặm
– Gẫu : tán gẫu
– Gẩu
5. Bộ Ư : Ư – Ử – Ừ – Ử – Ữ – Ự
Chó rên ư ử
6. Bộ GỪ : GƯ – GỨ – GỪ – GỮ – GỰ – GỬ
Chó kêu gừ gừ
7. Bộ Ăng : Ăng – Ẳng – Ắng – Ẵng – Ặng – Ẳng
Chó kêu ăng ẳng
Bộ tên TUẤT gồm TUẤT – TUẦT – TUÂT – TUẬT – TUẨT – TUẪT là một bộ tên rất nhiều âm mà ít hình. Đó là lý do có rất ít từ của bộ này được chúng ta sử dụng trong ngữ cảnh hàng ngày
– Tuất (động từ) : vì thương mà làm, vì thương mà giúp
– Tuất (danh từ/tính từ) : hành động, vật chất, tiền bạc cho đi vì tình thương như một sự giúp đỡ
– – – Lĩnh tuất, nhận tuất
– – – Tử tuất : tiền trợ cấp cho người vợ bị goá chồng.
– – – Tiền tuất : tiền cho đi, vì lòng thương
– Tuất là địa chi đi cùng các thiên can như Ngọ
– – – Giáp Tuất
– – – Bính Tuất
– – – Mậu Tuất
– – – Canh Tuất
– – – Nhâm Tuất
Những con vật sau đây, có nhiều “tính tuất”
– Con chó : Chó không phải là “tuất”, nhưng dù sao nó vẫn là con vật có nhiều tính “tuất” nhất, nên chúng ta có thể thấy con chó là con vật sống rất tình nghĩa, mà đặc biệt là “nghĩa tử”, và chó được thờ cúng, dựng tượng gọi là chó đá, tuy nhiên chó cũng lại bị ăn chửi nhiều nhất trong 12 con giáp.
– Con cún : Chó con, chó cảnh (phân biệt với chó nhà trưởng thành để canh nhà, chó săn, chó sói, chó hoang, chó rừng, chó biển)
– Con cẩu : con cẩu là con chó, mà cũng là con hổ con, con gấu con, có nhiều tính thuỷ như con hải cẩu (chó biển), nên mạnh về cảm xúc
– Con khuyển : con khuyển là một loại chó có nhiều tính kim, mạnh về cấu trúc, thể lực và hành động, chân nó cao và chạy nhanh, nên thường được gọi chung là khuyển mã
– Con cáo : họ cáo cáo rừng, cáo sa mạc, cáo tuyết, cáo hồ hay hồ ly
– Con cầy : họ cầy có cầy vòi, cầy vằn, cầy hương, cầy hương vòi, cầy giông, cầy gấm … cầy được xếp vào loài ăn thịt.
– Con chồn : họ chồn gồm có triết, lửng, rái cá, chồn sương, chồn thông, chồn sói … chồn được xếp vào loài ăn thịt
– Con sóc : họ sóc có sóc cây, sóc đất, sóc chuột, sóc bay, cầy thảo nguyên … Sóc được xếp vào loài gặm nhấm như chuột.
– Con sói : sói xám, sói thường và sói đồng cỏ được xếp vào họ chó
– Con sư tử : sư tử được xếp vào bộ mèo, cùng với hổ, báo, nhưng vận hành của sư tử khác hẳn cả mèo và hổ. Sư tử mạnh về ý chí tinh thần, nhưng cũng rất xúc cảm và coi trọng các mối quan hệ, trong khi hổ và mèo đều là các loài sống đơn độc.
– Con lang : con lang chính là con người, có tính sói, tính tuất.
