CỔ TÍCH TẤM CÁM : TẤM CÁM, ÔNG BỤT & BÀ HÀNG NƯỚC LÀ AI ?

Loading

TẤM CÁM LÀ AI ?

 

Mỗi người con gái đều có nhiều tên gọi. Cha mẹ gọi con gái là “cái Bống là cái Bống Bang”, người mẹ một mình vất vả chăm sóc, nuôi nấng và dạy dỗ cô gọi cô là Cám, người yêu gọi em yêu là Tấm.

Tấm Cám là câu chuyện cổ tích quan trọng nhất mà một người con gái cần phải hiểu và cần phải sống theo. Chỉ khi nào hiểu câu chuyện này từ chính cuộc đời mình thì người con gái đó mới thực sự trưởng thành, mới sẵn sàng để làm mẹ, bởi vì Tấm Cám chính là câu chuyện cuộc đời của cô.

Mọi sự sống đều có bản chất là lưỡng nghi âm – dương, bóng – hình.
– Bản chất gốc của tính nữ là bóng là âm,
– Bản chất gốc của tính nam là dương, là hình.
Tấm Cám là lưỡng nghi âm dương của cùng một người con gái
– Nửa âm của lưỡng nghi tính nữ là Tấm, là bóng, giữ vận hành
– Nửa dương của lưỡng nghi tính nữ là Cám, là hình, giữ cấu trúc
Tấm – Cám là lưỡng nghi hồn thân và bóng hình
– Cám là thân thể, đứng hình, giữ cơ thể tế bào, được nuôi bởi máu thổ huyết
– Tấm là hồn vía, đứng bóng, giữ ba hồn chín vía mà được nuôi bởi máu khí huyết
Hình âm dương
—o—o—o—

CHA MẸ CỦA TẤM & CÁM LÀ AI ?

Truyện cổ tích Tấm Cám viết rằng : “Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ đầu, Cám là con vợ kế. Mẹ Tấm đã mất từ hồi Tấm còn bé, cha Tấm đi thêm bước nữa. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng mất. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám”.
Tấm và Cám, cũng như tất cả mọi người trên thế gian này đều được sinh ra, đều có cha có mẹ.
Tấm Cám cũng như chúng ta có 4 cặp cha mẹ
– Cha mẹ xứ sở
– – – Mẹ xứ sở (bóng) : Bị Bà, là lưới xứ sở đỡ quả Thị rụng xuống
– – – Cha xứ sở (bóng) : Ông Bụt
– Cha mẹ hợp tử (dòng máu gốc)
– – – Mẹ trứng (hình) : Bà hàng nước
– – – Cha tinh trùng (hình) : Tứ trụ Đất – Nước – Khí – Lửa tượng trưng bởi bốn chân giường nơi chôn xương cá Bống
– Cha mẹ đẻ (bào thai)
– – – Mẹ mang thai (bóng) : Mẹ Tấm
– – – Bố đẻ (hình) : Bố Tấm, tượng trưng là cây cau soi bóng xuống ao mà Tấm trèo lên hái quả làm giỗ bố
– Cha mẹ nuôi
– – – Mẹ nuôi (hình) : Mẹ Cám
– – – Bố dạy dỗ (bóng) : Bố Cám
Mỗi cấp độ cha mẹ lại có cấp độ con tương ứng
– Cha mẹ xứ sở : Bang (hình)
– Cha mẹ hợp tử (dòng máu gốc) : Bống (bóng)
– Cha mẹ đẻ (bào thai) : Tấm (bóng)
– Cha mẹ nuôi : Cám (hình)
—o—o—o—

ÔNG BỤT LÀ AI ?

