ĐỊA CHI : CON GIÁP NGỌ

Loading

THẦN BẠCH MÃ
Chia sẻ của một bạn học sinh về chuyến đi đền Bạch Mã, sau khi cô giáo viết về con giáp Ngọ, có nói về thần Bạch Mã
Học sinh : Ối giời, nay (ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch) đi đền Bạch mã là mưa như trút. Bà Bạch mã đố em là bắt được khoảnh khắc khi đồng hồ điểm đúng khoảnh khắc 12h (chẳng rõ đêm hay ngày). Lên hình đồng hồ có con lắc, mà e làm mãi cũng chỉ bắt được con lắc lúc nó sang trái phải, đầu hoặc đít mà e ko thể về được chính giữa.
Cô giáo : Thần Bạch Mã đố rất nhiều bạn học sinh của OS câu này mà chưa bạn nào giải được, vì đều mất trạng thái Chính ngọ cả 🙂
Bà Bạch Mã bảo giờ em phải bắt đầu từ bộ “Ngư” đã.
– Ngư thì e chỉ ra con cá.
– Sang Ngự là trạng thái cá chép hoá rồng.
– Ngữ lên toàn mấy con lươn, trạch cứ luồn dưới bùn lầy.
– Ngử ra chuyện cổ tích trê cóc.
– Ngư thì toàn cá ngừ, mập, cá heo, voi… nói chung những loài sống ngoài đại dương.
– Ngứ nghe tiếng tách tách, cảnh mấy con tôm bé nhảy lên khỏi mắt nước, trạng thái tách khỏi sóng nước, ngắc ngứ.
Cô giáo : Chúng ta chỉ có thể tên vạn vật bao gồm tên các thần từ việc hiểu tên của mình. Cô giáo đã yêu cầu bạn học sinh này làm bộ “Ngư” vì nó liên quan đến tên của bạn. Các vị thần sẽ biết tên và hiểu tên chúng ta mà chúng ta không cần xưng tên.
Học sinh : Sau nó vang lên bài:
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè con cá
Cá quả là cha
Cá chép là mẹ
Còn tép là con
Lòng tong là cháu
Vật báu của ta
Là cái mang cá
Nếu mà chật quá
Là ta chết luôn
Trời có mưa tuôn
Thì ta càng hát
Vì ta là cá
Việc ta là bơi.
Nó ra tiếp bộ cá, cả, cà, ca, cạ, cã.
E dc xem tiếp cách con cá ngựa bơi dưới nước. Con mã đi chữ Z trong môn cờ vua, cũng là một dạng sóng. Đồi hải mã hình cá ngựa trên đầu và chùm đuôi ngựa cùng dây tận cùng dưới đít, còn ngọ lại liên quan đến vận hành thời gian, khoảnh khắc ở tâm của tim.
Lên phi nước đại rồi năng lượng của ngựa sẽ liên quan đến các thời điểm chuyển đổi, thay đổi sang trạng thái mới, chuyển giao văn minh gì đó. E thấy cảnh khi sắp kết thúc văn minh, toàn bộ chùm đuôi ngựa kết thành chuông tơ sợi, lõi của chuông là dây tận cùng nó rung lên thành loạt sóng âm lan ra khắp mình, đồng thời khoá ở hồi hải mã mở nó đổ loạt nghiệp xuyên luân hồi về kiểu gì đó, ở vùng tim lên cái pháp luân quay mà ở tâm của pháp luân là chính ngọ. Nhưng chùm đuôi ngựa của e là đơ toi hết rồi.
Cô giáo : Nếu không nắm được bản chất tên của đền và các vị thần trong đền thì việc đi đền sẽ không có tác dụng. Còn nếu nắm được hoặc có cảm nhân về tên của các vị thần thì các cánh cửa sẽ dần được mở ra.
No photo description available.
All reactions:

Lê Như, Thuy Quynh and 12 others

BIỂU TƯỢNG VỀ VẬN HÀNH CỦA THỜI GIAN
===
CHÍNH NGỌ & ĐOAN NGỌ & NGỌ NGUẬY
Con Ngọ không phải con ngựa, mà là 3 con : con “ngọ nguậy”, con “chính ngọ” và con “đoan ngọ”
CHÍNH NGỌ là chính định trong cấu trúc và vận hành.
– Chính ngọ về thời gian là chính giữa canh giờ ngọ, tạm hiểu là 12h trưa, thời điểm mặt trời lên đỉnh ngọn cây và hào quang của lửa mặt trời là cực đại.
– Chính ngọ về không gian là ở trọng tâm của một không gian, ví dụ một cơ thể sống hay ở trọng tâm của một không gian tinh thần, ví dụ một vấn đề.
– Chính ngọ cũng là ở chính giữa, ở bên trong một vận hành xuyên suốt từ đầu đến cuối, thay vì ở bên cạnh, ở bên ngoài nhìn vào nó.
Chính ngọ mang tính định vị trong không thời gian theo một cấu trúc và thời khắc xác định. Trạng thái này là hoả thổ kim, phương dọc (saggital).
Mất chính ngọ là
– Bỏ dở việc A
– Kéo dài lê thê việc A đến mức mà làm việc A cũng như không làm việc A
– Đang làm việc A thì nhảy sang việc B, việc A không kết thúc và việc B không bắt đầu
– Chưa bắt đầu việc A đã kết thúc việc A nên không đinh được trong bản chất của sự việc, A không còn chính là A
– Mất định vị trong âm hình mùi vị
– Đứng bên ngoài một cấu trúc và một vận hành của một đối tượng để nói về nó
NGỌ NGUẬY là trạng thái giao động xung quanh một trạng thái chính mà chúng ta gọi là chính ngọ.
– Ngọ nguậy là vận động của con trùng trong trứng và trong kén.
– Ngọ nguậy là trạng thái của con thú trong bào thai
– Ngọ nguậy là trạng thái đứa trẻ sơ sinh nằm ngửa trên mặt đất, trong nôi hay trong vòng tay mẹ.
– Ngọ nguậy là trạng thái bào thai, sơ sinh và ngủ của hầu hết các loài vật.
Trạng thái này là thổ khí, phương chéo (coronal)
Mất ngọ nguậy là
– Mất giấc ngủ đêm đích thực, đêm thao thức, đêm trằn trọc, nghĩa về ngày đã qua và ngày chưa tới
– Mất cân bằng trái phải, trên dưới, trước sau
– Mất nhịp điệu đu đưa trong mỗi khoảnh khắc và trong các chuyển đổi
– Mất trọng tâm của cấu trúc và vận hành
– Mất trạng thải nghỉ ngơi
– Mất khả năng quay về trạng thái cũ của một vân hành, mà nếu mất khả năng này thì mất tính chu kỳ
ĐOAN NGỌ là
– Trạng thái vận hành xuyên suốt, không ngừng nghỉ
– Đoan ngọ là trạng thái vận hành thông thường nhất và cơ bản nhất của một con vật, mà được giữ xuyên suốt cuộc đời con vật đó, giống như là hô hấp.