Điều thú vị là trong bộ tên của các loài vật này, có nhiều tên ghép loài với nhau
– Con chó : Chó sói
– Con cún : Chó cún
– Con cẩu : Chó biển là hải cẩu, chó trời là chim câu, chim bồ câu, còn chó trời biển là con bạch câu, con ngựa non, đặc biệt màu trắng
– Con khuyển : Khuyển mã
– Con cáo : chồn cáo, cầy cáo
– Con cầy : cầy cáo
– Con chồn : chồn cáo
– Con sóc : sóc chồn
– Con sói : chó sói, lang sói
– Con sư tử hay con sư : nhân sư, ông sư, nhà sư, tiên sư, tổ sư, sư tổ, sư ông, sư thúc, sư bá, quân sư, đạo sư …
– Con lang : lang sói là loài lang có dòng máu sói. Lang là tên nhiều vị thần như Ngưu lang (Chức nữ), Linh lang (Linh Lang Đại Vương), vị vương như Hạng lang (Đinh Hạng Lang, con của Đinh Bộ Lĩnh), đặc biệt Lang là tên của 100 người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Về cách viết
– chó (㹥) là từ kết hợp giữa :犭(khuyển) và 主 (chủ)
– cẩu có nghĩa là chó, xuất phát từ chữ 狗, cấu tạo từ 2 chữ: 犭(khuyển) biểu ý + 句 (cấu) biểu âm.
– cầy (猉) là chữ kết hợp từ :犭(khuyển) + 其 (kỳ).
===
TUẤT – TUẦT – TUẬT – TUẨT – TUÂT – TUẪT
– Tuất : Tử tuất, tiền tuất, lĩnh tuất, nhận tuất, Giáp Tuất, Bính Tuất, Mậu Tuất, Canh Tuất, Nhâm Tuất
– Tuầt : Tuất tuầt tuật = tuốt tuồn tuột = tất tần tật
– Tuât
– Tuật
– Tuẫt –> tuẫn, tuẫn tiết
===
CHÓ – CHO – CHỎ – CHÒ – CHỌ – CHÕ
– Chó :
– – – chó đực, chó cái, chó con, chó má, chó đẻ,
– – – đồ chó, đổ chó má, đồ chó cái, đồ chó đẻ, đồ chó dại, đồ chó dữ, đồ chó điên, đồ chó chết, đồ chó ghẻ, đồ chó cắn, đồ chó sủa
– – – bẩn như chó, ngu như chó
– – – chó đá,
– – – chó cắn, chó sủa, chó gặm, chó liếm, chó nhai, chó chạy, chó canh, chó ngửi, chó nghe, chó vẫy đuôi, chó thè lưỡi, chó đái, chó ỉa, chó thở hồng hộc,
– – – phân chó, cứt chó, chó ăn phân, chó ăn cứt
– – – đuôi chó, hàm chó, tai chó, mũi chó
– – – đàn chó,
– – – chó săn, chó nhà, chó cảnh, chó cún
– – – chó hoang, chó tuyết, chó rừng, chó biển, chó sói
– Cho.
– – – cho : Đói cho sạch, rách cho thơm.
– – – cho đi,
– – – cho tiền/cho quà,
– – – cho nước vào nồi/cho củi vào bếp/cho muối vào canh,
– – – cho bố/mẹ/anh/chị/em/tổ quốc,
– – – làm cho/nghĩ cho/đỡ cho/giúp cho/xin cho,
– – – cười cho, khóc cho,
– – – mừng cho/buồn cho,
– – – cho nhận, nhận cho,
– – – cho xe khác vượt/cho người khác làm cái gì đó,
– – – cho cái tát/cho cú đấm,
– – – cho xong,
– – – cho biết : Chơi hoa cho biết mùi hoa.
– – – để cho,
– – – cho đáng : Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng.