Vì ông Bụt là cha xứ sở của Tấm, nên mỗi lần hiện ra ông Bụt đều hỏi Tấm : Vi sao con khóc ?
Ông Bụt cũng là cha xứ sở của Cám vì Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Nhưng vì sao Cám chả bao giờ gặp được ông Bụt ? vì Cám đứng thân hình, nên Cám chỉ biết đến có bản thân mình và Cám quá hình tướng.
Là cha nhưng vì sao lại gọi là ông ? Vì cha xứ sở cao hơn cha thân thể (che đẻ và cha nuôi) một cấp. Cha xứ sở là người cha đầu tiên mà bất kỳ đứa trẻ nào, kể cả những đứa trẻ bị sẩy hay chết ngay lúc sinh vẫn có.
Người Việt có từ “cha ông”. “Cha ông” không phải là ông và cha, cha ông không phải là “cha của ông”, cha ông không phải ông của cha. Cha ông là bao gồm cả cả hai cấp độ cha này.
Chữ rằng: vấn tổ tầm tông
Cháu con nỡ bỏ cha ông sao đành
Trứng rồng lại nở ra rồng
Hạt thông lại nở cây thông rườm rà
Có cha mới sinh ra ta
Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng
Khôn ngoan nhờ ấm cha ông
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm
Ông Bụt là một tiên ông, cho nên người Việt có từ tổ tiên và gia tiên. Ông Bụt cũng là Phật, mà ngày lễ Phật quan trọng nhất là vào tháng tư âm lịch.
Con ơi mẹ bảo con nghe
Tháng tư giỗ Bụt, cúng chè đậu xanh
Con ơi con hãy nhớ ghi
Tháng tư giỗ Bụt thì đi lễ chùa
Cha già là Phật Thích ca,
Mẹ già đích thị Phật bà Quan âm
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lên chùa lễ Phật, đền ơn sinh thành
—o—o—o—

BÀ HÀNG NƯỚC ĐỠ QUẢ THỊ CỦA CÔ TẤM BẰNG BỊ LÀ AI ?

 

Truyện Tấm Cám kể rằng :

“Đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Một bà lão hàng nước ở gần đó một hôm đi qua dưới gốc ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:
– Thị ơi, thị rụng bị bà,
Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn

Bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị.

Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon canh ngọt sẵn sàng thì lấy làm lạ. Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào các khe cửa. Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con.”

Bà bán nước, mà giúp cô Tấm thực hiện được chuyển hoá cuối cùng của mình – tái sinh từ quả thị thành người chẳng phải là bà lão già nua cô đơn bán nước bên đường để kiếm sống, mà là bà Tiên, đối xứng với ông Bụt.

Nếu ông Bụt vừa là cha ông, vừa Tiên, vừa là Phật, thì bà hàng nước cũng vừa là bà mẹ, vừa là Tiên, vừa là Phật.

Truyện Tấm Cám viết “Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. “Bà hàng nước đứng ở cấp cha mẹ dòng máu gốc (trứng và tinh trùng) của Tấm và Cám, dưới cấp cha mẹ xứ sở của ông Bụt, nhưng trên cấp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi của Tấm và Cám, nên được gọi là bà mẹ.

Cái bị mà bà hàng nước giơ ra hứng quả thị không phải là bị thường. Cái bị cũng có huyền thuật y như các phép chuyển hoá biến xương các bống thành các vật quý giá của ông Bụt. Quả thị không rơi vào bị bà và cô Tấm không sống với bà bán nước thì cô không thể nào để khả năng chui ra khỏi quả thị để thành người trở lại.


Thế cái bị bà thần kỳ của bà hàng nước ấy là cái gì ?

Cái bị ấy là một cái lưới hương của xứ sở Khí, đối xứng với lưới tứ trụ của xứ sở Đất đỡ bốn chân giường mà chôn xác Bống của ông Bụt. Ông Bụt đã dùng lưới xứ sở giúp cô Tấm chuyển hoá xương cá Bống thành quần áo, hài, ngựa và yên ngựa, còn bà Hàng nước đã dùng lưới xứ sở để giúp cô Tấm chui ra từ quả thị.


Cái lưới hương có mắt lưới tinh thể nước hình hoa thị cho nên nó đỡ được cả trường hương và quả thị của Tấm. Hương hồn của Tấm được tụ lại trên các mắt lưới hoa thị này, nhờ đó Tấm mới có thể được tái sinh. Chính vì thế lưới bị bà còn có tên là lưới thu hương.

Truyền thống thắp hương trên ban thờ gia tiên và giữ gìn hương hoả tổ tiên đều có nguồn gốc đi từ lưới hương này.

Lưới hương là lưới của xứ sở Khí, một trong bốn xứ sở Đất – Nước – Khí – Lửa của mẹ Trái đất.

Lưới hương vận hành hai chiều : thu hương và toả hương. “Thị ơi, thị rụng bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn” là một mật trú của bà hàng nước, để vận hành lưới hương theo chiều thu hương hồn và tích luỹ vật chất thân thể.

Linh hồn của Tấm, thân thể của Tấm là bóng, giống như phần lớn phụ nữ Việt, cho nên con gái hay bị yếu bóng vía, hồn vía lên mây, hồn siêu phách tán. Trong tên của con gái thường có chữ Thị. Chữ Thị giúp bóng và âm cung của cho người con gái vững hơn, nhờ đó người con gái không quên nguồn cội, quê hương đất nước, trụ vững vào thân thể và vững vàng trong tiếp đất và trong cuộc đời.

PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CỦA TẤM & CÁM

Truyện cổ tích Tấm Cám viết rằng : “Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó, Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.”
Phân công lao động giữa Tấm và Cám như thế là đương nhiên bởi vì Tấm bóng giữ vận hành, còn Cám hình giữ cấu trúc.
– Cuộc sống của bé gái là ăn, ngủ và chơi, để nuôi thân thể Cám lớn lên.
– Vận hành Tấm là hơi thở, là nhịp tim, là tuần hoàn, là ăn uống, là vui chơi, thì cứ liên miên, chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

CHU KỲ TẤM CÁM

Mỗi lần Tấm chết là một lần Tấm tái sinh, chuyển hoá vận hành. Tất cả những lễ cúng mụ cho đến lễ căn năm 12 tuổi đều là các lần Tấm chết đi rồi tái sinh. Ngược lại, Cám chỉ chết khi kết thúc một đại chu kỳ, và lúc này Cám chuyển thành Tấm và Tấm lại hoá thành Cám.
Một chu kỳ vận hành thay thân hình, đổi bóng hồn giữa Tấm và Cám được tính từ Chính Ngọ đến Chính Ngọ với Chính Ngọ là lúc Cám đứng hình và Tấm đứng bóng, còn nửa đêm là lúc Cám đứng bóng, Tấm đứng hình.
Giữa Tấm và Cám luôn xảy ra hai chu kỳ ngược chiều nhau, nghĩa là Chính Ngọ của chu kỳ này là nửa đêm của chu kỳ kia.
Cuộc đời người con gái có rất nhiều chu kỳ Tấm Cám lồng vào nhau.
Một ví dụ là chu kỳ sinh của Tấm & Cám
Trước bắt đầu chuyển dạ
– Cám đứng hình thân và bóng nhau rốn ối : Cám giữ hình hài em bé
– Tấm đứng hình ối và bóng thân rốn nhau : Tấm giữ vận hành dòng máu và nhịp tim thai
Lúc cắt rốn
– Tấm chuyển sang đứng hình thân và bóng nhau, rốn, ối : Có câu “tấm thân” vì thân thể chúng ta sinh ra ở trạng thái tấm
– Cám chuyển sang đứng hình nhau, rốn, ối và bóng thân : Có câu “nát như cám” vì khi em bé tấm thân được sinh rà thì ối bị vỡ, rốn bị cắt, nhau bị bong.
Khi bong nhau
– Cám chuyển về đứng hình thân
– Tấm chuyển về đứng bóng thân mà chuyển hoá từ bao điều bọc thân
– Phần còn lại là Nhau, Rốn và Ối tạo thành kiết giới gọi là “Nơi chôn nhau cắt rốn”
Sau một vòng vận hành, Tấm và Cám lại giữ cấu trúc y như lúc chuyển dạ, hoàn thành một chu kỳ sinh.
—o—o—o—

