ĐÈO BÒNG

Loading

ĐÈO BÒNG LÀ GÌ ?

—o—o—o—
BÒNG LÀ GÌ ?
Bòng (danh từ)
– Bòng : quả giống bưởi nhưng to hơn, vàng hơn, chua hơn
– Trọng lực quay của cục đá đè xuống bột trong cối xay đá, đi từ động từ bòng
Bòng (động từ)
– Lượt hết trong bột mới xay ra bằng cách đựng bột lỏng trong bao vải dày (thường là bao đựng bột mì), thắt chặt miệng bao rồi dằn đá
Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon
Tùng rinh tùng rinh
Con đẹp con xinh
Như gà mới nở
Như hoa mai trổ
Như nghé sổ lồng
Như bưởi như bòng
Như cà ra nụ
Con ăn cho bụ
Con bú cho no
Cho mẹ khỏi lo
Cho bà khỏi giận
Con ăn ba bận
Con lớn ba gang
Ra gánh việc làng
Ra lo việc nước
Chém cha đứa đốn cây bòng
Không cho bướm đậu, buộc lòng bướm bay
Đôi tay nâng lấy quả bòng
Tung lên ném xuống giữa dòng nước trong
Sung ngái một lòng
Bưởi bòng một dạ
Ra về lòng lại dặn lòng
Chanh chua chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.
Trèo lên cây bưởi hái bòng
Đưa dao ta gọt xem lòng ngọt chua
Bòng em không ngọt không chua
Tiền trăm bạc núi chưa mua được bòng
ĐÈO LÀ GÌ ?
Đèo (động từ) là dùng phương tiện của mình chở một người hay một vật nặng đi cùng mình
Đèo (danh từ) là một võng núi oằn xuống như cõng sức nặng, và đèo là nơi có rất nhiều luồng đi qua vì muốn đi qua vùng núi thì phải qua đèo
ĐÈO BÒNG LÀ GÌ ?
– Là mua quả bưởi, mua nhầm quả bòng
Mua bưởi bán bòng;
– Là bưởi nhưng bị chiếu “bóng”, nên thành bòng, nói cách khác là tình trạng quà bưởi (hoặc cam), sống dưới bóng quả bòng (hay quít)
Anh đi em có dặn phòng,
Chua cam chớ phụ, ngọt bòng chớ ham
– Là cái bao bột bị dằn đá, cục đá không vào được trong cái bao bột nhưng sức nặng của nó, là bòng vào tác động đến bao bột. Nếu như bóng không có trọng lượng và dường như không tồn tại thì bòng lại rất nặng, rất vững và khó mà thoát được. Đèo bòng vận hành trong môi trường đất nước, hay thổ thuỷ.
BƯỞI ĐÈO BÒNG
Mẹ em khéo đẻ em ra
Đẻ em gốc bưởi cho ta đèo bòng
—o—
Đầu năm ăn quả thanh yên
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng
Vì cam cho quýt phải lòng
Vì em nhan sắc cho lòng anh thương.
—o—
Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
Rủ nhau đi chợ nên duyên đèo bòng
Ngày tư, ngày chín em mong
Buồng cau, con lợn bận lòng anh lo.
ĐÈO BÒNG NGƯỜI ĐÃ CÓ GIA ĐÌNH
Đã thành gia thất thì thôi
Đèo bòng chi lắm tội trời ai mang
—o—
Bậu đừng lên xuống đèo bòng
Chồng con hay được đem lòng nghi nan
—o—
Giếng làng vẫn mạch nước trong
Mặc ai phụ bạc đèo bòng với ai
ĐÈO BÒNG TÌNH YÊU VÔ VỌNG
Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu,
Khi vui nó đậu, khi sầu nó bay.
Tình thâm mong trả nghĩa dày,
Non kia có chắc cội này cho chăng?
Ngày xưa tôi dạy người rằng:
Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi tôi.
Đã đành có chốn thì thôi,
Đèo bòng chi mãi, tội trời ai mang?
Nghe lời người nói tâm can,
Tình càng thảm thiết, dạ càng ngẩn ngơ.
Công tôi đi đợi về chờ,
Sao người ăn nói lững lờ như không.
—o—
CAM CHO QUÍT ĐÈO BÒNG
Vì cam cho quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng anh say
—o—
MẬN MƠ ĐÈO BÒNG CAM
Vườn hoa quả thị má hồng
Mận mơ quấn quýt đèo bòng cho cam
—o—
ĐÈO BÒNG TÌNH CẢM ĐÔI LỨA
Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi
Vật vô tri còn biết đèo bồng đôi lứa, huống chi tôi với nàng
—o—
Mẹ em khéo đẻ em ra
Đẻ em gốc bưởi cho ta đèo bòng
ĐÈO BÒNG
Nực cười cho kẻ đèo bòng
Cóc đòi đi guốc sao xong mà đòi
—o—
Trót đa mang nên mới phải đèo bòng
Đã trót ăn cám phải ngủ cùng lợn con
—o—
Có lòng thì trả ơn lòng
Xa xôi lắm lắm, đèo bòng được nao