– – – cho hả (hả lòng, hả dạ, hả hê)
– Chò :
– – – cây chò chỉ, cây chò, ngay (như) chò, thẳng (như) chò
– – – cái chò ban thờ,
– Chỏ :
– – – cây chỏ,
– – – chỏ tay, chỏ khửu tay, áo rách hở cánh chỏ, áo rách lòi cánh chỏ
– Chọ :
– – – cây chọ,
– – – chọ choẹ
– Chõ :
– – – chõ ra, chõ vào, chõ xuống,
– – – chõ mũi vào, chõ mũi vào, chõ miệng vào, chõ mồm vào, chõ loa vào, chõ súng vào,
– – – nói chõ vào,
– – – chõ xôi, chõ đồ xôi, nồi chõ (nghe hơi nồi chõ)
===
TRÓ – TRO – TRỎ – TRÒ – TRỌ – TRÕ
– Tró
– Tro :
– – – tro tàn, tro bếp, cho than, tro chân hương,
– – – rắc tro, vun tro
– Trỏ :
– – – con trỏ,
– – – ngón trỏ
– – – chỉ trỏ, trỏ vào, trỏ sang, trỏ xiên, trỏ xẹo
– Trọ :
– – – ở trọ : ăn nhờ, ở trọ
– – – phòng trọ, nhà trọ, lán trọ, quán trọ
– Trò :
– – – học trò, thày trò
– – – trò chuyện
– – – trêu trò, đầu trò, bầy trò, diễn trò, làm trò
– – – nhà trò, phường trò
– – – trò chơi, trò bậy, trờ xiếc,
– – – trò mèo, trò khỉ
– – – lắm trò
– Trõ :
===
CẨU – CẦU – CẤU – CÂU – CÂU – CẪU
– Cẩu :
– – – Cần cẩu, cẩu hàng, cẩu đồ, cẩu xe,
– – – hải cầu,
– – – cẩu huyết, cẩu lương,
– – – hợp cẩu, cẩu hợp,
– – – đôi cẩu, cẩu đôi
– – – cẩu đầu chảm,
– – – cẩu thả, cẩu an, cẩu trệ,
– – – cẩu tích (thuốc).
– – – cẩu : tiếng gõ
– – – cẩu : chó con, cọp con, gấu con
– – – cẩu đạo (ngụy trang thành chó để đi ăn trộm, về sau phiếm chỉ kẻ trộm cắp);
– – – cẩu đồ (người làm nghề giết chó làm thịt, sau dùng để chỉ người làm nghề ti tiện);
– – – cẩu sắt (con bọ chét sống trên mình chó);
– – – cẩu trệ (chó và lợn, dùng để chỉ người có hành vi xấu xa, bỉ ổi);
– – – sô cẩu (ngày xưa lấy rơm và cỏ tết thành hình con chó để cúng tế, tế xong thì đem vứt đi, về sau từ này dùng để chỉ sự vật tầm thường, vô dụng);
– – – tẩu cẩu (chó săn, kẻ nịnh hót);
– – – vân cẩu (mây và chó, chỉ sự thay đổi mau chóng ở đời)…
– Câu :
– – – Câu cá, câu mực, câu tôm, câu cua, câu trạch, câu rùa,
– – – câu khách,
– – – câu lợi, câu danh,
– – – cần câu, mồi câu, phao câu, lưỡi câu,
– – – cắn câu, buông câu, chờ câu, đợi câu, thả câu, giật câu,
– – – móc câu, dấu móc câu, uốn câu, uốn lưỡi câu,
– – – câu đại bác (bắn đạn bay vòng cung),
– – – câu dẫn, câu thúc, câu lưu, câu kết, câu dử, câu ném,
– – – câu chấp, câu nệ, câu thức,
– – – câu truyện, câu chuyện, câu chữ, câu văn, câu từ, câu đố, câu đối, câu ca, câu thơ, câu chửi,
– – – đặt câu,
– – – câu (ngựa non, trắng, đẹp), vó câu (vó ngựa), dặm câu (dặm ngựa), bóng câu (ngựa) qua cửa sổ, bạch câu quá khích,
– – – chim câu, chim bồ câu,
– – – rau câu,
– – – đêm câu (đêm thâu trăng lưỡi liềm)
– Cấu :
– – – giao cấu, cấu hợp, hợp cấu,
– – – cào cấu, cấu xé, cấu chí, cấu véo,
– – – cấu trúc, cấu tạo, cấu thành, cấu phần, cấu kiện,
– – – cấu kết, hư cấu,
– – – quẻ cấu, thiên phong cấu (kinh dịch)
– Cầu :
– – – cầu cúng, cầu xin, cầu mong, cầu nguyện, cầu cúng,
– – – nguyện cầu, lễ cầu nguyện, lời cầu nguyện,
– – – cầu thần thánh, cầu trời đất, cầu Phật,
– – – cầu danh, cầu lợi, cầu lộc, cầu tiền, cầu tình, cầu thân, cầu vinh, cầu việc, cầu ma;