BỐN HOÁ THÂN CỦA TẤM

Bà hàng nước trong truyện cổ tích Tấm Cám đã giúp cô Tấm chuyển qua bốn hoá thân kể từ khi bị chết khi trèo cây cau rơi xuống ao cho đến khi tái sinh lại thành cô Tấm bước ra từ quả thị, dù bà chỉ ra mặt cụ thể ở lần chuyển hoá cuối cùng.
Bốn hoá thân của tân
– Chim vàng anh
– Cây xoan đào
– Khung cửi
– Quả thị
Mỗi lần chuyển hoá, cô Tấm đều được đỡ bởi một lưới xứ sở của mẹ Trái đất, mỗi cái lưới đều thuộc về một xứ sở riêng, có một tên riêng và được chăng ở một vị trí riêng mà liên quan đến bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau của Tấm khi được mẹ sinh ra
– Chim vàng anh
– – – Xứ sở Nước
– – – Lưới gương trăng (dệt bằng bụi tiên)
– – – Cái ao đỡ Tấm ngã rơi xuống khi chặt cau.
– – – Ối
– Cây xoan đào :
– – – Xứ sở Đất.
– – – Lưới xơ (dệt bằng rễ cây)
– – – Mặt đất đỡ tro xác của chim vàng anh
– – – Nhau
– Khung cửi :
– – – Xứ sở Lửa
– – – Lưới thiết sơn (dệt bằng sợi tinh thể)
– – – Khung cửi
– – – Rốn
– Quả thị
– – – Xứ sở Khí
– – – Lưới bị bà (dệt bằng hương lượng tử)
– – – Cây thị (cây thị tộc là cây dòng máu, cây thị tộc)
– – – Thân
Dưới đây nói cụ thể hơn về bốn lưới xứ sở mà bà Tiên đã dùng để đỡ cho Tấm đi qua bốn lần chuyển hoá sau khi chết đến lúc tái sinh từ quả thị
CHIM VÀNG ANH & CÁI AO
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Tuy sống trong hoàng cung, Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Mẹ con con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng. Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bừng bừng bốc lên. Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm:
– Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo hái lấy một buồng để cúng bố
Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới mụ dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:
– Dì làm gì dưới gốc thế?
– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con
Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết.
Mụ dì ghẻ vội vàng lột áo quần của Tấm cho con mình mặc vào rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Vua nghe nói trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.
Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim vàng anh.”
Cái ao đỡ cô Tấm ngã xuống khi trèo cây cau để sau đó cô Tấm có thể chuyển hoá thành chim vàng anh chính là lưới gương trăng của mẹ xứ sở.
Lưới này làm bằng sợi tơ bạc, làm từ ánh sáng của sao kim và mặt trăng. Lưới này còn được gọi là lưới trăng bạch, lưới bạch kim hoặc lưới gương trăng. Mắt lưới tinh thể của lưới này có hình tinh thể của nước hay bông tuyết
Trong cổ tích Lọ Lem, mà chính là phiên bản phương Tây của cổ tích Tấm Cám, có chi tiết về các bà tiên có cánh đã bùng gậy tiên để tung bụi tiên phủ lên Lọ Lem, con chuột, quả bí ngô, thế là bụi tiên dệt nên bộ váy rất lộng lẫy cho Lọ Lem, bụi tiên biến quả bí ngô thành cỗ xe, bụi tiên biến đàn chuột thành ngựa kéo xe và người đánh xe. Bụi tiên là các hạt tinh thể nước hay tuyết mịn. Lưới do bụi tiên dệt nên cũng chín là lưới gương trăng, cho nên lưới này chỉ có tác dụng trong đêm, dưới ánh trăng và ánh sao kim. Sau 12h đêm, nghĩa bắt đầu vào ngày hôm sau, phép tiên sẽ biến mất.
Lưới này có tính kim nên nó vừa kiến tạo vừa cắt bỏ được.
Cái ao này nối với Ối mà nôi dưỡng bào thai của Tấm từ trong bụng mẹ. Tấm chính là bóng ối, nên Tấm ngã xuống ao thì chỉ là trở về với trạng thái gốc của mình, về với mẹ xứ sở của mình mà thôi, nên Tấm không chết mà được tiếp tục chuyển hoá.
CÂY XOAN ĐÀO & MẶT ĐẤT
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự rồi bay thẳng vào cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:
– Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo
Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm vua chỉ mê mải với chim không tưởng đến Cám. Một hôm, thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh dừng lại trên một cành cây, bảo:
– Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch, tao rạch mặt cho
Đoạn Cám định dọa giết chim vàng anh, chim lại kêu lên lúc Cám định phơi áo:
– Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao
Cám vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, Cám nhân lúc vua đi vắng, bắt chim làm thịt ăn, rồi vứt lông chim ở ngoài vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi, Cám đáp:
– Thiếp có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết thịt ăn mất rồi. Xin bệ hạ minh xét
Vua không nói gì cả. Lông chim vàng anh chôn ở vườn hóa ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.”
Mặt đất đỡ cho cây xoan đào lớn lên từ tro xác chim vàng anh có lưới đất của mẹ của xứ sở. Nếu lưới ao có tính kim thuỷ, thì lưới này có tính mộc đất.
Lưới có tên là địa võng, có câu “Thiên la, địa võng”. Lưới này vừa có tính nâng đỡ, vừa có tính giam cầm.
Lưới nâng đỡ con của mẹ xứ sở và giam cầm kẻ thù xâm phạm.
Lưới này là lưới xơ, được dệt nên từ các sợi xơ, đan vào nhau như rễ cây hay tổ chim.
Lưới này kết nối với bánh nhau mà nuôi dưỡng Tấm khi còn trong bụng mẹ và vẫn nối với bánh nhau khi được chôn xuống đất.
Tro của chim vàng anh rơi vào lưới này như chim về tổ, chim hạt mầm cây gặp mặt đất, chuyển hoá thành cây xoan đào.
KHUNG CỬI & CẢNH CÁO CỦA TẤM VỚI CÁM
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Lông chim vàng anh chôn ở vườn hóa ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.
Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Mẹ nó bảo cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua.
Về đến cung, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:
– Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ
Nhưng khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:
Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.
Thấy vậy con Cám sợ hãi vội về mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó mang tro đã đốt đem đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung”

