Vị đắng, mà mang tính tính mộc hoả đối xứng với vị ngọt mà mang tính kim thuỷ. Trong âm dương ngũ hành
– Mộc sinh Hoả và Kim sinh Thuỷ
– Kim khắc Mộc và Thuỷ khắc Hoả
Trong vị đắng chúng ta co thắt lại, những quả vị đắng nói chung nhỏ gọn, còn trong vị ngọt chúng ta tan chảy ra và những quả vị ngọt thường mọng nước.
Đồ ăn cháy có vị đắng, đắng là vị của lửa truyền vào vị thức ăn còn nước để nấu nướng và sử dụng gọi là nước ngọt và vị ngọt gốc của thức ăn là ngọt nước.
Vị đắng như cay đắng, mặn đắng, chát đắng đều có tính dương, nên phụ nữ có tính âm thuỷ, thường sợ vị đắng hơn đàn ông, mà có tính hoả.
Khi gặp vị đắng chúng ta phải uống nước vào cho trung hoà vị đắng, vị càng đắng thì càng cần nhiều nước để cân bằng, khi uống nước đắng thì chúng ta ăn bánh ngọt, những sự kết hợp như vậy sẽ tạo nên sự chuyển hoá và cân bằng vị.
VỊ ĐẮNG & VỊ NGỌT
Đắng trước ngọt sau
—o—
Cây đắng sanh trái ngọt
Bông thơm vàng vọt cũng thơm
Chừng nào anh được cá quên nơm, em hãy buồn
—o—
Ngậm bồ hòn làm ngọt
Người ta nói đắng như bồ hòn, cho nên ngậm bồ hòn làm ngọt, là trong miệng thấy đắng nhưng ngoài mặt thì phải tỏ ra là ngọt.
—o—
Canh ngọt chê đắng,
Cơm trắng chê hôi
Đắng là vị lửa, cho nên chê canh ngọt đắng là cố tình chê ngược, tương tự cơm trắng thì thơm, mà chê hội cũng là cố tình chê ngược
—o—
Chừng nào ớt ngọt như đường
Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương
Ớt có vị cay, cay cũng là vi của hoả khí kim, trong khi ngọt là vị của nước.
Khổ qua có vị đắng, cũng là hoả khí nhưng mang tính mộc. Khổ và khó đi cùng gốc là khô, nghĩa là thiếu nước.
Khổ qua hết đắng thì không còn gọi là khổ qua nữa. Thương là cái gốc của đạo cang thường, đạo càng thường hết thường thì chẳng còn gọi là đạo cang thường nữa.
—o—
Đắng khổ qua, chua là chanh giấy
Dầu ngọt cho mấy cũng tiếng cam sành
Giặc Lang Sa đánh tới châu thành
Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ em
—o—
Chiều chiều ra đứng sau hè
Nhìn cây khế ngọt mà nghe đắng lòng
Khế ngọt là vị vật chất, đắng lòng là vị tinh thần.
—o—
CAY ĐẮNG & NGỌT BÙI
Một thuyền một bến một dây
Ngọt bùi ta hưởng đắng cay chịu cùng
—o—
CAY ĐẮNG & NGỌT NGON
Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon
Vị đắng là vỏ cam quýt bưởi bòng, vị ngọt là lòng vỏ cam quýt bưởi bòng
—o—
Yến sào Hòn Nội,
Vịt lội Ninh Hòa,
Tôm hùm Bình Ba,
Nai khô Diên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sò huyết Thủy Triều
Đời anh cay đắng đã nhiều
Về đây ngon ngọt sớm chiều với em.
—o—
Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt
Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu
Mẹ chồng cay đắng đủ điều
Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui
Trong bài ca dao trên, những thứ có vị ngọt cay là : canh vợ nấu thêm ớt rắc tiêu, chồng chiều, và những thứ có vị đắng cay là mẹ chồng ghét và mẹ chồng đủ điều
—o—
CAY ĐẮNG & NGỌT NGÀO
Đắng cay cũng thể ruột rà
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng
—o—0—o—
VỊ CỦA MẬT : ĐĂNG & NGOT
Mật là một thức vừa bí mật, vừa tuyệt mật vì nó có 2 vị trái ngược là đắng và ngọt, các loại mật thú thì đều đắng, trong khi mật ong lại siêu ngọt, nhưng đều được gọi là mật cả
Đắng như mật cá mè
—o—
Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Thuốc kia cay đắng thì người không ưa
Mật có vị ngọt, nhưng trải nghiệm sa bẫy mật có vị đắng, thuốc có vị đắng, những trải nghiệm khỏi bệnh có vị ngọt.
Mật ngọt mà rót thau đồng
Miệng thì đằm thắm, nhưng lòng thờ ơ
Đôi ta như thể bàn cờ
Mỗi người mỗi nước, nên ngờ cho nhau
—o—
Mật ngọt rót xuống thau đồng
Những lời anh nói cho lòng em say
Một trâu anh sắm đôi cày
Một chàng đôi thiếp có ngày oan gia
Chàng ôi chàng cho em ra
Nhẽ đâu một ổ đôi gà ấp chung.
Lời nói dụ dỗ của chàng trai có tính đường mật nhưng đây là mật giả, vì mật ong có tính mộc, còn mật đỏ thau đồng có tính kim, trải nghiệm ngờ vực và lấy chung chồng là trải nghiệm đắng.
—o—
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà
Lời nói dụ dỗ và dối lừa thì phải ngọt, vì ai cũng thích ngọt, còn thuốc hay sự thật muốn chữa được bệnh thì lại phải đắng.
—o—
Ai lên Tuyên Hóa quê miềng,
Chè xanh mật ngọt thắm tình nước non
Chè xanh thì đắng chát, mật hay các loại bánh dùng chung với chè thì ngọt, hai vị này vì thế kết hợp lại
Sôcôla, càfe sữa hay uống trà với chè lam cũng là sự kết hợp vị đắng với vị ngọt như vậy.
—o—