– – – cây cầu,
– – – lời cầu,
– – – lòng cầu, tâm cầu (tâm mong cầu)
– – – xây cầu, bắc cầu,
– – – qua cầu, sang cầu,
– – – trên cầu, dưới cầu, bên cầu, đầu cầu,
– – – cầu đông (bà già đi chợ cầu đông),
– – – tinh cầu, thiên cầu, địa cầu, hoàn cầu,
– – – quả cầu, trái cầu,
– – – hình cầu, mặt cầu, tâm cầu,
– – – đá cầu, trận cầu,
– Cậu :
– – – cậu : sáo sậu là cậu sáo đen, bắt được sáo đá thì lèn cho đau
– – – cậu mợ, câu em, ông cậu, cậu chủ,
– – – cậu tổng cóc (cậu của Kinh Dương Vương)
– – – cô cậu,
– – – ban cô ban cậu (đạo mẫu)
– – – cậu đồng (đạo mẫu)
– – – bà cậu, xác cậu, dinh cậu (hồn ma trẻ sơ sinh nhập đồng),
– – – cậu ấm, cậu cả, cậu hai,
– Cẫu : con cẩu ngoáy đuôi, nhảy cẫng lên mừng
===
KHUYỂN – KHUYẾN – KHUYỀN – KHUYÊN – KHUYỆN – KHUYỄN
– Khuyển :
– – – con khuyển, khuyển mã (khuyển mã chí tình, làm thân khuyển mã)
– – – khuyển Nho : kẻ theo Nho học mà bụng dạ xấu xa;
– – – khuyển tử : đứa con kém cỏi;
– – – đồn khuyển : chó lợn, tiếng khiêm nhường chỉ con cái của mình, ngoài ra còn dùng để chỉ kẻ ngu đần…
– – – Chòm sao Tiểu Khuyển, Đại Khuyển và Lạp Khuyển.
– Khuyện.
– Khuyến :
– – – khuyến khích
– – – khuyến học, khuyến nông, khuyến thiện,
– – – khuyến cáo
– Khuyền
– Khuyên :
– – – khuyên ai đó,
– – – khuyên cái gì đó,
– – – khuyên răn, khuyên bảo, khuyên nhủ,
– – – lời khuyên,
– – – cái khuyên,
– – – khuyên tai,
– – – khuyên lỗ, lỗ khuyên
– – – vành khuyên, chim khuyên.
– Khuyễn
===
CÚN – CÙN – CỦN – CUN – CỤN – CŨN.
– Cún : chú cún, bạn cún, chó cún, con cún, cún bông.
– Cùn :
– – – dao cùn, chổi cùn,
– – – nói cùn, nghĩ cùn, làm cùn,
– – – người cùn (tính từ) –> cùng
– Củn : ngắn củn, củn ngủn
– Cun : cun cút
– Cụn : lụn cụn
– Cũn : cũn cỡn, lũn cũn
===
CẦY – CẤY – CÂY – CẬY – CẨY – CẪY
– Cầy :
– – – con cầy, cầy hương, sóc cầy,
– – – thịt giả cầy, nấu giả cầy, cầy tơ,
– – – đèn cầy,
– – – cầy cấy, cầy đồng, trâu cầy, cầy bừa, cầy sâu cuốc bẫm,
– Cấy :
– – – con cấy (con kê, con gà),
– – – chó cấy (cái), lợn cấy (cái), đu đủ cấy (cái),
– – – cấy lúa, cấy nhau, cấy trùng, cấy rau,
– – – cấy vào da, cấy vào cơ thể,
– – – cấy mô, cấy da,
– – – cấy vi trùng (implant)
– – – cấy răng giả, cấy tóc giả, cây chíp dưới da, cấy chip vào não, cấy chip vào tim,
– Cây :
– – – cái cây,
– – – cây táo, cây bưởi, cây si,
– – – cây đèn, cây nêu, cây cột, cây bút, cây kim, cây cào,
– – – cây rơm, cây rạ,
– – – cây đức, cây phúc,
– – – cây văn nghệ,
– – – cây xanh, cây non, mầm cây, chồi cây,
– – – cây sự sống,
– – – cây trái, cây ăn quả, cây lương thực, cây dược liêu, cây thuốc, cây hoa, cây hoa màu, cây thân thảo, cây cổ thụ cây thường xanh, cây lá kim, cây ngắn ngày, cây mùa vụ, cây vườn, cây rừng,
– – – cây đời,
– – – rễ cây, thân cây, lá cây, cành cây, ngọn cây, vỏ cây, nhựa cây, qủa cây, trái cây
– – – trồng cây, tưới cây, chăm cây, bón cây, ươm cây, nhổ cây, tỉa cây, chiết cây, trèo cây, chặt cây, cưa cây, mọc cây, lên cây,
– – – rung cây hái quả,
– – – rung cây đợi khỉ,
– – – ôm cây đợi thỏ,
– – – con mèo mà trèo cây cau,
– – – Cây cao bóng cả (T-ng).