– Thông thường đoan ngọ được tạo ra do vận hành song hành và nghịch hành của hai dạng năng lượng, như là nước và lửa bên trong một cái cây hoặc lửa đà trong dòng chảy của nước sông
Trạng thái này là hoả thuỷ mộc, phương ngang (transverse).
Mất đoan ngọ là
– Vận hành một chiều : chỉ yêu không ghét, chỉ tiến không lùi, chỉ thu về không phát ra, chỉ học lý thuyết không thưc hành …
– Không có khả năng kết hợp các mặt đối lập như hoả thuỷ, kim mộc, thổ khí
– Mất sự xuyên suốt trong một vân hành ví dụ đang làm A thì nhảy sang B, đang làm B lại quay về A
Với một con tằm
– Chính ngọ là cuộc đời một con bướm ngày chính giữa giờ ngọ (khoảng 12h trưa) hoặc/và một con ngài đêm vào chính giữa giờ tỵ (khoảng 12h đêm)
– Đoan ngọ là trạng thái con sâu liên tục ăn lá và liên tục nhả tơ làm kén. Con sâu là cái ống đoan.
– Ngọ nguâỵ là trạng thái của ấu trùng sâu bướm trong trứng và trạng thái sâu nhộng trong kén, mà cũng là trạng thái bướm đập cánh khi đậu trên một bông hoa
Với một con gà trống
– Ngọ nguậy : cơ bản luôn cân bằng được trong không gian (trái phải, trên dưới, trước sau) và chu kỳ ngày và đêm cũng như các chu kỳ thời gian của nó rất rõ ràng, cho nên trạng thái ngọ nguây của nó rất mạnh.
– Chính ngọ là con gà trống gáy ò ó o
– Đoan ngọ là con gà trống phủ gà mái
Với một con ngựa
– Chính ngọ là trạng thái của con ngựa đang phi nước đại thì dừng lại tại 12h trưa và đưa 2 chân trước lên đỉnh đầu, tạo thành một trục dọc trời đất. Ngựa tạo trục trời đất với phương chính của con ngựa là phương dọc. Con ngựa lúc này là một cái cây, hai chân sau và đuôi là rễ cây bám chắc xuống đất và hai chân trước là tán cây và đầu là ngọn cây vươn lên trời.
– Đoan ngọ là trạng thái của con ngựa phi theo phương ngang.
– Ngọ nguậy là trạng thái của con ngựa trong bào thai và con ngựa ngủ
Nếu 3 trạng thái trên trùng nhau từng cặp
– Đoan ngọ trùng với Chính ngọ, thì sẽ xuyên thẳng được từ 12h trưa sang 12 giờ đêm, mà không cần đi qua 6 canh giờ, nghĩa là trang thái Lưỡng Nghi.
– Chính ngọ trùng với Ngọ nguậy thì sẽ có sự dịụ mát, ngây thơ, và mong manh của một đứa bé sơ sinh song hành cùng với quyền lực toả sáng ở đỉnh cao danh vọng của hoàng đế. Đây chính là trạng thái “cành vàng lá ngọc”.
– Đoan ngọ trùng với Ngọ nguậy thì sẽ có một cái cây đứng yên giữa nước lũ, mà nước vẫn chảy được cả hai chiều qua cái cây, cái cây thành một cái cửa xả cửa đập, đồng thời là con thuyền chành chành. Đây chính là “trạng thái ngọc thụ lâm phong”.
Kết hợp và quy đổi cả ba trạng thái vừa thú vừa cây này lại chúng ta có tứ linh và tứ quý
– tất cả các trạng thái thú trong một chu trình luân chuyển là tứ linh : Long – Ly – Quy – Phụng
– tất cả các trạng thái cây trong một chu trình luân chuyển là tứ quý : Tùng – Cúc – Trúc – Mai
Như vậy, trong ngọ có cả tứ linh và tứ quý. Và tất cả những biểu tượng linh quý của phong thuỷ đều được mô tả chỉ bằng trạng thái ngọ
===
NGƯA ĐỎ TRẮNG CƯỠI PHƯỢNG HOÀNG & VÀNG MÃ
Một con ngựa đích thực có năng lực đi qua các chuyển đổi trạng thái mang tính sinh tử như con tằm.
Con vật biểu tượng cho năng lực chuyển hoá qua sinh tử là Phương hoàng. Con chim phượng ở đâu trong 12 con giáp ?
– Ở trạng thái chim, phượng là loài gà lôi, trĩ hoặc công. Con chim phượng còn gọi hoàng hồng.
– Ở trạng thái liên tục thay đổi, con chim phượng là con mèo. Phượng mão là phượng hồng, là chu tước.
– Ở trạng thái chuyển hoá đến tận cùng để tái sinh trong lửa, con chim phượng hoàng tái sinh trong lửa là ngọ.
Đến đình làng, đền, miếu gần như bạn cũng sẽ gặp đôi ngựa trắng và đỏ đứng hai bên tả hữu. Khi không có lễ, đôi ngựa này thường được bọc vài điều.
Đền, đình, miếu là nơi ngự của thần và thánh. Nhưng thành hoàng, thánh và thần không chỉ ngự ở môt chỗ mà còn thần thánh cũng cần đi lại ở trên thiên đình, ở dưới dương gian, ở âm phủ, và giữa các thế giới này. Ngoài ra các thần thánh cũng quản trị các luồng vận hành. Ngựa là công cụ cho các thần thần đi lại và ngựa lại diện cho các luồng vân hành mà thánh thần quản lý. bởi vì thần thánh không đi lại như người mà đi lại theo sứ mệnh, theo các luồng vận hành trời đất, nên chỉ có ngựa mới giúp được thần thánh đi được như vậy.
Trong Đạo mẫu và ở một số đền miếu, cứ mỗi năm một lần, người trông đền đều sắm cho các tôn ông (6 tôn ông gồm ngài đệ nhất, đệ nhị, đệ tam giám sát, đệ tam thủy phủ, đệ ngũ, đệ nhị ngoại) một cặp ngựa để thờ trước am điện. Ngựa đỏ thường được cho rằng là để cho các tôn ông hay các quan bên nội ngự giá, chu du, hành đạo. Ngựa trắng được cho rằng của các quan ngoại càng, hay các quan bên ngoại.
Trên yên ngựa là con chim phượng hoàng, nói cách khác là ngựa cõng phượng hoàng, trong đó
– ngựa là ngọ vận hành ổn định theo các chu kỳ
– phượng hoàng là ngọ chuyển hoá sinh tử, chuyển đổi chu kỳ
hoặc
– ngựa là để phi trong không gian
– phượng hoàng là để bay trong thời gian
Thiếu ngựa là thần thánh thiếu công cụ vận hành, nên các sứ mệnh của thành thần sẽ không thực hiện được, mà chúng ta muốn cầu cúng thần thánh điều gì cũng vô tác dụng.
Sau khi cầu cúng, chúng ta đều đốt vàng mã. VÀNG MÃ là con ngựa vàng, mà người cầu cúng gửi cho các thánh thần, để xin thánh thần hãy sử dụng con ngựa này để vận hành điều ước cho mình. Ngựa của thánh thần đi là ngựa trắng và ngựa đỏ, còn ngựa do nhân gian đốt vàng mã gửi sang thế giới bên kia của người âm và của thánh thần là con ngựa vàng, là vàng mã. Uớc mà không đốt vàng mã thì các thần thánh sẽ không có công cụ vận hành, do đó lời cầu cúng sẽ không được ứng nghiệm.