ĐÈO BÒNG & BÓNG

Bóng là bản chất phía sau của hiện tượng đèo bòng
– Đèo bòng & Bóng đè : Đèo bòng là tình trạng bóng đè tự nguyện. Đèo bòng tương tự như bóng đè, nhưng người đèo bòng tự nguyện đeo cái bóng vào người, chứ không phải bị cái bóng đè không thoát ra được.
– Đèo bòng & Vong nhập : Đèo bòng cũng tương tự như bị vong nhập, nhưng mà bản chất là bị bóng nhập, vì bóng là thực thể bóng, chứ không phải là người chết, có thân âm như là vong. Rất nhiều hiện tượng được cho là vong nhập, vong theo, vong ám thực chất là hiện tượng bóng.
– Đèo bóng & Hầu bóng : Nhiều người đi vào con đường hầu bóng không hề hầu cái bóng nào cả, mà thật sự ở tình trạng đèo bòng một cái bóng không phải của mình, hoặc bị bóng đè lâu quá rơi vào tình trạng đồng hoá bản thân với cái bóng này.
Các dạng đèo bòng phổ biến
– Đèo bòng đơn – Đèo bòng đa :
– – – Đèo bòng đơn là người dương đèo một bóng
– – – Đèo bòng đa là người dương đèo nhiều bóng
– Đèo bòng cùng gốc hồn – Đèo bòng không cùng gốc hồn
– Đèo bòng đồng giới – Đèo bòng khác giới
– – – Đèo bòng đồng giới (nữ đèo bòng nữ, nam đèo bòng nam) đôi khi được nhận thức là hiện tượng đa nhân cách, tâm thần phân lập, rối loạn lưỡng cực (bi-polar disorder).
– – – – – – Đèo bòng đồng giới hiện : Những trường hợp này thường muốn biến mình thành thần tượng hoặc sống theo thần tượng. Rất nhiều thần tượng được tạo ra nhờ chụp một bóng hay nhiều lên người gốc, và người gốc có chủ động hoặc không có ý thức về việc nhận bóng
– – – – – – Đèo bòng đồng giới ẩn : Những trường hợp này ám ảnh thiếu muốn bổ sung những nhân cách khác cho con người của mình, chủ động nguyện cầu hoặc vô thức nhận bóng vào người, và người gốc nhường quyền điều khiển thân cho bóng
– – – Đèo bòng khác giới : Là người bị bóng một giới tính khác, nên gốc là nam bảo mình là nữ, gốc là nữ bảo mình là nam.
– – – – – – Đèo bòng khác giới hiện : Những trường hợp này thường muốn phẫu thuật chuyển giới để bắt cái hình gốc phải theo cái bóng
– – – – – – Đèo bòng khác giới ẩn : Những trường hợp này là nam trong thân nữ, thích nữ và nữ trong thân nam, thích nam
– Đèo bòng âm hình mùi vị
– – – Đèo bòng âm : Đèo bòng này khó nhận ra nhất, thường được nhận thức như có sự thay đổi tính nết hay đa nhân cách của người gốc
– – – Đèo bòng hình : Là người lấy hình chiếu của bóng là hình chuẩn của mình, nên chán ghét, chối bỏ thân thể gốc, muốn thay thế, chỉnh sửa, phẫu thuật thẩm mỹ thân thể gốc
– – – Đèo bòng mùi : Đèo bòng mùi dẫn đến nhận thức bạn tình, kẻ thù, đồng loại theo mùi của bóng, chứ không phải theo mùi của mình
– – – Đèo bòng vị (đèo bòng biểu tượng) : Cái bóng áp chế một quy chuẩn mang tính biểu tượng về con người hoàn mỹ cần hướng đến cho người gốc, và người gốc này cố gắng đánh bóng mình lên theo cái bóng này, làm con người thật bóng bẩy hơn theo cái bóng này và con người thật lúc này lại thành bóng.
ĐÈO BÒNG TRONG TÌNH YÊU & SINH SẢN
Nỗi nhớ là tương tác giữa người nhớ (chủ thể của nỗi nhớ) và đối tượng của nối nhớ (người được yêu)
– Bóng – Bóng
– Bóng – Hình
– Bóng – Hình/Bóng
– Hình – Bóng
– Hình – Hình
– Hình – Bóng/Hình
– Hình/Bóng – Bóng
– Hình/Bóng – Hình
– Hình/Bóng – Hình/Bóng
Đèo bòng nỗi nhớ :
– Nỗi nhớ dạt dào : Bóng người này đèo bòng bóng người kia, tạo sóng với nhau
– Nỗi nhớ thân thể (quen hơi) : Thân người này đèo bòng thân người kia
– Nỗi nhớ đeo đẳng : Một nỗi nhớ trĩu nặng như đeo đá, vì yêu nên thân đèo bòng bóng của người yêu
– Tương tư : Bóng của người nhớ chạy sang với thân hoặc bóng của người yêu, làm cho người được yêu sẽ bị đèo bòng từ nặng đến nhẹ, còn người tương tư sẽ bị ốm từ nặng đến nhẹ do chỉ còn hình mất bóng của mình.
Đèo bòng thai kỳ : Người mẹ khi mang thai sẽ “đèo bòng” phần bóng của người cha. Bào thai lớn lên trong thân thể người mẹ và bóng của người cha.
Vô sinh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân
– Hình của mẹ bị thiếu hụt, bị sai, bị chập cheng : Vi dụ bị bệnh buồng trứng và tử cung
– Bóng của mẹ bị thiếu hụt, bị sai, bị châp cheng : Mẹ không đủ âm dương
– Bóng và hình của mẹ không cấu trúc và vận hành được với nhau : mẹ vô tính hoặc mẹ đơn tính, thay vì lưỡng tính âm dương nữ
– Hình của cha có vấn đề
– Bóng của cha có vấn đề
– Bóng và hình của cha kết hợp có vấn đề : cha trung tính hoăc cha bội tính, thay vì lưỡng tính âm dương nam
– Kết hợp của cha và mẹ có vấn đề : thiếu, thừa, lệch lạc, chập cheng
Chia sẻ:
Scroll to Top