Để dệt được lưới kim thuỷ hay lưới địa mộc thì đều cần có khung cửi, mà bà hàng nước luôn có rất sẵn. Bà hàng nước cho Tấm mượn một cái khung cửi là chuyện quá đơn giản vì trong thai kỳ không có các lưới này thì cũng chẳng có Tấm và có Cám.
Khung cửi là các đơn vị cấu trúc lưới xứ sở Lửa. Vì làm từ gỗ xoan đào, nên lưới này có tính Mộc hoả thuỷ. Lửa sắt là lửa của máu vì sắt là thành phần của máu, cho nên có từ “máu lửa”. Phần hoả kim của lưới có cấu trúc giống lưới tinh thể Sắt (Fe). Lưới kim hoả này còn có tên Thiết sơn. Lửa sắt là lửa nóng nhất khi các ngôi sao trong vũ trụ bị đốt cháy.
Lưới lửa vừa có tính kết nối, nâng đỡ, dưỡng nuôi, tạo nên cấu trúc nền tảng vừa có tính bảo vệ, ngăn chặn, phong toả và tiêu diệt.
Lưới lửa này chuyên dùng để đốt bóng giả và xử lý các tình trạng núp bóng mà Cám là một ví dụ.
Khi hoá thân thành khung cửi và chim vàng anh, được đỡ bởi hai lưới xứ sở tính kim, Tấm khá là đanh đá, có chính kiến rõ ràng về sở hữu, trật tự, thứ bậc và nhân quả hành, so với các hoá thân làm cây xoan đào và quả thị, mà có tính mộc. Lúc này Tấm thể hiện sự dịu dàng, tính dưỡng nuôi và cảm xúc gắn kết.
Rốn luôn được nối với lưới xứ sở lửa. Ở nơi “chôn nhau cắt rốn”, một người sẽ được hỗ trợ để nối về lưới lửa nhờ rốn và lưới đất nhờ nhau.
Tấm khi được đỡ bởi tấm lưới lửa này không chết mà chuyển hoá tiếp về quả thị.
BỊ BÀ & QUẢ THỊ
Truyện Tấm Cám kể rằng :
“Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó mang tro đã đốt đem đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung.
Đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Một bà lão hàng nước ở gần đó một hôm đi qua dưới gốc ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:
– Thị ơi, thị rụng bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn
Bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.
Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon canh ngọt sẵn sàng thì lấy làm lạ.
Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào các khe cửa. Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng.
Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung. Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền phán hỏi:
– Trầu này ai têm?
– Trầu này con gái già têm, bà lão đáp.
– Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt
Bà lão gọi Tấm ra, Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung.”
Hoá thân cuối cùng của Tấm trước khi tái sinh thành người là quả thị.
Lưới xứ sở này là Bị Bà. Lưới này là lưới hương, khi các luồng hương giao hoà với nhau tạo nên các mắt lưới hoa thị.
Bị bà là của lưới xứ sở Khí.
Lưới này thu hồn, thu hương mà cũng toả hương, phát triển mở rộng các giá trị và ảnh hưởng tinh thần.
Khi thu hương, lưới này có tên là thu hương, bởi vì lưới thu được hương hồn về đan thành các mắt lưới hoa thị. Nhờ hương hồn được thu lại theo các mắt lưới này mà Tấm mới có thể tái sinh trong thân thể.
Lưới hương nối với thân thể, cho nên thân thể mỗi giống loài đều có mùi hương đặc trưng. Qua mùi hương thân thể, một sinh vật có thể nhận ra bạn tình, phân biệt được đồng loại và kẻ thù.
Bốn lưới xứ sở Đất – Nước – Khí – Lửa này kết hợp để kiến tạo, bảo vệ và dưỡng nuôi bào thai Thân – Rốn – Ối – Nhau. Khi được sinh ra, thân thể không thể chỉ sống độc lập ở xứ sở của thân, mà phải kết nối với Rốn Ối Nhau và xứ sở tương ứng. Bà hàng nước và mẹ xứ sở là người đỡ cho Tấm trong các kết nối này. Nhờ vậy mà Tấm có thể tái sinh.
Chia sẻ:
Scroll to Top