Như vậy, ngựa để thần thánh vận hành sứ mệnh là ngựa đỏ, ngựa vàng, cưỡi phượng hoàng, còn ngựa của chúng ta gửi cho thần thánh để nhờ thần thánh giúp đỡ vận hành lời cầu nguyện của mình là ngựa giấy, đốt trong lửa, nói cách khác là vàng mã.
===
NGỰA TẾ & NGỰA VÍA
“Chạy như ngựa tế” :
– Ngựa tế là ngựa dùng để tế lễ. Nếu bạn đã có nhiều trải nghiệm về các buổi rước lễ, thì bạn sẽ biết rằng người xem và người làm lễ đều rất hồi hộp vì không thể đoán trước được buổi rước lễ sẽ diễn ra thế nào.
– Ngựa tế là ngựa của thánh thần : Ở đền miếu nào thường cũng có 2 con ngựa gỗ, một đỏ và một trắng, ở trên yên của nó là con phượng hoàng bằng vải có 3 cái đuôi. Đó là ngựa của thần thành ngự ở trong đền. Mỗi năm vào dịp lễ, người ta rước ngựa cùng với rước thánh. Ở một lăng có ngựa đá chầu hai bên, thay vì ngựa gỗ. Nhưng ý nghĩa của ngựa gỗ và ngựa đá đều là để cho thần thánh sử dụng để vận hành sứ mệnh của thần thánh.
– Ngựa tế đã được tế cho thánh thần. Một số đền có tục sắm một đôi ngựa cho thần thánh dùng mỗi năm.
Ngựa tế chạy thế nào là điều không ai có thể biết được. Nếu muốn biết ngựa tế chạy ra sao, bạn cần phải là chủ ngựa, là thánh thần.
“Chạy như ngựa vía” :
– Ngựa vía là ngựa làm bằng giấy, dùng trong tang lễ ngày xưa, coi như phương tiện đưa linh hồn người chết lên trời. Trong bộ chữ của Mã, mà gồm Mã, Ma, Mả, Mạ, Má và Mà, thì Mã và Ma là một cặp. Ma dùng Mã để về trời. Mã để Ma dùng là loại mã đặc biệt gọi là ngựa vía.
– Ngựa vía là cái vía như ngựa, hay cái vía chạy ngựa. Người chạy như ngựa vía là người suốt ngày chạy hết việc này đến việc kia, chạy hết chỗ này đến chỗ nọ, chạy lên trời xuống đất, chay thế giới dương và cả thế giới âm.
===
THỜI GIAN PHI MÃ, THỜI GIAN XOAY VÒNG & THỜI GIAN HÁT CA
“Chạy như bay/Phi như bay” là chạy như ngựa. Ngựa phi rất nhanh như chim bay, đồng thời chân ngựa thực sự không chạm đất, mà di chuyển trên các tầng và luồng khí đất trời. Nếu như gà là xuất sắc trong việc nắm bắt, xác đinh, tố chức và vận dụng các luồng khí đất trời, thì ngựa là đỉnh cao trong việc hoà nhập với các luồng khí đất trời.
Có câu nói “Bạch Mã phi Mã” :
– Phi mã là phi như ngựa, phi rất nhanh. Bạch Mã là ngựa phi rất nhanh
– Phi Mã (tiếng La Tinh: Pegasus) là một chòm sao mang hình ảnh con ngựa bay. Bạch Mã phi Mã là Bạch Mã ánh sao, Bạch Mã ánh sáng bay trên bầu trời.
– Phi Mã là không phải là ngựa. Bạch Mã không phải là ngựa. Nếu Bạch Mã không phải là ngựa thì Bạch mã là gì ?
Bóng ngựa qua cửa sổ/Bóng câu qua cửa sổ/Ngựa hồ qua cửa sổ : Bạch câu là con ngựa non, con ngựa trắng. Bóng câu là bóng con ngựa trắng, con ngựa non qua cửa sổ, mà vô cùng nhanh, như ảo ảnh. Khi chúng ta tưởng như nhìn thấy bóng của con ngựa trắng qua khe cửa thì nó đã đi rất xa. Khi chúng ta nhìn thấy một ngôi sao trên bầu trời thì cái mà ta nhìn thấy là cái bóng của ngôi sao, do ánh sáng phải đi nhiều năm mới đến được mắt ta từ ngôi sao.
“Bóng ngựa qua cửa sổ”/”Bóng câu qua cửa sổ” nói về vân hành của từng khoảnh khắc thời gian. Ngựa trắng thường được ví với sự vận hành của thời gian. Bạch Mã không thực sự là ngựa, mà là thì thời gian. Bạch Mã phi rất nhanh, Bạch Mã bay trên bầu trời, và Bạch Mã không phải ngựa vì Bạch Mã là biểu tương về vận hành của thời gian, mà chẳng đợi ai.
Trò chơi “Merry Go Round” mô tả vòng xoay thời gian, ví dụ khí tiết theo mùa, nhờ vận hành ngọ.
– Trò chơi này tạo ra vòng xoay tròn, với các con ngựa cưỡi bố trí đều xung quanh vòng xoay đó. Người chơi ngồi trên con ngựa xoay tròn, trong vòng xoay, như là một hành tinh quay quanh mặt trời và lúc nào cũng có thể hướng về tâm, nối trục xuyên tâm. Đó là đoan ngọ.
– Người chơi ngồi trên lưng ngựa. đồng thời con ngựa này phải được bập bênh được tại chỗ. Nếu đúng chuẩn thì con ngựa không được chạm đất và người chơi cũng không được chạm chân xuống đất, để người chơi có được cảm giác chòng chành, bập bềnh, như đang phi ngựa trên mây. Đó là ngọ nguậy
– Người chơi dù ngồi trên con ngựa nào, dù ngọ nguậy và xoay tròn vận hành cần cảm nhận được từng vị trí trên vòng xoay mà mình đang ở đó và giai điệu của bài hát đang vận hành vòng xoay. Ví dụ bài hát đó là Merry Go Round of Life của Ghibli (https://www.youtube.com/watch?v=HMGetv40FkI) mà con ngựa của mình đang cưỡi lên là xuân, hay hạ, hay thu, hay đông
===
TÁI ÔNG MẤT NGỰA
“Ngựa Tái Ông/Tái ông mất ngựa” nói về sự xoay vòng của cuộc đời, y như Merry Go Round.
Có người đàn ông tên là Tái Ông có một con ngựa quý tự nhiên biến mất. Những người quen biết đến nhà hỏi thăm, ông nói với họ: “Biết đâu lại là phúc đó”. Quả nhiên, ít hôm sau ngựa quý quay về, lại còn đem theo mấy con ngựa khác về cùng. Người quen đến chúc mừng, ông lại nói: “Biết đâu lại là họa đó”. Con trai ông thấy có nhiều ngựa, suốt ngày mải mê chơi bời đua ngựa, chẳng may ngã ngựa gãy cả chân. Người quen đến chia buồn, ông vẫn ung dung nói: “Biết đâu lại là phúc đó”. Sau đó ít lâu, đất nước có giặc, trai trẻ phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ quay về nữa, riêng con trai ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót. Quả là phúc- họa đó, chẳng đoán định được.