– – – Trèo cây kiếm cá (T-ng).
– – – Thưa cây nây buồng (T-ng).
– – – Vị cây dây quấn (T-ng).
– – – Có cây dây mới leo (T-ng).
– – – Vị thần nể cây đa (T-ng).
– – – Cây ngay thì bóng ngay (T-ng).
– – – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– – – Cây muốn lặng, gió chẳng đừng.
– – – Đứng dưới đất, lo người trên cây (T-ng).
– – – Ba tháng trông cây, không bằng một ngày trông quả (T-ng). – – – Ai đem cây ngọc vùi trong đất. (thơ cổ).
– – – Phải cung rày đã sợ làn cây cong (K.).
– – – ào ào đổ lộc rung cây (K.).
– – – Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con (C-d).
– – – Một cây làm chẳng nên non, ba cây chum lại nên hòn núi cao
– Cậy : cây cửa vào nhà, cây cậy, cậy quyền, cậy thế, cậy sức, cậy tài, cậy nhờ, cậy tiền, cậy cha, cậy mẹ, cậy nhà,
– – – Tròng trành ba góc duyên vì cậy
– – – Trẻ cậy cha, già cậy con
– – – Còn duyên buôn cậy bán hồng
– – – Cậy em, em có chịu lời
– – – Có tài mà cậy chi tài
– – – Chó cậy nhà, gà cậy chuồng
– Cẩy :
– Cẫy
===
SÓI – SÒI – SOI – SỎI – SỌI – SÕI
– Sói
– – – Sói xám, sói rừng, sói tuyết, hoá sói,
– – – sói tru, sói hú,
– – – sói thành tinh, người hoá sói,
– – – răng nanh sói,
– – – sói ăn thịt, sói săn mồi,
– – – đàn sói, sói đầu đàn
– Sòi :
– Soi :
– – – soi (nhìn xoáy), soi tỏ, soi chiếu, soi xét,
– – – soi căn (căn nguyên, căn quả, căn kiếp, căn nghiệp), soi tình soi nghiệp, soi tiền (tiền kiếp), soi hậu (hâu kiếp),
– – – soi gương, soi kính,
– – – soi mắt, soi mặt,
– – – soi mình xuống nước,
– – – soi mói, xăm soi,
– – – trăng soi, đèn soi,
– – – soi cá, soi ếch,
– – – đi soi (đi bắt cá đêm bằng cách soi đèn),
– – – soi đất, cồn soi, mỏm soi, nổi soi, soi dâu (cồn cát nổi giữa sông),
– Sỏi :
– – – viên sỏi, hòn sỏi, sỏi đá, sỏi cuội, cát sỏi, sỏi răm, rải sỏi,
– – – sỏi thận, sỏi mật,
– – – sành sỏi
– Sọi
– Sõi :
– – – vững vàng, không vấp vấp trong tuổi trẻ : trẻ nói sõi, trẻ nói chưa sõi,
– – – minh mẫn không lẫn lộn trong tuổi già : già nhưng vẫn sõi
===
CÁO – CẢO – CÀO – CẠO – CAO – CÃO
– Cáo :
– – – cáo đỏ, cáo đen, cáo xám, cáo tuyết, cáo hồ, cáo hồ ly, cáo thành tinh,
– – – cáo chung, cáo từ, cáo biệt,
– – – khuyến cáo, thông cáo, báo cáo,
– – – mắt cáo, lưới mắt cáo,
– – – đuôi cáo, cáo chín đuôi,
– – – cáo tổ, tổ cáo, cáo mẫu,
