HỆ ĐÈN TRĂNG CỦA TRÁI ĐẤT
Ca dao có nhiều bài nổi tiếng về đèn và trăng.
Trăng và đèn là hai đối xứng âm dương
– Đèn vừa là ngọn đèn, vừa là cây đèn, vừa là quầng sáng
– Trăng vừa là bóng đèn, vừa bóng sáng, vừa bóng chiếu
Đừng bao giờ so sánh trăng trên bầu trời, trăng ngoài cửa sổ với ngọn đèn ở trên bàn, ngọn đèn ở trong nhà.
Trăng và đèn chỉ có thể đối xứng âm dương khi nó cùng cấp và cùng hệ
– Nếu ngọn đèn này là ngọn đèn trong ngôi nhà Trái đất, thì trăng này là trăng trên bầu trời
– Nếu ngọn đèn này là ngọn đèn trong ngôi nhà của gia đình cúng ta thì trăng cũng phải trong ngôi nhà gia đình
– Nếu ngọn đèn này trong ngôi nhà thân thể thì trăng cũng phải nằm trong thân thể
– Nếu ngọn đèn này trong ngôi nhà tế bào thì trăng cũng phải nằm trong tế bào
– Nếu ngọn đèn này trong ngôi nhà nguyên tử thì trăng cũng phải nằm trong nguyên tử
Vì mỗi con người là con của mẹ Trái đất, mang hình chiếu, mang hình bóng của mẹ Trái đất, cho nên chúng ta hãy nói về trăng và đèn theo hệ Trái đất.
Hệ Trái đất là một hệ bóng đèn
– Đèn mặt trời đen là cây đèn nằm ở tâm Trái đất : Đây là lửa kim. Lửa kim là lửa điện sinh ra từ lõi sắt từ của Trái đất. Lửa kim là lửa Sắt của thần Thợ Rèn, thần Mặt trời đen, thần Vulcan, thần Đèn theo huyền thuật và thần thoại phương Tây. Dân gian gọi ông Thợ Rèn này là ông Lò Đúc, ông Trăng, ông Diêm Vương. Ông này là Mặt trời đen vì không ai nhìn thấy mặt ông. Trong tượng Đế Thích thiên bốn mặt ông chính là mặt sau.
– Đèn Mặt trời đỏ
– Đèn sao
– Đèn bầu trời mà chứa cả mặt trời đen, mặt trời đỏ và các vì sao
– Cung trăng của chị Hằng Nga trong hệ địa tâm là bóng đèn của Mặt trời đen và bóng chiếu của Mặt trời đỏ và các vì sao
– Thuỷ tinh cung của sao Kim trong hệ địa tâm là bóng đèn của Mặt trời và là bóng chiếu của của Mặt trời đen
– Trái đất trong hệ địa tâm cũng vừa là bóng đèn, vừa là bóng chiếu
Hệ nguyên tử cũng là hệ bóng đèn
– Đèn mặt trời đen là proton
– Đèn mặt trời đỏ là neutron dương
– Đèn sao là photon
– Đèn bầu trời là votron dương
– Sao kim là electron và votron âm
– Mặt trăng là phonon và votron âm
– Trái đất là neutron và votron âm
—o—o—o—
NGÓN TAY CHỈ TRĂNG
Trong hiện tượng chiếu sáng và chiếu bóng, vật được nhìn thấy có thể là
– Bóng của vật được chiếu sáng : Trong hiện tượng chiếu bóng, bóng được nhìn thấy, còn vật được chiếu sáng bị ẩn (bị chiếu xuyên qua)
– Vật được chiếu sáng : Trong hiện tượng chiếu sáng, vật được nhìn thấy là vật được chiếu sáng
– Nguồn sáng – ngọn đèn : Nguồn sáng nói chung không được nhìn thấy trong cả hai hiện tượng trên, nguồn sáng được nhìn thấy khi trở thành vật được chiếu sáng hoặc được chiếu bóng bởi nguồn sáng khác hoặc bởi hiện tượng phản gương.
Ban ngày chúng ta nhìn bằng ánh mặt trời đỏ và bóng trăng, mặt trơi đen. Đây là cái nhìn vào trong chính mình, nhìn vào Trái đất, vào hiện tượng vật chất và sự vật cụ thể.
Ban đêm chúng ta nhìn bằng ánh mặt trời đen, mặt trăng và bóng mặt trời đỏ. Đây là cái nhìn ra bên ngoài, ra vũ trụ, nhìn vào giấc mơ, ước mơ, nhìn người yêu, nhìn người thân, nhìn các giá trị tinh thần.