Tái là tái xuất, tái bản, tái lập, tái tạo … Tái cũng là thịt chín tái, chưa chín kỹ, chưa chuyển đổi trạng thái, chưa đi từ sống sang chín, từ sống sang chết, nên vẫn có thể tái sinh được. Tái ông là người luôn giữ được trạng thái Tái này, mà sẽ cho ông một sự cân bằng bập bênh đặc trưng cho Ngọ nguậy.
Tái ông là ông Ngọ Thần, cho nên việc Tái ông có ngựa quý là việc đương nhiên, trong khi việc “Tái ông mất ngựa” lại là việc không thể xảy ra. “Tái ông mất ngựa” là việc mà người ngoài không nhìn được cái mà người trong cuộc luôn thấy, là một sự việc xuyên suốt theo bản chất của nó. “Tái ông mất ngựa” là việc người thường không nhìn được bản chất linh quý, không nhìn được thần thánh giữa đời thường.
Tái ông không bao giờ kết luận sự việc một chiều, kết luận kiểu chộp giật lấy một sự kiện, một trạng thái đơn lẻ rồi cho rằng bản chất xuyên suốt của sự việc mà mình thấy được rồi kết luận cả câu chuyện, như bàn dân thiên hạ. Bởi vì
– Tái ông luôn giữ được sự ngọ nguậy, hay sự cân bằng và minh triết giữa trắng – đen, đúng – sai, phải – trái
– Tái ông luôn ở trạng thái vận hành xuyên suốt không ngừng nghỉ của một sự việc, nếu như nó còn chưa kết thúc. Đó là đoan ngọ
– Tái ông luôn nói về bản chất chính của vấn đề, hay chính ngọ thay vì kết luận may rủi, đúng sai, tốt xấu
Ví dụ khi không nhìn thấy ngựa ở nhà tái ông, người ta sẽ bảo “Tái ông mất ngựa”, nhưng cái cần làm là đi theo vận hành của con ngựa, thì sẽ biết là nó đi đâu. Để biết một sự việc là A hay B, chúng ta phải đi theo sự việc đó, chứ chúng ta không thể đứng yên theo định vị của mình, nhìn vào một nơi chốn cố định mà ở khoảnh khắc cố định nào đó chúng ta đã thoáng thấy sự việc đó, rồi bảo bản chất sự việc đó là A hay B.
Chúng ta thường xuyên nói rằng năm nay sao Quả Tú, Cô Thần, Kế Đô, Thái Bạch, nên năm nay là hạn. Vấn đề là chẳng có ngôi sao nào là hạn hay may. Bởi vì một ngôi sao sẽ luôn vận hành như con ngựa, chứ nó không đứng yên và năm tháng cũng vận hành như con ngựa, chứ chẳng đứng yên.
Ví dụ : Con ngựa tái ông đi mất rồi về với đứa con do nó sinh ra. Sinh con cũng là một dạng là một dạng vân hành dòng máu, vân hành nòi giống, vận hành của mọi giống loài.
Ví dụ : khi thấy con trai tái ông gãy chân, người ta sẽ bảo là hạn, là rủi. Con ngựa của tái ông cũng chính là cái chân, mà là công cụ vận hành. Cho nên, chân gãy rồi lại liền, người ngã rồi lại đứng lên, người không đi kiểu này rồi sẽ đi kiểu khác, quan trọng nhất là còn đi. Người ta bảo người tuổi ngựa là người ngựa vía, người phi như ngựa, nói cách khác là người chân chạy. Cần nhìn theo cách con trai Tái ông đi và vân hành cuộc đời, cũng như các cuộc đời đi và cuộc đời, thì không thể biết thế nào là may rùi.
Tái Ông thực chất là ông thày bói. Bảng đồ tử vi, đặc biệt bản đồ chiêm tinh rõ ràng là một vòng xoay dạng Merry Go Round, và việc chúng ta cần làm là cảm nhận rằng chúng ta đang cưới ngựa, đang ngọ nguậy, trong không gian và thời gian, trong cuộc đời là các nhà chiêm tinh và tử vi, và giữa các chòm sao chiêm tinh hay các sao tử vi.
Nếu chúng ta có tư tưởng xấu tốt, may rủi khi xem chiêm tinh và tử vi, nghĩa là chúng ta đang chửi Tái ông, chửi tử vi và chiêm tinh, tử vi, chiêm tinh là vô nghĩa với chúng ta. Chúng ta không nên làm nghề thày bói mà tốt nhất cũng đừng đi xem bói, vì những ông thày chỉ biết nói may rủi, và càng chẳng nên đi cầu cúng thày đồng, những thằng toàn lừa chúng ta cầu cúng tốn tiến để xin may tránh rủi.
===
THẲNG NHƯ RUỘT NGỰA & TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA
Giả sử chúng ta là hàng xóm của Tái ông. Chúng ta lúc đầu thấy ông này là lão già dở hơi và ngạo mạn. Lão ta rõ ràng mất ngựa, mà lại bảo “Biết đâu lại là phúc đó”. Nhưng dù sao cái lão này cũng có ngựa quý và lại là hàng xóm chẳng gây sự với chúng ta bao giờ, chỉ hay nói mấy câu ngu ngu khó hiểu, nên chúng ta cũng có chút cả nể với cái ông dở hơi này. Thế là chúng ta bắt đầu để ý xem phúc của mất ngựa là cái khỉ gió gì.
Một thời gian sau chúng ta thấy con ngựa tưởng đã mất quay về với đứa con của nó. Chúng ta thấy ông dở hơi này thế mà hay gặp may. Ông ta vớ được con ngựa quý, dù ông ta không biết giữ ngựa, nhưng ngựa của ông ta đi rồi còn biết đường về. Chứ nếu phải ngựa của chúng ta mà đi mất là đi luôn khỏi về. Nói chung mất ngựa cơ bản là rủi ro lớn với chúng ta, là sự vô trách nhiệm lớn của chúng ta, còn sau đó “ngựa mẹ mang ngựa con về” hay “ngựa mẹ bị giết thịt” hay là gì đi chăng nữa, thì rõ ràng đó là một câu chuyện khác. Nghĩa là chuyện này đang rủi chuyển sang may, hoặc có cả rủi và may.
Giả sử chúng ta chả biết Tái ông là ông dở hơi nào, mà chúng ta chỉ đọc câu chuyện này thôi. Chúng ta thấy cái ông Tái ông đúng là dở dở ương ương, tái tái chẳng chín. Tất cả những việc mà ông này làm chỉ là nói mãi một hai câu “Biết đâu đó lạị là hoạ”, “Biết đây đó lại là phúc”. chẳng đúng chẳng sai, mà những cái câu như thế thì chẳng nói cũng được. Một câu truyện hấp dẫn là câu truyện có các nhân vật cưc kỳ, cực kỳ tài năng, cực kỳ xấu xa, hoặc cực kỳ huyền bí, ví dụ công chúa bi bắt cóc bởi con rồng xấu xa và có hoàng tử cứu công chúa. Tái ông là kiểu nhân vật chính chán ngắt, một nhân vật chính chả làm được cái gì gay cấn hay lâm ly, một nhân vật chính chỉ nói hai câu mà chẳng có tác dụng quái gì với các nhân vật khác của câu truyện, một nhân vật chính mà chẳng thay đổi quái gì diễn biến câu truyện, một nhân vật chính có cũng như không.
