1. Đất hương hỏa là gì?
– Hương hoả là từ ghép hương và hoả. Hương liên quan đến quê hương và hương nhang, đèn liên quan đến hương và nến dùng trong thờ cúng.
– Đất hương hỏa là những mảnh đất được dùng qua nhiều thế hệ vào việc thờ cúng. Đất thờ cúng dòng họ, thời gian đầu thường được giao cùng đất ở của người trông coi ban thờ gia tiên và nhà thờ họ. Đất thờ cúng của cộng đồng như đình làng, thời xưa thường được vua ban cùng đất để cộng đồng canh tác, hưởng dụng, với các hoa lợi có được thường dùng vào việc thờ cúng hoặc dành cho người đứng ra trực tiếp coi sóc nơi thờ cúng
– Pháp luật không đưa khái niệm giải thích thế nào là đất hương hỏa nhưng đất hương hoả thường mang tính đồng sở hữu và đồng sử dụng bởi nhiều chủ thể
– đồng sở hữu, đồng sử dụng của các cá nhân thuộc cùng một dòng họ
– đồng sở hữu, đồng sử dụng bởi cộng đồng dân cư
– và trong một số trường hợp là sở hữu nhà nước.
2. Có bao giờ một mảnh đất hương hoả lại thuộc về hai dòng tộc khác nhau hay không ? Xin tham khảo ghi chép một buổi tư vấn về thổ địa của mảnh đất hương hoả.
Gia chủ : Em đang sống ở mảnh đất mà bố mẹ em mua cách đây vài năm, rồi xây nhà và đưa ban thờ về đây. Sau khi bố mẹ em mất, đây là nơi đặt ban thờ bố mẹ, bác em và gia tiên. Em sống ở đây và em chăm sóc luôn việc thờ cúng gia tiên.
Hướng dẫn : Xin gặp thổ địa
Thổ địa cho xem mảnh đất nhà của gia chủ và 1 số nhà xung quanh.
Gia tiên trên mảnh đất này cho biết thêm
– Xưa kia khi chưa có đường như bây giờ, đất chỗ này là nơi ở của một gia đình. Hai vợ chồng có 7 đứa con cả trai, cả gái, 7 đứa này ko ưa nhau từ bé. Bố mẹ muốn các con gắn bó đồng lòng hoà thuận một nhà, nên lúc bọn con cãi nhau, đánh nhau và yêu cầu chia đất rõ ràng để bọn nó xây nhà ở riêng, khỏi cần nhìn mặt nhau, thì bố mẹ không đồng ý. Khi bố mẹ mất đi, 7 đứa con tự chia đất, và đánh nhau kinh hơn vì việc nay.
– Khi bố mẹ mất mà không để lại cho đứa nào, theo truyền thống đất của bố mẹ thành đất của trưởng nam, nhưng tính ông trưởng nam này không muốn như vây, ông cho phép các phép các em chia đất ra. 6 đứa em khi chia đất, có đất riêng và xây nhà riêng để ở. Riêng ông anh cả dù chỉ có một phần đất nhỏ như các em, cảm thấy có trách nhiệm cá nhân với toàn bộ đất đai bố mẹ đã để lại, nên vẫn để mảnh đất của riêng mình thuộc sở hữu chung.
– Anh cả vừa ở trên đất này vừa để nhà mình thành nhà thờ bố mẹ, và đứng ra chăm lo việc thờ bố mẹ trên đất chung này. Ông bảo các em cứ đánh nhau, nhưng mỗi năm ít nhất hoà thuận 1 ngày để cùng nhau làm giỗ bố mẹ. Nhưng chỉ được 10 năm đầu, sau đó không người em nào chiu về ăn cúng giỗ cùng nhau và cùng anh nữa. Buồn chuyện của gia đình, ông anh cả mất sớm.
– Ông anh cả chỉ có một đứa con gái, ông này dạy con gái về việc hương hoả thờ cúng ông bà. Dù về danh nghĩa nhà này chỉ thờ bên nội, nhưng gia tiên nội ngoại nhiều đời đều về đầy đủ.
– Sau khi bố mất, đứa con gái vẫn ở nhà đó và tiếp tục việc thờ cúng. Rồi cô con gái lấy chồng và về ở với nhà chồng. Nhưng cô con gái vẫn giữ bàn thờ gia tiên và thường xuyên quay về nhà cũ mà nay đã thành nhà thờ họ, sở hữu chung để thờ cúng gia tiên.
– Được một thời gian ngắn, các em đến mắng chửi cô con gái của người anh cả là con gái ko có tư cách thờ cúng gia tiên, ko được thừa kế nhà thờ họ.
– Không được vào nhà thờ họ nữa, cô con gái mang bát hương bố mẹ đi về nhà chồng, để tiếp tục thờ cúng. Dù bát hương gia tiên để lại nhà thờ họ, nhưng gia tiên hai họ đều đi về theo với cô con gái này.
– Cô con gái lúc đầu vẫn chạy về nhà cũ của bố để thắp hương gia tiên, nhưng về sau cô cũng cùng chồng con đi xa. Dần dần nhà thờ đó ko ai đến thắp hương, trở nên hoang lạnh.