– – – làng cáo, cáo đỉnh
– Cảo : cảo tử, cảo tạo, cảo tổ, cảo chính, cảo nương,
– Cao :
– – – cao hổ cốt, cao xương, cao cốt, cao sao vàng, cao tinh dầu, cao dán;
– – – cao độ, độ cao,
– – – cao 1m, cao tầm 1m, cao khoảng 1m, cao đúng 1m,
– – – cao cấp, cấp cao,
– – – cao tít, trên cao, cao trào, cao nhân, cao cường, cao xanh, thanh cao,
– – – lên cao, cao lên,
– – – nâng cao,
– – – cao hơn, cao nữa, cao mãi,
– – – cao dong dỏng,
– – – Tên riêng : Cao Sơn, Cao Bằng, Cao Lãnh, Cao Cầu, Cao Biền,
– Cào :
– – – cào cấu, cào mặt, cào da, cào đất, cào cỏ,
– – – cào cào,
– – – cào bằng
– Cạo :
– – – cạo lông, cạo tóc.
– – – cạo sơn, cạo gỉ,
– – – cạo vỏ, cạo tường, cạo đất,
– Cão
===
LANG – LÃNG – LÀNG – LÁNG – LẢNG – LẠNG
– Lang :
– – – lang thang, lang bạt
– – – lang chạ
– – – lang băm
– – – khoai lang, rau lang
– – – hành lang
– – – Tên riêng : Lang Liêu, Hạng Lang, Linh Lang …
– – – Tên chòm sao : Ngưu Lang
– Lãng
– – – lãng tử
– – – lãng du, phiêu lãng
– – – lãng xẹt, lãng nhách
– Làng
– – – cái làng, ngôi làng,
– – – làng bản, làng mạc, làng quê, làng xóm, làng nước
– – – làng nhàng, làng màng
– – – dân làng, người làng, đình làng, hội làng, chợ làng, việc làng
Láng
– – – láng bóng, bóng láng
– – – láng mịn
Lạng
– – – lạng = 1/10 kg
– – – lạng lách
– – – Địa danh : Lạng sơn, Xứ Lạng
Lảng
– – – Lảng tránh, lảng vảng, lảng đi, lảng ra
===
CHỒN – CHÔN – CHỐN – CHỔN – CHỖN – CHỘN
Chồn/Trồn
– – – Con chồn, chồn đuôi bông,
– – – Sóc chồn
– – – Đuôi chồn
Chốn/Trốn
– – – Trốn chạy, trốn thoát,
– – – lẩn trốn, bỏ trốn
– – – Nơi chốn,
– – – chốn này,
– – – chốn nương thân, chốn ẩn cư, chốn dung thân, chốn bồng lai
Chôn/Trôn
– – – Chôn sống, chôn xác, chôn cất
– – – Mồ chôn, hố chôn
– – – Chôn dấu, chôn chặt,
– – – chôn vào lòng
– – – chôn xuống đất
– – – trôn bát, trôn đĩa
– – – đít trôn
Chộn/Trộn
– – – trộn lẫn
– – – chộn rộn
Chổn/Trổn
Chỗn/Trỗn
===
SÓC – SỌC – SOC – SÒC – SỎC – SÕC
Sóc
– Con sóc
– Sóc trăng, trăng sóc
– Ngày sóc (ngày mùng 1)
– Sóc vọng
– Đền Sóc
Sọc
– Sọc vằn
– sọc kẻ, kẻ sọc
– Cái sọc
– Có sọc
Sõc
Sòc
Sỏc
Soc
===
SƯ – SỨ – SỪ – SỬ – SỰ – SỮ
Sư/xư
– nhà sư, ni sư, ông sư,
– sư ông, sư cụ, sư thúc, sư bá
– sư tử, nhân sư, con sư
– đạo sư,
– tiên sư
– giáo sư
– nhạc sư
– tổ sư, sư tổ