Tái ông là câu truyện ngụ ngôn chán nhất mà đời chúng ta đã đoc, đọc một lần là nhớ vì quá chán và không bao giờ muốn đọc lại.
Tái ông thưc ra là một người dẫn chuyện mà nằm ngoài câu truyện. Ông ta giả vờ viết truyện của mình nhưng thực ra lại đang chửi đổng mấy thằng hàng xóm, mấy đứa thiên hạ, chuyên nói rủi với may, xấu với tốt.
Tái ông thực ra là một vị quan toà, đặt chúng ta trước vành móng ngựa. Đọc truyện Tái ông mất ngựa giống như nghe toà án kết luận về sự việc mà chúng ta là bị cáo.
– Toà tuyên bố sau khi xem xét xyz, sau khi thẩm vấn xyz, sau khi thảo luân xyz… rằng sự việc chính là A, B, C …
– Toà tuyên bố bị cáo là có tội, là vô tội …
Những tuyên bố về bản chất của sự việc hay của “án” và việc đinh tội bị cáo của toà gọi là chính ngọ, còn bị cáo là con ngọ nguậy trong vành móng ngựa, và chủ phiên toà là người giữ sự xuyên suốt hay tính đoan ngọ cho phiên toà, đồng thời giữ bị cáo đứng chính giữa phòng xử án và vụ xử án, nghĩa là trong vành móng ngựa.
Giả sử chúng ta là người mất ngựa, người con bị gãy chân, người có đất nước bị giặc, tự dưng có một thằng Tái ông, thằng đó bảo
– “Biết đâu lại là phúc đó”
Ngày mai chúng ta lại có ngựa con, con chúng ta lại thoát khỏi cảnh đánh nhau ngoài chiến trường, thằng Tái ông lại xuất hiện và bảo
– “Biết đâu lại là phúc hoạ”
Thế thì chúng ta sẽ có cảm giác như bị ăn tát, như bị cười nhạo, như bị chửi, như bị rủa bởi thằng Tái ông. Thằng Tái ông này nhất đinh phải có thâm thù với chúng ta, nên khi chúng ta gặp họa, nó lại cười cợt bảo đó là phúc, còn khi chúng ta gặp may, thì nó rủa rằng chúng ta sẽ gặp hoạ.
Nặng thì chúng ta bảo thằng Tái ông này là thằng “Đầu trâu mặt ngựa”, còn nhẹ nhàng thì chúng ta gắng gượng bảo thằng Tái ông này là thằng “thằng ruột ngựa”, thằng “thẳng như ngựa”, thằng “thẳng như ruột ngựa”.
Nhưng cơ bản thằng Tái ông này là loại người giời không ai hiểu nổi, và hình như nó cũng chẳng muốn hiểu ai, hoặc thằng Tái ông này là ông Bụt cái gì cũng hiểu nhưng mà “Bụt chùa nhà không thiêng”.
===
MẶT NGỰA LÀ CÁI MẶT GÌ ?
– Đầu trâu mặt ngựa
– Mặt dài như ngựa/Có mặt nào dài hơn mặt ngựa : mặt ngựa dùng để tiếp xúc theo thời gian, chứ không phải theo không gian
Mặt là mặt phẳng tiếp xúc
– Mặt :
– – – Mặt buồn rười rượi.
– – – Mặt sứa gan lim.
– – – Mặt sứa da chì
– – – Mặt hoa da phấn
– – – Ba mặt một lời
– – – Toàn những mặt quen.
– Mặt lớn : – – – Mặt to tai lớn. Tai to, mặt lớn
– Lớn mặt
– Nét mặt :
– Mặt mày : mặt mày sáng sủa
– Mặt mũi
– – – Quá xấu hổ không còn mặt mũi nào mà nhìn ai
– Mặt lưng, mặt bụng, mặt hông
– Mặt hoa : Mặt hoa da phấn (đối xứng với mặt đáy, nơi có huyệt hoa là âm hộ và cúc hoa là hậu môn)
– Mặt lòng bàn chân : lòng bàn chân để tiếp xúc với mặt đất khi đi
– Mặt mu bàn chân
– Chân mặt : chân thuận
– Mặt lòng bàn tay : là mặt bàn tay để cầm nắm
– Mặt mu bàn tay
– Tay mặt : tay thuận (đối xứng là tay trái, tay trụ)
– – – Gia tay mặt, đặt tay trái
– Tay mặt, tay trái
– Thần kinh mặt
– Mặt lá là mặt phẳng quang hợp của cái lá
– Lá mặt: lá mặt là mặt phẳng tiếp xúc, là lòng bàn tay để cầm nắm, là mặt của cái lá đón ánh sáng mặt trời để quang hợp
– – – Hàng có lá mặt, lá trái.
– Bộ mặt, khuôn mặt, bản mặt, bề mặt
– Cái mặt : Cái mặt điêu, cái mặt đáng ghét
– Ra mặt, thay mặt, Đối mặt, giáp mặt, Trở mặt, quay mặt, Làm mặt, lên mặt, Có mặt, vắng mặt
– Đỏ mặt, Đực mặt
– Mất mặt, Giấu mặt,
– Bằng mặt : Bằng mặt không bằng lòng
– Phù mặt
– Sưng mặt : ăn tát cho sưng mặt
– Mặt mỏng, Mặt dầy
– Mặt người
– Mặt thú : giao thiệp đủ mặt người
– Mặt hàng : buôn bán đủ mặt hàng
– Mặt : hình hộp 6 mặt
– Mặt tiền – Mặt bên – Mặt bằng (3 mặt của toà nhà)
– Mặt trên, mặt dưới, Mặt đáy, Mặt mép
– Mặt đường
– Mặt bàn, mặt ghế, Mặt đồng hồ, Mặt kính, Mặt bảng
– Mặt sông, Mặt đất, mặt biển
– Mặt trăng, mặt trời
– Mặt phẳng, Mặt cong, Mặt cầu
– Mặt nhẵn, mặt thô ráp
– Mặt bầu dục, Mặt đinh ốc, Mặt đều, Mặt trụ, Mặt song song, Mặt trực giao, Mặt khai triển, Mặt chéo góc, Mặt vuông góc
– Mặt tứ diện, Mặt đa diện
– Mặt trong, Mặt ngoài, Mặt này, mặt khác, Mặt trái, mặt phải
– Một mặt, mặt khác
– Tiền mặt
– Nước mặt : Tầng nước mặt (đối xứng với tầng nước sâu, tầng nước đáy)
Nhưng “mặt ngựa” là cái gì ?