Trong đêm, chúng ta nhìn được trăng và sao, nhưng trăng và sao không thực sự là nguồn sáng giúp chúng ta nhìn được, mà có một nguồn sáng gốc hơn nằm ở Trái đất là ngọn đèn Mặt trời đen nằm trong bóng đèn Cung trăng. Cái mà chúng ta thực sự nhìn được là hiện tượng chiếu bóng lên cung trăng, chứ không phải là trăng sao đích thực.
Sơ đồ chiêm tinh và tử vi chính là sơ đồ bóng chiếu như vậy.
Tích “Ngón tay chỉ trăng” : Trong một buổi thuyết pháp, một vị đạo sư (có tích nói là Phật, có tích nói là một vị của đạo lão) lấy ngón tay chỉ trăng và hỏi đệ tử có thấy gì không. Người nhìn thấy ngón tay, người nhìn thấy trăng. Vị đạo sư nói rằng “Khi các vị chưa thấy Trăng, thì hãy nhìn theo ngón tay tôi chỉ Trăng để thấy trăng. Khi đã thấy Trăng rồi, thì hãy nhìn theo ánh Trăng, đừng nhìn ngón tay tôi nữa”.
Khi nhìn vào trong chính mình, là nhìn vào ngón tay để hiểu về Trăng, hiểu về Trái đất. Ngược lại, khi chúng ta nhìn Trăng, nhìn Trái đất, để mà quán chiếu chính mình.
Khi nhận thức về bất kỳ đối tượng nào, chúng ta cũng cần giữ lấy một ngọn đèn cùng một vầng trăng đích thực.
Ca dao, tục ngữ chính là những ngón tay chỉ Trăng của các vị thày dân gian, vậy chúng ta hãy cùng nhìn theo ngón tay để thấy Trăng và để tự hỏi bản thân mình rằng
Cái ta tưởng là biết có thực là biết hay Trăng ?
—o—o—o—
CA DAO, TỤC NGỮ VỀ TRĂNG & ĐÈN
Ví dầu đèn tỏ hơn trăng
Trăng soi chín huyện, đèn chong một nhà
Trăng soi chín huyện, đèn chong một nhà : Chín huyện chính là chín vía của nữ, nhà là hào quang của nam.
Có một tên khác cho thể vía kết hợp với thể phách là thể trăng đèn, trong đó
– trăng là cung điện của ông trăng (pproton), mà cũng là trường sóng âm (electron)
– đèn là hào quang/âm cung, hay trường hạt ánh sáng/âm thanh (photon/phonon)
Ca dao có rất nhiều bài về trăng và đèn, mà đều là để mô tả thể năng lượng này hoặc của con người hoặc của Trái đất, vì con người chính là hính chiếu của Trái đất. Chúng ta nhìn vào trong chính mình, ngón tay để hiểu về Trái đất, Trăng và ngược lại, chúng ta nhìn Trăng, nhìn Trái đất, để mà quán chiếu chính mình.
—o—
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây?
—o—
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng cây em ngỡ bóng thuyền anh sang.
—o—
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng nước em ngỡ bóng thuyền anh xuôi.
—o—
Trắng như giấy, giấy còn có cặn
Ngộ như sen, sen lại đóng phèn
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn
Bóng trăng trong một thuở, bóng đèn lờ ngàn năm
—o—
Anh ơi, đừng thấy tóc dài mà phụ tóc ngắn,
Đừng thấy da trắng mà phụ da đen,
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn,
Bóng trăng một thuở, bóng đèn trăm năm.
—o—
Hỡi người con gái má hồng,
Sao cô chẳng kén chút chồng làm vui.
Một mình tựa bóng hôm mai,
Đèn khuya trong bóng lấy ai bạn cùng.
Thuyền quyên sánh với anh hùng,
Yêu nhau xin chớ đãi đùng nhau chi.
—o—
Trời cao hơn trán, đuốc sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển, biển rộng hơn sông
Anh thương em linh láng tràn đồng
Bây giờ em lại kiếm chồng bỏ anh.
—o—
Mướn ông thợ mộc
Đủ đục đủ chàng
Mần một cái thang
Ba mươi sáu tấc
Bắc từ dưới đất
Lên hỏi ông trời
Trời cao hơn trán
Nước sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển
Biển rộng hơn sông
—o—
Trời cao hơn trán
Trăng sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển
Biển rộng hơn sông
Anh đừng thương trước uổng công
Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thương
—o—
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng
Ba cô có hẹn cùng chăng?
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho tro trong ấm ngoài êm
—o—o—o—