– Khi anh cả mất, 6 người em còn lại muốn được chia thêm 1 phần 6 cái nhà của ông anh, nên tìm cách đuổi đứa con gái của ông anh đi. Viện cớ nó không có tư cách thờ cúng tổ tiên, họ chỉ cho cháu gái mang theo bát hương bố mẹ, còn bát hương thờ ông bà và gia tiên không được mang theo. Tuy nhiên khi định chia nhà thờ họ thuộc sở hữu chung thành 6 thì chia thế nào cũng không thể ghép vào đất riêng của mỗi người. 6 người em muốn bán mảnh đất sở hữu chung đi để chia tiền cũng không được, vì vướng ban thờ của bố mẹ và gia tiên.
– Khi thêm 3 người trong 6 người em chết, chỉ còn lại 3 con trai, 1 thằng nghĩ rằng hay mình đứng lên nhận thờ cúng gia tiên, thì sẽ danh chính ngôn thuận chiếm được nhà, nhưng cuối cùng thấy phiền phức nên bỏ ý định này.
– Mấy chục năm nhà này vắng lặng không ai ở, không ai dọn, không chia được, không bán được, bát hương không vứt đi được, nhưng cũng không ai thờ cúng. Dần dần, cái nhà thờ thành nhà hoang tranh chấp.
Gia chủ : Cái nhà hoang sau được gia đình em mua, đập đi xây lại. Sở dĩ nhà em mua được mảnh đất tranh chấp này, vì gia đình 6 người em đã quyết đinh vứt bỏ bát hương tổ tiên mà họ cũng chẳng thờ cúng từ lâu, cùng nhau ký giấy bán nhà cho một tên buôn đất, sau khi tên này đi đến từng người trong số họ để dàn xếp việc này cũng như chạy hết thủ tục giấy tờ.
Gia tiên của đất hương hỏa : Dòng họ này truyền đời chỉ giao việc thờ cúng cho 1 người đứng chính. Đến đời người con gái của anh con trai cả, thì việc thờ cúng này trở nên rất yếu vì chỉ duy nhất có cô con gái thực sự thờ cúng tổ tiên và gia tiên nhiều đời cũng chỉ về được bàn thờ của cô con gái này.
Hướng dẫn :
– Đất này là đất hương hoả. Ông thổ địa nói rằng đất hương hoả này mà mất thì chi họ này cũng mất, nên ông phải giữ đất này. Tuy nhiên, đất hương hoả mà không có việc thờ cúng trên đó thì vô tác dụng, thậm chí có thể bị cướp phá hay trấn yểm. Chi họ này tuy không tuyệt diệt nhanh như khi mất đất hương hoả, sớm hay muộn cũng sẽ lụi tàn. Việc gia đình gia chủ mua được đất hương hoả tranh chấp của chi họ khác dễ dàng và thuận lợi trong việc xây dựng và chuyển ban thờ gia đình để tiếp tục việc thờ cúng ở đây sẽ giúp mạch hương hỏa được khôi phục
– Nhận định cá nhân của tôi là hai gia đình này nhiều đời trước phải chung một gốc, nghĩa là họ phải là những người họ hàng xa. Kiểm tra thì thấy nhận định này hoàn toàn chính xác.
Điều này cho thấy, chi họ bán đất hương hoả và không thờ cúng tổ tiên kia dù sẽ dần dần suy diệt nhưng sẽ tích hợp được vào
– dòng họ của chính mình, chi khác, cụ thể là chi họ bên mua đất hương hoả
– dòng họ bên chồng của người con gái cuối cùng của chi họ suy mà thực hiện việc thờ tự.
Cây dòng họ của gia chủ mà có nhánh suy với 7 anh em kia có tình trạng chung là
– Đời nào đất hương hoả giao cho con gái, dù bản chất kết nối dòng họ của người con gái này vẫn tốt, nhưng người trong họ không thường không tôn trọng việc thờ cúng của con gái nên họ không hướng về người con gái này.
– Nếu cả họ cùng đoàn kết trong việc thờ cúng thì ban thờ và bát hương gia tiên sẽ mạnh hơn, những người đang sống cũng mạnh hơn.
– Các đời truyền việc thờ cúng cho con gái thường có năng lương sẽ yếu hơn, không phải vì người con gái này không đủ năng lực mà vì người con gái này thường không nhân được sự tôn trọng và hợp tác của người trong họ.
– Nên các đời mà một con gái đứng việc thờ cúng dòng họ, thì đó thường là đời chuyển đổi rất lớn. Dòng họ dễ bị suy, bị tách, bị nhập, thậm chí đến mức tự tuyệt diệt như trường hợp trên.
Hướng dẫn : Đời này em không những là con gái mà còn là con út, cho nên em sẽ gặp nhiều thách thức trong việc gánh vác cây dòng họ so với một người con trai.
Gia chủ : Trong các nghi lễ với gia tiên, thày làm lễ đã cố gắng gieo âm dương rất nhiều lần để chọn một người khác thay cho em đứng ra làm chủ lễ, mà không được. Lúc đó em nghĩ rằng đây chỉ là sự trùng hợp vô tình, nhưng giờ em đã hiểu rằng gia tiên đã lựa chọn em.
3.
Một chi họ cũng như bất kỳ cái gì có sinh và có diệt. Những người con của chi họ bị tuyệt diệt kia đã nhân được cái mà họ đáng được nhận – một bài học về lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình mà cũng là một bài học về tiến hoá. Không ai làm gì họ mà tự họ đã chọn lấy sự kết thúc cho chính mình.
Một cái cây trong quá trình phát triển phải tự xử lý cành sâu rễ mục của nó. Một cây dòng họ, một cây giống nòi cũng như vậy.