– Mặt ngựa là mặt trái, mà không ai nhìn thấy, không ai muốn thấy, người ta chỉ toàn nhìn, quen nhìn, thích nhìn và có khả năng nhìn thấy mặt phải —> đầu trâu mặt ngựa
– Mặt ngựa là mặt đường, mà ngựa rong ruổi —> có mặt nào dài hơn mặt ngựa
– – – Ngựa hay chẳng quản đường dài, nước kiệu mới biết tài trai anh. hùng : ngựa hay đi đường dài, trải qua thử thách mới biết
– – – Đường dài mới hay sức ngựa : Chỉ cộng tác, làm việc với nhau lâu ngày mới rõ được năng lực, phẩm chất của nhau.
– Mặt ngựa là mặt thời gian, không phải mặt không gian
– Mặt ngựa là mặt vân hành
===
NGỰA NGỦ ĐỨNG
Ngựa ngủ đứng hoặc ngủ trên ba chân, môt chân co. Có cảm giác cả đời con ngựa không nằm.
Thời điểm duy nhất co ngựa nằm với bốn chân tay thả lỏng giơ lên trời và lưng cong như hình trăng lưỡi liềm là trong bào thai. Con ngựa bào thai ngọ nguậy như được mẹ đưa nôi.
Con ngựa là ngọc thổ, bào thai là kén khí, và con ngựa ngọ nguậy trong bào thai là ngọc trong nước hay ngọc trai. Con ngựa cũng là nhánh cỏ, và bào thai là bầu đất, và là trạng thái này thạch thảo.
Ngọ nguậy là trạng thái con ngựa ngủ, dù ngựa ngủ đứng có thể co một chân, nhưng con ngựa lúc đó y như đang nằm trên cánh võng đưa nôi của các luồng khí đỡ dưới bụng nó.
===
NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ
Ngựa bao giờ cũng chạy theo luồng, theo dòng, từ đầu đến cuối, nên có câu
– Ngựa quen đường cũ
Nếu muốn thay luồng, đổi dòng, nghĩa là phải đổi ngựa hoặc đổi người cưỡi ngựa, nên có câu
– Thay ngựa giữa dòng : Chỉ vào các sự kiện đảo chính, truất phế một nhân vật chủ chốt giữa diễn biến
– Thay ngựa đổi chủ: Câu ngày dùng để chỉ một người rời bỏ một phe phái để đi theo một phe phái khác.
Vì ngựa chạy một luồng, một đường xuyên suốt, nên nó có sự chung thành với người chủ cưỡi nó, nghĩa là người đi cùng luồng với nó
– Ngựa nào gác được hai yên: Một người ta không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn.
Ngựa và chó vì thế là hai con vật rất chí tình với chủ, mà trong sử sách không thiếu các ví dụ nổi tiếng như ngựa của Thích Ca chết theo chủ và những chủ chó đợi chủ, cứu chủ, hy sinh vi chủ
– Khuyển mã chí tình.
– Ra sức khuyển mã.
===
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG
Mã đáo thành công là bức tranh về đàn ngựa, phi trên mây hoặc trên dòng suối xung quanh đầy mây gió, và trong đàn ngựa có một con ngựa quay đầu.
Con ngựa không chạy trên đất mà lướt trên nước và bay trong khí. Hai chân trước và chân sau cùng một bên của con ngựa vận hành song song tạo vận hành của một guồng nước. Đó là lý do các bức tranh “MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG” luôn mô tả đàn ngựa chạy trên nước mây, hay là MÃ MÂY.
Con ngựa quay đầu trong bức tranh này là MÃ ĐÁO, hay ngựa đảo đầu. Con ngựa đảo đầu này có năng lực chân chạy về trước mà đầu lại quay về sau, tạo thành hình cái cây trôi trong nước xiết, với tán cây hướng về thượng nguồn và rễ cây hướng về hạ nguồn.
===
BẠCH MÃ & LONG ĐỖ
Khi bạn đến đền Bạch Mã, bạn có thực sự tin vào Bạch Mã, bạn có thực sự muốn gặp Bạch Mã, và nếu tha thiết muốn gặp bạn sẽ cần làm gì ?
Bạch Mã là con ngựa trắng bằng gỗ ở chính điện của đền Bạch Mã, mà người ta kính cẩn gọi là ngài Bạch Mã. Hãy chắp tại trước tượng ngài xin gặp.
Hầu hết người đến đền Bạch Mã không biết rằng đền Bạch Mã thờ Bạch Mã, mà người ta nghĩ rằng đền này thờ thần Tô Lịch, thần Long Đỗ.
Nếu thần Long Đỗ cưỡi ngựa trắng, con ngựa trắng này sẽ là Bạch Mã, còn thần Long Đỗ là rồng, mà ghép lại sẽ có Bạch Long Mã. Bạch Mã sẽ luôn mang tính âm, còn Long Đỗ mang tính dương, bạch mã là ngựa cái ẩn còn Long Đỗ là rồng dương hiện. Hãy chắp tay xin găp cả hai vị thần Bạch Mã và Long Đỗ.
Nhưng rất nhiều trường hợp Bạch Mã song hành cùng Long Đỗ, Bạch Mã là một với Long Đỗ, và không thể phân biệt được đâu là Long Đỗ và đâu là Bạch Mã. Lúc này Long Đỗ là thần sông Tô Lịch, chuyên về lịch và chu kỳ, còn Bạch Mã không phải con ngựa thông thường mà là con ngựa thời gian.
Một con ngựa Hàng Mã, một con ngựa Vàng Mã sẽ chỉ thực sự hoàn thành sứ mệnh khi nó được đốt đi và đi vào thế giới khác mang theo lời cầu nguyện của người đốt mã. Cho nên có một cách để gặp Bạch Mã là đốt một con Bạch Mã bằng mã và nguyện xin được gặp Bạch Mã qua ngọn lửa này.
Đền Bạch Mã nằm ở phố Mã Mây. Một con ngựa thực sự luôn phi trong các luồng khí thuỷ, mà mây là một ví dụ. Ngựa trong bức tranh ước lệ dường như luôn đang phi qua suối và giữa những đám mây.
Mã thường phải được đốt, gọi là hoá vàng, còn Mã Mây thì phải tung bay trên bầu trời, trên những đám mây, như là con tuần lộc hay những con ngựa kéo cỗ xe lửa của thần mặt trời. Mã Mây ngược với Hàng Mã. Hàng Mã là đồ thực, do người làm, mà lại thành ảo, dành cho người chết, dành cho thánh thần. Mã Mây là con ngựa trên mây, ngựa bằng mây, nó ảo nhưng với ai nhận thức được bản chất vận hành của ngựa, thì con ngựa mây lại thật hơn bất kỳ cái gì trên đời, Mã Mây lại thành linh vật bất tử.
Tương Bạch Mã ở chính điện là ngựa gỗ. Ngựa mã là ngựa giấy. Mã mây là ngựa mây. Còn Bạch Mã đích thực là linh khí đất trời.
===
BẠCH MÃ của TẤT ĐẠT ĐA
Ngựa Kiền Trắc hay Kiền Trắc Mã (tiếng Phạn: Kanthaka) hay còn gọi là ngựa Kiền là con ngựa trắng ưa thích của thái tử gia Tất Đạt Đa (Siddhartha) tức là Phật Thích Ca sau này. Tương truyền rằng, sau khi đưa thái tử gia Siddhartha xuất gia trở về, con ngựa Kanthaka đã quá đau buồn, vỡ tim mà chết.