– đèn ông sư
SỨ/XỨ
– sứ : bát sứ, men sứ, sành sứ, đồ sứ
– đại sứ quán, đại sứ, quán sứ, đi sứ
– thiên sứ, sứ mệnh,
– xứ : xứ quân, xứ đạo, xứ dừa, tứ xứ
SỬ/XỬ
– Xử nữ (sao)
– xử tử, xử tội, xử chém, xử lý,
– xét xử, ứng xử, cư xử,
– lịch sử, huyền sử, sách sử, sử sách, sử xanh, chính sử
SỰ/XỰ
– Hò xự xang xê cống
– Sự việc, sự tình,
– Hình sự, đương sự, chính sự, tự sự, vô tích sự,
SỮ/XỮ
SỪ
– Bỏ xừ
===
TỬ – TỪ – TỨ – TƯ – TỰ – TỮ
Tử
– Tử (màu đỏ, màu tía) : tử ngoại
– Tử : Người nam, đứa con trai
– – – quân tử, sĩ tử
– – – nghịch tử, quý tử, trưởng tử
– – – phàm phu tục tử
– – – phật tử
– – – thiên tử, thái tử
– – – tử tước
– – – Mạnh tử, Lão tử, Trang tử …
– Cửa tử, nghĩa tử, đệ tử, tài tử, thám tử, tiểu tử
– báo tử, quyết tử, bức tử, khai tử
– tử địa, tử điểm, tử khí, tử thần, tử thi, tử sỹ, tử tội, tử tuất, tử đệ,
– tử thủ, tử thương, tử vong, từ biệt (sinh li tử biệt), tử trận, tử nạn, tử hình, tử sinh, tử chiến
– tử cung, bào tử (nang), bao tử, sinh tử
– Bất tử
– Tử tế
– Cây tử (cây thị), cây tử diệp
– tử số, toán tử
– sư tử
Từ
– từ ngữ, từ điển,
– văn từ, ngôn từ, đơn từ tu từ
– đại từ, danh từ, trạng từ, tính từ, động từ …
– từ biệt, từ giã, từ bỏ, từ ly, từ giã, từ ly
– cáo từ, kiếu từ, tạ từ, giã từ,
– từ chức, từ quan
– từ cha, từ mẹ, từ con …
– không từ : không từ thủ đoạn, không từ một ai
– từ bi, từ ái, từ tâm
– hiền từ, nhân từ, tâm từ,
– từ thiện
– từ từ, từ tốn
– từ đâu đến đây
– từ đó đền giờ,
– từ đây, từ rày, từ lúc, từ khi, từ bận
– từ a … đến b
– từ a trở lên, từ a trở xuồng, từ a trở đi, từ a trở ra …
– linh từ (cái chùa, cái đền, cái miếu), sinh từ (miếu thờ từ lúc còn sống), từ đường
– ông từ (ông sư ở chùa, ông từ ở đền, đình, miếu)
– từ mẫu
– củ từ
– từ tính, từ trường, từ lực, đường sức từ (nam châm)
– đá từ, sắt từ
– điện từ, từ điện, cảm từ, cảm ứng điện từ
– nhiễm từ, từ hoá,
– từ cực, từ kế
Tứ
– nhất nhị tam tứ ngũ lục
– tứ hành xung
– tứ bất tử
– tứ linh
– tứ quý
– tứ trấn
– bộ tứ
– ý tứ,
– thị tứ
Tư
– tư nhân, tư hữu, tư sản, tư bản,
– tư trang
– tư gia, tư đình
– tư cách, tư tưởng, tư duy
– tư liệu, tư vấn
– công tư, riêng tư,
– đời tư
Tự
– Tự mình,
– tự thân
– tự ái, tự luyến, tự cao, tự đại, tự mãn
– tự chủ,
– tự túc, tự lập
– tự do
– tự tử, tự vẫn
– tự tay
Tữ