Kiền Trắc Mã hay Kanthaka còn gọi là Kiền Đức, Càn Trắc, Khiên Đặc, Ca-Tha-Ca.
Chữ “Kiền” nằm trong bộ Kiến, Kiền, Kiện, Kiển, Kiên, Kiễn, và “trắc” có nghĩa đo sâu cạn (quan trắc, trắc nghiệm), liệu lường…
Không chỉ có duy nhất Tất Đạt Đa đi xuất gia bằng ngựa, trong bộ Phật Sử còn ghi lại rất nhiều sự xuất gia của các vị Phật mà ngựa cũng là một trong những phương tiện thường nói đến nhất gồm:
– Phật Maṅgala đi xuất gia bằng ngựa Paṇḍara.
– Phật Sujāta đi xuất gia bằng ngựa Haṃsavaha.
– Phật Atthadassī đi xuất gia bằng ngựa Sudassana.
– Phật Tissa đi xuất gia bằng ngựa Soṇuttara.
Và Đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh trên lưng Bạch Long Mã
===
BẠCH MÃ MAN THIỆN & TỨ LINH
Có một cách khác nữa để gặp Bạch Mã ở đền Bạch Mã là thắp hương và kết nối với Thanh Long và Bạch Hổ, mà đứng hai bên cửa đền.
Thanh Long Bạch Hổ là hai con vật dương trong tứ linh, mà gồm có Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước. Bạch Mã đối xứng được với cả Thanh Long lẫn Bạch Hổ vì Bạch Mã có thể kết hợp và chuyển hoá được thành cả Chu Tước và Huyền Vũ.
Bạch mã đi cùng Thanh Long Bạch Hổ là ngựa tinh thần, ẩn trong hình tướng, ngựa âm thanh ẩn trong vận hành.
Thông thường bạn cần gặp được cả Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước, ở cả 3 trấn là Tây, Nam, Bắc của Thăng Long, rồi khi quay lại trấn Đông, bạn mới có thể gặp được Bạch Mã. Bạch Mã thường chỉ biểu đạt ra trong âm thanh và theo vận hành.
Ở một đền khác mà chúng ta có thể găp được Bạch Mã đi cùng Bạch Hổ và Thanh Long chính là đền Hai Ba Trưng ở Mê Linh.
Bạch Mã ở đây chính là Man Thiện nhân vật chính của dòng Hai Bà Trưng.
Bức phù điêu Bạch Hổ và Thanh Long ở đền Hai Bà Trưng Hạ Lôi là phức tạp nhất trong các phù điêu Thanh Long Bạch Hổ, vì nó mô tả bà Man Thiện với chồng và các con.
Điều phức tạp là ở đây, bà Man Thiện đứng cả tứ linh
– Bạch Hổ : Bạch Hổ Man Thiện được mô tả rất rõ bằng một con hổ cái với các con ở hai bên chính điện của đền này.
– Bạch Mã : Thanh Long đi cùng cả Bạch Hổ cái hiện và Bạch Mã cái ẩn
– Chu Tước luôn đi cùng Bạch Mã, nên chúng ta có Chu Tước Đại Vương ở đền Trình trước khi vào đền chính. Khi có Chu Tước, chúng ta sẽ có Ngựa đỏ và Ngựa trắng, mang trên lưng Chu Tước.
– Huyền Vũ đứng chữ Quy : Bà Man Thiện cả ba hoá thân Bạch Hổ, Bạch Mã, Chu Tước, và bà cũng là Huyền Vũ. Huyền Vũ nữ là nhân vật cực kỳ phức tạp vì vừa là Linh Miêu đen, vừa là Bạch Hạc trắng.
Khi Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước là không gian và cấu trúc, giữ nốt nhạc, giữa tính định, giữ sắc hình, chúng ta sẽ có Bạch Mã là vân hành thời gian, là giai điệu, là tính biến hoá, giữa thanh âm.
===
Bộ tên gốc của chữ Mã có chữ Ma, Mã, Mà, Má, Mả và Mạ. Trong đó
– Ma : người mất chưa siêu thoát, chưa xong quá trình chết, nên chưa chuyển hoá được, ở trạng thái ma
– Mả : khu vực có chôn cất người mất, nhưng không cụ thể như mộ
– Mạ : là cây lúa non
– Mà : liên từ rằng thì là mà
– Má :
– – – 2 bên má,
– – – đại từ nhân xưng gọi mẹ, người mẹ
– – – chó má
– Mã
– – – con ngựa
Bộ tên gốc của Ngọ là Ngọ – Ngó – Ngò – Ngỏ- Ngọ – Ngõ
Bộ tên gốc của Ngựa là Ngựa – Ngứa – Ngừa – Ngưa – Ngửa – Ngữa
– Ngựa :
– – – ngựa (con thú) :
– – – – – – Ngựa cái, ngựa con, ngựa đua, ngựa thi, ngựa nòi, ngựa giống, ngựa chạ, ngựa lai, ngựa thiến, ngựa vằn.
– – – – – – Ngựa phi, ngựa chạy, ngựa hí, ngựa đá, ngựa ăn cỏ,
– – – – – – đuôi ngựa, ngựa chín hồng mao, vó ngựa, móng ngựa, mặt ngựa,
– – – – – – Cưỡi ngựa, chạy ngựa, phi ngựa, ngồi ngựa, quần ngựa, đóng móng ngựa
– – – – – – xe ngựa, dầm ngựa, yên ngựa, móng ngựa, trường đua ngựa.
– – – ngựa : mã lực
– – – ngựa : cái phản gỗ
– – – cái nhảy ngựa, môn thể thao nhảy ngựa
– – – ngựa (đông từ) : (đàn bà) đi lang thang, ko biết đi đâu, lang chạ
– – – ngựa : người đàn bà
– – – chùm đuôi ngựa : bó dây thần kinh tuỷ
– – – con cá ngựa
– Ngứa
– – – ngứa trên da,
– – – mẩn ngứa : ngứa do di ứng, do viêm da, do mụn nhọt
– – – ngứa khi lên da non
– – – ngứa đầu
– – – ngứa mồm, ngứa mắt, ngứa tai,
– – – ngứa hậu môn, ngứa vùng kín
Bộ tên gốc chữ Câu : Câu – Cấu – Cầu – Câu – Cẩu – Cẫu
===
TÍNH CHÍNH NGỌ
– Thẳng ruột ngựa/Thẳng như ruột ngựa : Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng rất dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 25-35cm. Quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải là ở dạ dày. Ngựa không bình phẩm về một vấn đề, mà thường kết luận thẳng vào bản chất chính của vấn đề, nên nhiều khi gây sốc, vì mọi người thường bình luận về cảm xúc của họ hơn là kết luân và vì nhiều người không có được trạng thái chính ngọ của ngọ để có thể kết luận nổi như thế. Ngựa nói thẳng mà không giải thích, nên có người nghe hiểu, có người nghe không hiểu và nhiều người bị chạnh lọng
– “Trước vành móng ngựa/Vành móng ngựa” là biểu tượng của công bằng và công lý, khi bị cáo đứng trước tòa án
===
TÍNH ĐOAN NGỌ
– Mã đáo thành công : bức tranh mã đáo thành công mô tả một đàn ngựa phi cùng nhau như bay về phía trước, với một con ngựa quay đầu lai, con ngựa này là con ngựa đảo đầu, hay con ngựa đáo. Đàn ngựa lúc này vừa có có chạy về phía trước về có tầm nhìn phía sau. Con ngựa quay đầu giống như con ngựa đầu đàn, sẽ giữ nhịp và chuyển nhịp cho cả đàn. Có được con ngựa này trong một đàn ngựa vốn luôn đoàn kết và đồng đẳng không phân biệt cao thấp thì chắc chắn thành công
===
TÍNH ĐỒNG ĐỘI TRONG VẬN HÀNH CỦA NGỰA
– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : Cỏ và ngựa đều rất khí. Ngựa đau khi ăn cỏ, nghĩa là có bị độc khí ngấm vào cỏ, nên cả đàn ngựa sẽ không ăn cỏ này nữa, để không bị độc.
– Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
– Buộc đuôi cho ngựa đá nhau
– Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
– Ngựa lồng cóc cũng lồng: Chỉ sự đua đòi bắt chước một cách lố bịch.
===
– Bắt ngựa đằng đuôi
– Hàm chó vó ngựa
– Mó dái ngựa
===
– Chạy đua một ngựa : Chạy đua thường phải có 2 hoặc nhiều ngưa, nhưng chạy đua một ngựa là chạy đua với chính mình, chay đua để đi hết việc chính, hết sức mệnh mà chỉ mình hiểu. Người tuổi ngựa sẽ hiểu điều này, họ sẽ chấp nhận mọi vất vả khó khăn, phi miệt mài, phi như bay, một mình trên đường, một mình về đích, một khi họ thấy đó là việc cần làm.
– Đơn thương độc mã
– Một mình một ngựa
===
– Chạy như ngựa tế : Ở đền miếu nào cũng có 2 con ngựa, một đỏ và một trắng. Chạy như ngựa tế là chạy như con ngựa mang trên lưng thánh thần. Nếu bạn có nhiều trải nghiệm về các buổi rước lễ, thì sẽ biết rất khó đoán là ngựa này sẽ chạy thế nào.
– Chạy như ngựa vía : Hay đi, đi suốt ngày, ít khi ở nhà hoặc ngồi yên một chỗ (ngựa vía: ngựa làm bằng giấy, dùng trong tang lễ ngày xưa, coi như phương tiện đưa linh hồn người chết lên trời).
– Chạy như bay/Phi nhưa bay : Ngựa phi rất nhanh như chim bay, đồng thời chân ngựa thực sự không chạm đất, mà di chuyển trên các tầng và luồng khí đất. Nếu như gà là xuất sắc trong việc nắm bắt, xác đinh, tố chức và vận dụng các luồng khí đất, thì ngựa là đỉnh cao trong việc hoà nhập vào các luồng khí đất.
– Bạch Mã phi mã
===
– Ngựa hồ qua cửa sổ
– Bạch câu qúa khích
– Ngựa qua cửa sổ
– Bóng câu qua cửa sổ
===
– Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm : Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.
– “Tâm viên bất định, ý mã nan truy” (nghĩa rằng: tâm vượn không định, ý ngựa khó theo).
===
– Ngựa : người đàn bà
– Ngựa : người đàn bà đi hoang
– Có chồng như ngựa có cương : Phụ nữ khi đã có chồng cuộc sống thường đi vào nền nếp, ổn định, không còn tự do như trước nữa.
– Gái không chồng như thuyền không lái, trai không vợ như ngựa không cương : Nam nữ phải có vợ có chồng thì cuộc sống mới ổn định, vững chắc.
– Lông bông như ngựa chạy đường quai
===
– Con dân cầm đòn, con quan cưỡi ngựa : Một quy luật xã hội dưới chế độ phong kiến: dòng dõi quý tộc kế tiếp nhau nắm chức quyền, con nhà bình dân phải sống mãi cảnh nghèo khổ.
– Lên xe xuống ngựa : Sống sung sướng, nhàn nhã và sang trọng.
– Cưỡi ngựa xem hoa : Nhàn nhã, có người khác làm cho, chẳng lo việc gì
– Ngựa xe như nước, áo quần như nêm: Câu này dùng để chỉ việc có nhiều người qua lại.
===
– Cương ngựa ách trâu
– Làm thân trâu ngựa.
– Kiếp trâu ngựa.
– Biếu bò nhận ngựa : Sự trao đổi, biếu tặng tương xứng.
– Bò đất ngựa gỗ : Ngựa có tính mộc và bò có tính đất, cho nên bò đất, ngựa gỗ hoặc là rất xịn hoặc rất đơn điệu, tầm thường, không được việc
===
MẶT NGỰA
– Đầu trâu mặt ngựa
– Mặt dài như ngựa/Có mặt nào dài hơn mặt ngựa : mặt ngựa dùng để tiếp xúc theo thời gian, chứ không phải theo không gian
– Ngựa hay chẳng quản đường dài, nước kiệu mới biết tài trai anh hùng : ngựa hay đi đường dài, trải qua thử thách mới biết
– Đường dài mới hay sức ngựa : Chỉ cộng tác, làm việc với nhau lâu ngày mới rõ được năng lực, phẩm chất của nhau.
===
– Ngựa bất kham : chỉ một người có bản chất là ngựa, có thể chở chủ trên lưng, vì tự nguyện, nhưng suy đến cùng sẽ không để bị cai trị
– Ngựa non háu đá : Trẻ tuổi nhưng kiêu ngạo, hung hăng, hay khiêu khích, ham đối chọi mà không lượng được sức mình.
===
– Chiêu binh luyện mã
– Thiên binh vạn mã
– Chiêu binh mãi mã.
– Da ngựa bọc thây: Câu này thời xưa dùng để nói về người lính đã ngã xuống trên chiến trường.
===
– Được đầu voi, đòi đầu ngựa
– Thiếu voi phải dùng ngựa.
===
– Khuyển mã chí tình.
– Ra sức khuyển mã.
===
– Ngựa hay lắm tật : Người nhiều tài thì cũng có nhiều nhược điểm
– Ngựa chứng là ngựa hay : Không có gì hoàn hảo được
===
ĐƯƠNG NGỰA
– Ngựa quen đường cũ : Ngựa bao giờ cũng chạy theo một cái luồng mà không phải đường mà chúng ta thấy
– Ngựa về ngược.
===
– Voi dày ngựa xé.
– Tứ mã phân thây.
===
NGỰA & CHỦ
– Thay ngựa đổi chủ: Câu này dùng để chỉ một người rời bỏ một phe phái để đi theo một phe phái khác.
– Thay ngựa giữa dòng : Chỉ vào các sự kiện đảo chính, truất phế một nhân vật chủ chốt giữa diễn biến
– Ngựa nào gác được hai yên: Một người ta không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn.
===
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập.
===
Chia sẻ:
Scroll to Top